Nguy kịch vì úp bát nóng lên bụng chữa ung thư máu

Chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian lấy thuốc đắp vào bụng và dùng bát nóng úp lên, nam thanh niên 20 tuổi (Bát Xát, Lào Cai) phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 30/9, BSCKI Nguyễn Văn Quân, Phụ trách bộ phận Ngoại ung bướu, Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai) cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân T.M.T (20 tuổi, ở Bát Xát, Lào Cai) trong tình trạng mũi chảy nhiều máu tươi, da bụng phỏng nhiều nước, tổn thương nặng.
Theo thông tin người nhà cho biết, vào hồi tháng 8, nam bệnh nhân đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương (Hà Nội) khám và được kết luận bị ung thư máu.
Tuy nhiên, thay vì điều trị tại bệnh viện, nam bệnh nhân về quê chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian bằng cách bôi và đắp thuốc lên bụng, sau đó úp bát có hơi nóng (giống giác hơi) để chữa bệnh, kèm theo đó là tiêm thuốc không rõ nguồn gốc.
Nguy kich vi up bat nong len bung chua ung thu mau
Úp bát nóng lên bụng chữa ung thư máu, nam thanh niên nguy kịch. Ảnh baogiaothong 
Sau khi điều trị tại nhà, nam bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những tổn thương dạng bỏng hơi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày, có dấu hiệu chảy máu mũi từng đợt, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức bụng… nên gia đình đưa vào bệnh viện.
Bác sĩ Quân cho biết các xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân ở trong tình trạng nguy hiểm, nhất là chỉ số tiểu cầu và bạch cầu.
Hiện tại, bệnh nhân vẫn đang điều trị triệu chứng các tổn thương ngoài da, cầm máu mũi, chăm sóc dinh dưỡng, do tình trạng nặng nên tiên lượng tử vong cao.
Theo bác sĩ Quân, thói quen tự ý điều trị hoặc điều trị theo phương pháp phản khoa học rất nguy hiểm. Đặc biệt, những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư, thận… sức đề kháng, miễn dịch đã suy giảm chữa bệnh theo bài thuốc truyền miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.
"Với bệnh nhân trên, nếu tuân thủ điều trị, bệnh có thể sẽ không tiến triển nặng, kéo dài được thời gian sống. Tuy nhiên, khi tự chữa, ngoài có thêm các tổn thương ngoài da, bệnh ung thư máu sẽ nặng nề", bác sĩ cho hay.
Bác sĩ khuyến cáo, người dân khi phát hiện ra bệnh hoặc biểu hiện bất thường trên cơ thể, hãy đến các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo để thăm khám. Khi được chẩn đoán bệnh, cần phải điều trị kịp thời, tuyệt đối không chữa theo mẹo, kinh nghiệm dân gian hay bài thuốc gia truyền chưa được kiểm chứng.
Theo Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, ung thư máu cấp tính hay còn gọi là Lơ-xê-mi cấp. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh nhanh chóng các tế bào non ác tính (tế bào blast) trong tủy xương, lan tràn ra máu ngoại vi và tích lũy trong các cơ quan khác.
Những tế bào bất thường này không thể chống lại nhiễm trùng và làm suy yếu khả năng tạo ra các tế bào hồng cầu và tiểu cầu bình thường của tủy xương.
Theo phân loại, ung thư máu cấp tính được chia thành Lơ-xê-mi cấp dòng tủy (từ thể M0 đến M7) và Lơ-xê-mi cấp dòng lympho (từ thể L1 đến L3).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại bệnh ung thư máu cấp theo đặc điểm tế bào, miễn dịch và bất thường di truyền cũng như tiền sử điều trị. Bệnh ung thư máu cấp thường tiến triển nhanh, cần phải điều trị sớm.
Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh và loại ung thư máu cấp tính.
Bệnh nhân có thể được kết hợp điều trị nhiều phương pháp bao gồm: hóa trị liệu, thuốc miễn dịch điều trị ung thư, thuốc nhắm đích, xạ trị, ghép tế bào gốc và phối hợp với các điều trị hỗ trợ khác như gạn tách tế bào máu, truyền chế phẩm máu, điều trị nhiễm trùng, điều trị rối loạn đông máu…
Quá trình điều trị thường trải qua nhiều đợt bao gồm tấn công, củng cố và duy trì. Trong quá trình này, bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm kiểm tra định kỳ, đảm bảo vệ sinh cá nhân và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chàng trai phát hiện ung thư máu từ hai triệu chứng rất thường gặp

Nam thanh niên 24 tuổi đi khám vì đau rát họng kéo dài, rất khó nuốt thức ăn, thường xuyên sốt nhẹ nhưng dùng kháng sinh, kháng viêm mãi không khỏi.

Chàng trai phát hiện ung thư máu từ hai triệu chứng rất thường gặp

Đi khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, anh này xin được chỉ định cắt amiđan.

Khám cho nam bệnh nhân, bác sĩ thấy niêm mạc họng của anh bị nề, nhưng không đỏ. Vùng họng mũi, khẩu cái mềm và lưỡi gà có những đám tụ máu, thanh quản nề mọng.

Dù amiđan không đỏ, không quá phát, không có giả mạc bám, nhưng kết quả xét nghiệm máu thấy số lượng giảm.

“Ban đầu, chúng tôi nghĩ đến khả năng bệnh nhân bị dị ứng đồ uống gây phù Quink vùng hạ họng nên cho sử dụng thuốc chống dị ứng và corticoid”, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nói.

Ba ngày đầu dùng thuốc, các biểu hiện đau họng và nuốt vướng của người bệnh giảm. Đến ngày thứ tư, các biểu hiện này lại tăng.

Sau khi đánh giá lại toàn trạng, thấy bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút, da lạnh và trắng nên các bác sĩ đánh giá toàn diện bằng các xét nghiệm.

Kết quả, thầy thuốc phát hiện bệnh nhân có hiện tượng đông máu nội mạch lan tỏa đã gây ra các vùng phù nề một bên do nhiễm vi khuẩn cơ hội liên quan đến giảm số lượng bạch cầu.

Nam thanh niên được xét nghiệm chuyên sâu và được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp - một bệnh lý ung thư máu.

Bệnh có thể gây tử vong trong vài tuần, triệu chứng sớm của bệnh là gì?

Theo PGS Đào, bệnh lý này do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào. Những tế bào ung thư này nhân lên rất nhanh. Nếu không được điều trị, tế bào ung thư sẽ ứ đọng trong tủy xương, cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường tiếp theo và liên quan đến suy tủy xương tiến triển.

Bệnh bạch cầu cấp (gồm hai loại chính là dòng tuỷ và dòng lympho) tiến triển nhanh và có thể gây tử vong trong vòng vài tuần đến vài tháng nếu không được điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh được điều trị sớm và đúng cách có thể đẩy lui bệnh.

Thông tin từ Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM cho hay, theo các thống kê mới nhất của châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cấp trong cộng đồng hiện nay tăng cao so với thống kê của 10 năm trước; từ 3-5 người/100.000 dân đến 8-9 người/ 100.000 dân; và chiếm khoảng 5% tổng số ung thư ở mọi lứa tuổi.

Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam/nữ khoảng 1,5/1.

Do các tế bào ung thư có thể lan tràn đi rất xa trong cơ thể nên bệnh có thể gây ra hàng loạt triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.

Với các bệnh nhân mắc bệnh lý bạch cầu cấp, các triệu chứng thường gặp nhiều nhất là sốt kéo dài trên một tuần, sốt cao, thất thường và điều trị thuốc kháng sinh hay hạ sốt nhưng không hết.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng mệt mỏi, chán ăn, xanh xao… Một số còn có thể kèm theo vàng da.

Một số triệu chứng đi kèm, ít gặp khác như bụng to, cứng; viêm loét miệng hay vòm họng; khó thở, tim đập nhanh; nốt xuất huyết dưới da nhiều hay mảng bầm da nhiều…

Theo TS Huỳnh Văn Mẫn, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM, trong bệnh bạch cầu cấp, nhiều triệu chứng xuất hiện không những do sản xuất không đủ các loại tế bào máu bình thường trong tủy mà còn do các tế bào ung thư lan tràn khắp cơ thể.

Khi bị giảm các tế bào máu, bệnh nhân ung thư máu dễ bị nhiễm khuẩn. PGS Đào cho hay bệnh nhân ung thư máu có thể dễ bị viêm họng và đáp ứng kém với kháng sinh.

Đó là do chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài (như vi khuẩn). Do đó, khi lượng bạch cầu bị giảm sút, cơ thể không đủ khả năng chống đỡ.

Ngoài ra, việc cơ thể giảm các tế bào máu cũng được báo động đỏ bởi các biểu hiện của triệu chứng thiếu máu (do liên quan đến việc giảm số lượng hồng cầu) hay nguy cơ chảy máu (do liên quan đến tình trạng giảm số lượng tiểu cầu).

Sưng đau chân, acid uric tăng tưởng do gút, hoá ra ung thư máu

Không ít bệnh nhân vô tình phát hiện bị ung thư máu khi đi khám vì đau tức vùng bụng, mạn sườn hay sưng chân, acid uric tăng.

Sưng đau chân, acid uric tăng tưởng do gút, hoá ra ung thư máu

Ung thư máu mạn tính: Nam nhiều hơn nữ, tiên lượng điều trị khả quan

Ung thư máu (Lơ-xê-mi) có hai thể: cấp tính và mạn tính. Bệnh ung thư máu cấp tính có nhiều tên gọi khác như tăng bạch cầu hay máu trắng; thường tiến triển nhanh, cần phải điều trị sớm. Còn ung thư máu mạn tính thường tiến triển chậm hơn, tiên lượng điều trị khả quan hơn.

ThS.BS Nguyễn Quốc Nhật - Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương, cho hay hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể của ung thư máu mạn tính. Các yếu tố môi trường chỉ chiếm một phần nhỏ trong nguyên nhân. "Có những bệnh nhân 80-90 tuổi mới phát hiện bệnh, nhưng cũng có trẻ mới 2-3 tháng tuổi đã mắc" - BS Nhật nói. Về yếu tố gia đình, ít ghi nhận những gia đình có 2 bệnh nhân cùng mắc bệnh này một lúc.

Sung dau chan, acid uric tang tuong do gut, hoa ra ung thu mau

Biểu hiện hạch to ở bệnh nhân ung thư máu mạn tính. Ảnh: BVCC

Ung thư máu mạn tính gặp nhiều hơn ở tuổi trung niên và người cao tuổi, đặc biệt là Lơ-xê-mi kinh dòng lympho. "Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư máu mạn tính nhiều hơn nữ giới" - BS Nhật cho biết. Tiếp xúc với bức xạ cũng là một trong những yếu tố nguy cơ.

Nhiều ca đi khám vì đau tức bụng, sưng chân tưởng gout lại ra ung thư máu

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể có các triệu chứng như: Mệt mỏi, gầy sút cân, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm… Khi bệnh tiến triển hoặc giai đoạn muộn, các triệu chứng thường biểu hiện rõ hơn như: Thiếu máu, giảm tiểu cầu, gan lách to, hạch to, bệnh nhân còn có thể có biểu hiện của tắc mạch (não, phổi, chi).

Điển hình như chị N.T.Y (sinh năm 1989, quê Phú Thọ). Sáu năm trước, khi con trai đầu lòng mới 10 tháng tuổi, chị Y. thấy bản thân gầy đi rõ, tóc rụng, da xanh xao. Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím ngày một nhiều, chân đau nhức đến không thể đi lại. Vợ chồng chị đi khắp nơi để tìm nguyên nhân, cuối cùng, bác sĩ Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chẩn đoán chị mắc ung thư máu thể mạn tính ở tuổi 27.

Tuy nhiên, có tới 20-30% bệnh nhân ung thư máu mạn tính không có triệu chứng, chỉ vô tình được phát hiện khi đi khám bệnh khác hoặc khám sức khỏe định kỳ.

"Có bệnh nhân đi khám vì đau tức vùng bụng, mạn sườn, phát hiện lách to, xét nghiệm mới biết mắc ung thư máu. Ngoài ra, một trong những triệu chứng của bệnh ung thư máu mạn tính là tăng acid uric. Nhiều bệnh nhân đi khám vì đau, sưng chân tưởng do gout, nhưng xét nghiệm máu lại chẩn đoán ra bệnh ung thư", BS Nhật cho hay.

Để chẩn đoán xác định bệnh, người bệnh cần làm xét nghiệm máu, nếu nghi ngờ ung thư máu mạn tính sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tủy đồ và/hoặc sinh thiết tủy xương. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm di truyền, miễn dịch, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác để phân loại thể bệnh, giai đoạn bệnh, phân nhóm nguy cơ, theo dõi điều trị.

Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa rõ ràng, nên theo BS Nhật, không có cách nào để ngăn chặn triệt để bệnh ngay từ đầu. Tuy nhiên, lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với các hóa chất, tia xạ và kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách thức tốt để phòng bệnh.

Vị bác sĩ khuyên người dân nếu nghi ngờ có dấu hiệu của ung thư máu mạn tính, nhận thức được các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh, việc đi khám và làm xét nghiệm kiểm tra là rất quan trọng để chẩn đoán xác định bệnh và điều trị bệnh.

7 dấu hiệu ung thư máu giai đoạn đầu

Ung thư máu là căn bệnh ung thư ác tính rất khó chữa khỏi, nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

7 dấu hiệu ung thư máu giai đoạn đầu

7 dau hieu ung thu mau giai doan dau

Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp nhưng không nên chủ quan. Ảnh: Dispatchhealth.

Ung thư máu là hiện tượng lượng bạch cầu tăng quá nhanh và quá nhiều trong thời gian ngắn. Điều này dẫn đến tình trạng hồng cầu bị phá hủy khiến cho người bệnh bị thiếu hụt. Nếu không khắc phục sớm thì tử vong chỉ là chuyện sớm muộn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.