Nguy cơ nếu mở rộng phạm vi điều chỉnh luật với nước khoáng

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho rằng, nếu đưa nước khoáng, nước nóng thiên nhiên vào phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên Nước sẽ có nguy cơ gây thất thoát.

Chiều 28/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận của Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Dự thảo Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật sau đó được chỉnh lý, hoàn thiện và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thường kì tháng 8.
Cân nhắc mở rộng phạm vi điều chỉnh

Cho ý kiến về phạm vi điều chỉnh của luật, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn)  cho biết, đây là vấn đề đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau, tập trung vào việc có nên đưa nước nóng, nước khoáng thiên nhiên vào phạm vi điều chỉnh của luật.

Nguy co neu mo rong pham vi dieu chinh luat voi nuoc khoang
 Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn). Ảnh: QH.

Theo đại biểu, không nên mở rộng phạm vi điều chỉnh luật Tài nguyên nước với nước nóng, nước khoáng thiên nhiên. Về bản chất, nước nóng, nước khoáng thiên nhiên là khoáng sản, có nguồn gốc hình thành từ hoạt động nội sinh trong lòng đất, có thành phần khoáng chất và tính chất hóa học, lý học, độ tinh khiết nguyên thủy ổn định theo thời gian.

Vì tính chất tự nhiên của hai nguồn nước này, trên thế giới và cả ở Việt Nam hiện nay, đây được coi là khoáng sản và đang được quản lý, khai thác, vận hành có hiệu quả trong việc phục vụ phát triển y học cũng như kinh tế - xã hội.

Và do xác định đây là khoáng sản, nên hiện nay nước nóng, nước khoáng thiên nhiên đang được điều chỉnh bởi Luật Khoáng sản, đang được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy trình chặt chẽ như đối với các khoáng sản khác.

Ngay ở khâu thăm dò cũng phải có giấy phép thăm dò, trong quá trình thăm dò phải thiết lập vành đai bảo vệ, khi khai thác, các chủ thể phải đáp ứng nhiều nhóm điều kiện, tiêu chí cụ thể như ưu tiên sử dụng nguồn lao động tại chỗ ở địa phương, có trách nhiệm, nghĩa vụ phải phối hợp, hỗ trợ địa phương xây dựng các công trình phúc lợi…

"Ngoài ra, nếu đưa nước nóng, nước khoáng thiên nhiên vào phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước, áp dụng cơ chế quản lý của Luật Tài nguyên nước thì sẽ không phù hợp về bản chất, đồng thời cũng gây nguy cơ gây thất thoát nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao này", đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu ý kiến. 

Cần bảo đảm an ninh nguồn nước

Phát biểu ý kiến ở hội trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng cần bảo vệ nguồn nước ngầm để bảo đảm an ninh nguồn nước, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến công tác bảo vệ, chống cạn kiệt nguồn nước mặt.

Nguy co neu mo rong pham vi dieu chinh luat voi nuoc khoang-Hinh-2
 Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội).

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, ở Điều 22 nên chia làm 2 phần. Một là, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm nguồn nước. Hai là, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt chủ động, tích cực lưu giữ nguồn nước mặt như xây hồ đập, tích trữ nước mưa…

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật cần sửa đổi khoản 2 của dự thảo Luật theo hướng đảm bảo lưu thông dòng chảy, làm rõ việc tăng khả năng chịu tải của nguồn nước. Mặt khác, cần nhấn mạnh giá trị và việc đảm bảo hồ đập trong việc trữ nước, làm thủy điện, phòng chống lũ lụt, xả lũ; xây dựng nhiều vị trí tháo nước, xả lũ phân tán ở nhiều phía, nhiều vùng, nhiều tỉnh…

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Luật Tài nguyên Nước sửa đổi theo 4 nhóm chính sách lớn, đảm bảo quản lý toàn diện về nước từ bảo vệ, phát triển, điều hòa, phân phối, đến khai thác, sử dụng và phòng chống tác hại do nước gây ra.

Để tránh chồng chéo, kế thừa Luật Tài nguyên Nước hiện hành, dự thảo Luật chỉ quy định những vấn đề chung nhất về khai thác, sử dụng nước ở giác độ bảo đảm nguồn nước. Việc khai thác, sử dụng nước trong từng lĩnh vực, phạm vi cụ thể sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Về đề nghị điều chỉnh nước khoáng và nước nóng thiên nhiên vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, hiện có hai loại ý kiến khác nhau.

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên có tính chất lý, hóa đặc biệt, có giá trị kinh tế cao hơn nước thông thường nên cần có yêu cầu quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ như một loại tài nguyên, khoáng sản có giá trị kinh tế cao. Loại nước này đang được quản lý ổn định theo pháp luật về khoáng sản. Do đó, không bổ sung hai loại nước này trong phạm vi điều chỉnh của Luật để tránh xáo trộn. Đây cũng là phương án Chính phủ trình Quốc hội. Dự thảo Luật đang được thể hiện theo loại ý kiến này.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là tài nguyên nước dưới đất, nhưng chứa khoáng chất, có nhiệt độ cao hơn nước thông thường. Tuy vậy, loại nước này vẫn có đầy đủ các đặc tính của nước nên cần được quản lý thống nhất trong Luật Tài nguyên Nước.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với loại ý kiến thứ nhất.

Bộ trưởng GD&ĐT: Cân nhắc bỏ đề xuất thêm bộ SGK của Nhà nước

Cho rằng, chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi, vậy có cần một bộ SGK của Nhà nước hay không?

Cân nhắc đề xuất về bộ SGK của Nhà nước
Chiều 14/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên giám sát về thực hiện các nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát cân nhắc, bỏ đề xuất của Đoàn giám sát Quốc hội với Chính phủ cuối tháng 7 về việc giao Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

Kiến nghị về lương “nóng” cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Gần 2.000 ý kiến đề nghị về chế độ chính sách giáo viên đã được gửi tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Nhiều giáo viên cho biết, lương không đủ sống khiến họ muốn bỏ nghề.

Sáng 15/8, Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện "Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục".
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cho biết, có  gần 2.000 ý kiến đề nghị về chế độ chính sách giáo viên. Theo đó, giáo viên phản ánh tiền lương rất thấp so với mức sống của toàn xã hội, dù có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Nhiều người phải làm thêm ngoài giờ lên lớp nên hạn chế việc tự học, trau dồi chuyên môn.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.