Nguy cơ hỏng mắt vì thói quen nhiều người mắc

Có rất nhiều những thói quen chúng ta coi là bình thường, thậm chí tưởng tốt cho mắt nhưng thực tế có nguy cơ hỏng mắt.

Dụi mắt khi ngứa, cộm mắt
Khi mắt bị ngứa, cộm do côn trùng, cát hoặc kể cả không rõ lý do, việc đưa tay lên day dụi mắt sẽ khiến giác mạc có nguy cơ bị xước, gây viêm loét giác mạc, hình thành sẹo giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực.
Những người bị viêm kết mạc dị ứng, dụi mắt như một phản ứng tự nhiên để hết ngứa, nhưng kỳ thực hành vi đó chẳng giải quyết được chứng ngứa mà còn gây đỏ mắt, tổn thương viêm nhiều hơn, thậm chí có thể gây giác mạc hình chóp.
Bỏ kính, tập nhìn để… khỏi cận
Người đã bị tật khúc xạ như cận thị, biện pháp để có thể nhìn tốt là đeo kính đúng số. Không có chuyện bị cận thị, đeo kính liên tục khiến cận nặng hơn như nhiều người vẫn nghĩ.
Và việc bỏ kính, tập nhìn không thể giúp khỏi cận. Trái lại, bỏ kính sẽ khiến mắt phải điều tiết mệt mỏi hơn, gây tăng độ khúc xạ.
Massage, bấm huyệt, tập yoga cho mắt
Hiện nay, có nhiều hội nhóm quảng cáo trên mạng xã hội về việc massage, bấm huyệt, tập yoga có thể khỏi tật khúc xạ, nhưng thực ra, đến nay chưa có nghiên cứu chính thống nào khẳng định có thể chữa khỏi tật khúc xạ bằng massage, bấm huyệt ở mắt hay tập yoga cho mắt.
Vì vậy, nếu bạn đang áp dụng cách này với mong muốn khỏi cận thị thì dừng ngay kẻo mất thời gian vô ích. Massage, bấm huyệt hay tập yoga đúng cách cũng tốt cho sức khỏe, giúp máu lưu thông tốt hơn, nhưng không vì thế mà khỏi được tật khúc xạ.
Bạn có thể dùng 2 ngón tay (ngón giữa và ngón trỏ) xoa nhẹ ở mắt mỗi khi thấy mắt căng tức, nhưng nếu đã có tật khúc xạ, bắt buộc bạn vẫn phải đeo kính theo chỉ định.
Nguy co hong mat vi thoi quen nhieu nguoi mac
Việc tự mua thuốc nhỏ mắt khi không có kiến thức chuyên môn dễ gây hại cho mắt - Ảnh minh họa
Tự mua thuốc nhỏ mắt
Khi bạn bị đau mắt đỏ, sưng mi mắt, ngứa, cộm mắt… hay có bất cứ khó chịu nào ở mắt, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự mua thuốc nhỏ mắt.
Việc tự mua thuốc nhỏ mắt khi không có kiến thức chuyên môn dễ gây hại cho mắt, khiến mắt không khỏi bệnh mà còn có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
Xông nước lá trầu không khi đau mắt đỏ
Trong dân gian trước đây bà con hay mách nhau chữa đau mắt đỏ bằng xông nước lá trầu không. Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học, người ta đã thấy xông nước lá trầu không không có tác dụng chữa bệnh. Hơn thế, xông không đúng cách còn dễ bị bỏng mắt.
Khi bị đau mắt đỏ (thường do virus hoặc vi khuẩn), bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, chỉ cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, dùng bông sạch lau gỉ mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý là đủ.
Nhỏ sữa mẹ, nhỏ nước chanh vào mắt trẻ
Ở một số vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng nhỏ sữa mẹ hay nước cốt chanh vào mắt trẻ sơ sinh khi mắt trẻ có dấu hiệu bị viêm. Đây là cách chữa bệnh rất phản khoa học, gây nguy hiểm cho mắt trẻ, khiến trẻ có nguy cơ mù lòa (Xem nguy hiểm khôn lường khi nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ).
Sữa mẹ giàu dinh dưỡng, khi nhỏ vào mắt trẻ sẽ là “mồi ngon” cho vi khuẩn. Như vậy, mắt trẻ đang viêm, chỉ cần nhỏ một giọt sữa mẹ vào, mắt trẻ sẽ càng viêm nặng hơn do cuộc “tổng tiến công” của vi khuẩn. Nước cốt chanh có nhiều axit, axit không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Vì vậy, mắt trẻ đang viêm mà nhỏ nước chanh chỉ khiến trẻ quấy khóc vì xót ở mắt, không thể chữa khỏi viêm ở mắt trẻ.
Tần suất sử dụng và khoảng cách từ mắt tới màn hình không phù hợp
Ngày nay, hầu hết những người có smartphone đều sử dụng điện thoại trong hầu hết thời gian rảnh trong ngày. Tuy vậy, rất ít ai để ý tới việc phải để khoảng cách giữa mắt và điện thoại theo tiêu chuẩn.
Việc để smartphone quá gần sẽ gây ảnh hưởng xấu tới mắt nhiều hơn so với khi sử dụng chúng ở khoảng cách bình thường. Chính bởi lí do “cắm mắt” vào điện thoại nên khi càng dùng điện thoại nhiều, bạn sẽ càng đưa điện thoại đến gần mắt.
Mặc dù thấy rõ những biểu hiện nhức mắt, mờ mắt khi dùng điện thoại quá nhiều nhưng việc kiểm soát và ý thức rời xa điện thoại là rất khó đối với nhiều người. Hãy cố gắng sử dụng smartphone một cách hợp lý, bảo vệ đôi mắt của mình trước khi mắt gặp phải những vấn đề nghiêm trọng, nguy hiểm hơn.
Ngoài ra, việc dùng điện thoại không kiểm soát thời gian, nhất là ở những nơi không có đủ ánh sáng, trong đêm tối (như phòng ngủ) lại càng nguy hiểm hơn. Đó cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người bị cận hiện nay.
Để bảo vệ mắt sáng, khỏe hãy tránh những thói quen trên, chủ động khám mắt, đo thị lực định kì và có thể dùng một số sp giúp hỗ trợ bổ mắt như: omega 3, vitamin A...
BS Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học quốc Gia Hà Nội)

10 mẹo chăm sóc mắt bác sĩ thị lực giục làm ngay hôm nay

(Kiến Thức) - Không quá khó, những mẹo chăm sóc mắt dưới đây ai cũng có thể làm được, góp phần tăng cường thị lực, giảm thiểu nguy cơ mù không thể phục hồi.

10 mẹo chăm sóc mắt bác sĩ thị lực giục làm ngay hôm nay
10 meo cham soc mat bac si thi luc giuc lam ngay hom nay
 Khám mắt thường xuyên. Khám mắt thường xuyên giúp phát hiện ra các bất thường đôi khi bạn bỏ qua. Hiệp hội Bác sĩ Nhãn khoa Canada chỉ ra rằng, 2/3 người cao tuổi mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc thoái hóa điểm vàng. Đáng chú ý, tăng nhãn áp là nguyên nhân chính dẫn đến mù không thể phục hồi. Bệnh không có triệu chứng điển hình ở giai đoạn sớm nên thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Chỉ bằng cách kiểm tra mắt mới có thể tìm được những bất thường này.

Mẹ bơm xe bị nổ lốp, mảnh vỡ làm hỏng mắt con trai

Trong lúc bé trai đứng xem mẹ bơm xe, không may bị nổ lốp, mảnh vỡ bắn thẳng trúng mắt khiến một mắt của bé bị hỏng.

Mẹ bơm xe bị nổ lốp, mảnh vỡ làm hỏng mắt con trai

Ngày 3/3, thông tin từ Bệnh viện Mắt Tây Nguyên, Đắk Lắk, đơn vị vừa phẫu thuật múc nhãn cầu phải cho một bé trai 14 tuổi (trú tại huyện Đam Rông, Lâm Đồng) bị tai nạn khi đang bơm lốp xe.

Me bom xe bi no lop, manh vo lam hong mat con trai

Bé trai 14 tuổi đang được cấp cứu ở Bệnh viện Mắt Tây Nguyên.

Lại thêm một cô gái hỏng mũi, biến dạng mặt vì tiêm filler

Bệnh viện Trưng Vương (TP HCM) vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp bị biến chứng thẩm mỹ sau khi thực hiện thủ thuật thẩm mỹ, tiêm filler nâng mũi.

Lại thêm một cô gái hỏng mũi, biến dạng mặt vì tiêm filler

Cô gái trẻ (Đồng Nai) đến bệnh viện trong tình trạng tím đen từ vùng trán lan xuống toàn bộ 2 bên mũi. Bệnh nhân cho biết cách đó 3 ngày đã đến một thẩm mỹ viện ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) để tiêm filler (chất làm đầy) nâng mũi.

Sau khi được nhân viên tại cơ sở tiêm xong, cô gái bị đau, căng tức, bầm tím mũi. Mũi dần mất cảm giác đau.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.