Nguyên nhân giá bán các mặt hàng thường kết thúc bằng số 9,99

Nếu để ý bạn sẽ thấy ở các quầy bán hàng giá niêm yết thường kết thúc bằng số 9,99... Chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc tại sao lại như vậy.

Khi tới mua sắm tại siêu thị, chúng ta sẽ nhìn thấy các bảng giá niêm yết được treo sẵn trên các quầy hàng. Điều hay nhận thấy là giá bán thường kết thúc với số 99. Ví dụ như táo có giá bán 99.900 đồng/kg, rau 9.000 đồng/lạng, hay giảm giá bánh kẹo 199.000 đồng/hộp, giá quần áo 499.000 đồng/bộ.

Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở trên thế giới khi bước chân vào siêu thị mua hàng người tiêu dùng cũng không khó để bắt gặp con số này. Nó có thể là 19 USD, 19,99 USD, 199 USD hay 199,99 USD... 

Vậy bạn có từng thắc mắc vì sao họ lại sử dụng những con số này. Tiếc gì không thêm 1 USD hay 1.000 đồng nữa cho chẵn. Và ẩn sau điều đó là ý nghĩa gì?

Theo chuyên gia kinh tế Lee E. Hibbett nhận định: Người tiêu dùng thường chú ý giá của sản phẩm mà mình mua nhưng ít người chú ý đến con số 99 ở tận cùng. Và vì vậy người bán hàng thường chọn mức giá thấp hơn 1 đồng. Ví dụ với giá 99.900 đồng nếu đọc từ trái qua phải, chữ số đầu tiên sẽ gây ấn tượng nhiều với khách hàng. Cho nên người dùng thường chọn sản phẩm 99.900 đồng hơn là các sản phẩm bán giá 100.000 đồng dù chẳng khác gì nhau về chất lượng, đơn giản có thể nhìn thấy số 99 sẽ thấp hơn số 100.

Nguyen nhan gia ban cac mat hang thuong ket thuc bang so 9,99

Ảnh minh họa.

Đồng quan điểm với chuyên gia này, nhà phân tích người tiêu dùng Julie Ramhold cho rằng cách niêm yết giá có kết thúc kiểu 99.900, 199.000, 299.000 đồng là kiểu định giá tâm lý. Khi đọc từ trái sang phải, ít chú ý đến phần số dài phía sau mà số đầu tiên sẽ nổi bật với khách.

Ai cũng hiểu 199.000 đồng cũng tương tự như 200.000 đồng nhưng niêm yết 199.000 đồng cho khách suy nghĩ mức giá trong khoảng rẻ hơn. Chuyên gia tiếp thị Đại học Birmingham Subimal Chatterjee cho rằng, người tiêu dùng không muốn chi tiêu quá mức, vì vậy dù một xu ít hơn cũng có thể tạo ra sự khác biệt về tâm lý tiêu dùng.

Còn tạp chí Harvard Business Review cho hay, số 99 ở cuối dãy số niêm yết giá rất quan trọng. Người tiêu dùng cho rằng mua được sản phẩm mới mức giá thấp nhất, và tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ khi mua mặt hàng có số kết thúc là ...99.

Theo các chuyên gia, những sản phẩm có giá kết thúc là 9, 99, 99 không chỉ giảm giá mà nếu tăng giá thì người bán cũng thích chọn các mức giá có số 9.

Những sản phẩm có giá kết thúc là 9, 99, 99 xuất hiện nhiều vào những đợt giảm giá lớn. Chuyên gia tiếp thị Eric Anderson, Đại học Northwestern cho hay, không chỉ giảm giá mà nếu tăng giá thì người bán cũng thích chọn các mức giá có số 9. 

Nguyen nhan gia ban cac mat hang thuong ket thuc bang so 9,99-Hinh-2

Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu từ năm 2003 cho thấy, một công ty bán hàng đã thay đổi giá hàng hóa nhiều lần, sau đó nhận thấy giá váy có tận cùng là 9 sẽ bán chạy hơn những sản phẩm váy có tận cùng là 4. Dường như khách hàng thích số 9 hơn số 4.

Đặt số 9 bên cạnh các số khác còn khiến cho tăng sự chênh lệch khoảng cách các số. Cho nên, người mua sẽ cảm nhận các số còn lại nhỏ hơn, ít chú ý đến phần số 9 ở cuối.

Trên thế giới có cách niêm yết 4,99 USD, 5,99 USD, 9,99 USD... còn ở Việt Nam người ta niêm yết cũng có số 99 trong mức giá ví dụ như 199.000 đồng, 499.000 đồng, 999.000 đồng.

Bộ Công Thương thông qua khung giá bán buôn điện mới

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định phê duyệt khung giá bán buôn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho các tổng công ty điện lực năm 2018.

 
Theo đó, mức giá bán buôn điện của EVN dành cho Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc tối thiểu 1.185 đồng/kWh và tối đa là 1.255 đồng/kWh; với Tổng Công ty Điện lực Miền Nam từ 1.389 – 1.433 đồng/kWh; với Tổng Công ty Điện lực Miền Trung từ 1.183 – 1.282 đồng/kWh.
Với hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM, giá bán buôn điện được thông qua khá cao. Cụ thể, mức giá bán cho Tổng Công ty Điện lực Hà Nội là 1.437 – 1.516 đồng/kWh và với Tổng Công ty Điện lực TP HCM là 1.593 - 1.658 đồng/kWh.
Căn cứ vào khung giá này, EVN quyết định giá bán điện cụ thể cho từng đơn vị không thấp hơn mức giá tối thiểu và không cao hơn mức giá tối đa.
Khung giá bán buôn điện của EVN.
Khung giá bán buôn điện của EVN. 
Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh khung giá bán buôn điện bình quân phù hợp với biến động chi phí sản xuất - kinh doanh điện, chi phí mua điện từ thị trường, doanh thu và lợi nhuận định mức của các tổng công ty điện lực, EVN có trách nhiệm tính toán, báo cáo Bộ Công Thương xem xét và quyết định.

Vì sao iPhone 11 giảm 50 USD so với iPhone XR?

(Kiến Thức) - Giới phân tích dự đoán việc Apple giảm giá bán iPhone 11 có thể sẽ giúp "Táo khuyết" lặp lại doanh số bán iPhone kỷ lục hơn 231 triệu chiếc hồi năm 2015.
 

Apple đã ra mắt thế hệ iPhone 2019 mới trong sự kiện rạng sáng ngày 11/9 với một số cải tiến công nghệ, đồng thời giá bán cũng có sự biến động. Theo đó, giá bán iPhone 11 niêm yết là 699 USD, giảm 50 USD so với iPhone XR năm 2018.
Việc Apple giảm giá bán gây bất ngờ cho nhiều người vì sản phẩm của “Táo khuyết” thường nằm trong phân khúc cao cấp.
Vi sao iPhone 11 giam 50 USD so voi iPhone XR?
 CEO Apple Tim Cook thuyết trình ra mắt chiếc iPhone 11 mới. Ảnh: Getty Images.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.