Nguyên do gây huyết áp lúc tăng lúc giảm

(Kiến Thức) - Có nhiều tác nhân ảnh hưởng tới con số huyết áp: Nội tiết, trương lực thần kinh giao cảm, phó giao cảm, điện giải và các tác nhân đó thay đổi làm huyết áp thay đổi theo. 

Nguyên do gây huyết áp lúc tăng lúc giảm
Hỏi: Tôi 76 tuổi. Cách đây 5 năm tôi bị lên cơn tăng huyết áp và phải vào Bệnh viện Hữu Nghị điều trị 2 tuần. Từ đó, theo hướng dẫn của bác sĩ, hằng ngày tôi uống thuốc hạ áp và kiểm tra huyết áp. Nhưng gần đây huyết áp của tôi lúc tăng 140/75, lúc lại tụt xuống 97/65, và nhịp tim thường từ 90 - 95. Đi làm điện tim thì kết quả bình thường. Xin hỏi, huyết áp lúc tăng lúc giảm như vậy thì tôi có nên tiếp tục uống thuốc hạ áp (Amlodipin) nữa không? Hoặc cách xử trí thế nào? - Thanh Lịch (16 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
 
GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam: Trường hợp của ông, có lúc huyết áp 140/75, có lúc 97/65, nhưng nếu ghi số huyết áp trong 24 giờ, gọi là theo phương pháp Holter, ta có thể còn thấy nhiều thay đổi nữa. Dù thế nào đi nữa, ông vẫn là người mắc bệnh tăng huyết áp. 
Có nhiều tác nhân ảnh hưởng tới con số huyết áp: Nội tiết, trương lực thần kinh giao cảm, phó giao cảm, điện giải và các tác nhân đó thay đổi làm huyết áp thay đổi theo. Ông nên kiểm tra kỹ về hóa sinh, về động mạch vành với chẩn đoán hình ảnh như MSCT để có thể biết được nguyên nhân của những thay đổi đó. Về thuốc Amlodipin: Chỉ dùng khi huyết áp tăng cao từ 140mmHg trở lên. Và theo khuyến cáo của nhiều nơi, người ta thấy nhiều khi phải dùng từ 2 thứ thuốc trở lên mới đạt được con số huyết áp mình mong muốn, gọi là huyết áp mục tiêu. 
Riêng đối với trường hợp của ông, nếu huyết áp tăng cao từ 140mmHg trở lên (huyết áp tâm thu, còn gọi là huyết áp tối đa) thì vẫn uống Amlodipin, nhưng nên đến bác sĩ chuyên khoa khám để quyết định cho bao nhiêu loại thuốc ngoài Amlodipin, hoặc có khi phải thay đổi cả Amlodipin nữa, nhất là nên biết mình có bị bệnh gì khác nữa về tim mạch hay không. 

Huyết áp thấp có dễ bị bệnh tim?

Huyết áp thấp có dễ bị bệnh tim?
Hỏi: Năm nay tôi 33 tuổi. Trước đây, huyết áp của tôi rất tốt, thường 120/80 nhưng khoảng 1 năm trở lại đây, tôi bị huyết áp thấp, chỉ 85/64. Xin hỏi, huyết áp thấp có nguy cơ gì đến bệnh tim mạch không? Tôi nên làm gì để cải thiện việc huyết áp thấp? - Bích Hồng (Đồng Hới, Quảng Bình).

 
GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam trả lời: Nếu trước đây huyết áp của bạn thường 120/80 và bây giờ chỉ 85/64 thì có thể bạn ở trong tình trạng huyết áp thấp. Theo kinh nghiệm của các nhà lâm sàng, nên đo huyết áp khoảng 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1 phút, rồi lấy trung bình cộng cho các đại lượng tâm thu và tâm trương, và huyết áp kế điện tử loại buộc băng cuốn ở cánh tay ít sai số hơn là loại buộc vòng qua cổ tay.

Nếu huyết áp thấp nhưng bạn hoàn toàn không cảm thấy khó chịu như hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi dậy, hoặc từ ngồi sang đứng thì bạn không cần lo lắng. Nhưng nếu có cảm giác đó thì bạn nên đi khám sức khoẻ.

Có nhiều nguyên nhân làm huyết áp bị hạ gồm: Có thai vào những tháng cuối thai kỳ, máu dồn về bụng, về thai nhi nhiều, mắc một bệnh phải nằm lâu. Người trung niên, người cao tuổi, tổn thương động mạch vành cũng có thể làm hạ huyết áp. Trong bệnh tiêu chảy khiến mất nhiều nước, nôn nhiều, huyết áp có thể hạ. Và một số bệnh nội tiết như lao tuyến thượng thận, huyết áp cũng thường thấp. Người bị huyết áp thấp da thường sạm đen, người mỏi mệt.

TIN LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIỀU

Tụt huyết áp khi nằm, suýt mất mạng

(Kiến Thức) - Đang ngồi làm việc thì thấy người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chị Thảo không làm được nữa, lên giường nằm. Một lúc sau, mẹ chị lên thì thấy chị ngất xỉu...

Tụt huyết áp khi nằm, suýt mất mạng
Vừa qua, chị Nguyễn Thị Thảo (Hà Nội) được một trận "hú vía". Chị Thảo mới biết mình bị huyết áp thấp, đang ngồi làm việc thì thấy người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Không làm được nữa, chị lên giường nằm. Một lúc sau, mẹ chị lên thì thấy chị ngất xỉu, vội sang gọi thầy thuốc Đông y gần nhà đến sơ cứu... May mắn chị đã qua cơn nguy hiểm.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Những cô nàng ham dao kéo gọt cằm nhọn hoắt

(Kiến Thức) - Những cô gái này được ví với người ngoài hành tinh hoặc yêu quái với chiếc cằm nhọn hoắt do tác động dao kéo.

Những cô nàng ham dao kéo gọt cằm nhọn hoắt
Dina Leopard là một blogger, người mẫu Trung Quốc. Cô đã trở thành chủ đề bàn tán của công đồng mạng khi sở hữu gương mặt nhọn hoắt do phẫu thuật thẩm mỹ. Chạy theo trào lưu “mắt to, cằm nhọn”, Dina đã phẫu thuật thẩm mỹ để có được gương mặt mơ ước.
Dina Leopard là một blogger, người mẫu Trung Quốc. Cô đã trở thành chủ đề bàn tán của công đồng mạng khi sở hữu gương mặt nhọn hoắt do phẫu thuật thẩm mỹ. Chạy theo trào lưu “mắt to, cằm nhọn”, Dina đã phẫu thuật thẩm mỹ để có được gương mặt mơ ước.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.