Nguy cơ đỉnh dịch thứ 2, cuộc chiến chống COVID-19 vẫn cam go

WHO cảnh báo các nước có thể đối mặt với “đỉnh dịch thứ hai ngay lập tức” nếu chủ quan giữa bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp ở một số khu vực.

Trong bối cảnh hàng loạt quốc gia châu Âu bắt đầu tuần mới với các biện pháp nới lỏng phong tỏa khi xu hướng dịch COVID-19 giảm dần, khu vực Mỹ Latin với tâm điểm Brazil lại diễn biến phức tạp, với việc lần đầu tiên quốc gia này ghi nhận số ca tử vong trong 1 ngày cao hơn Mỹ.
Lo ngại nguy cơ xảy ra làn sóng COVID-19 thứ 2, giới chuyên gia y tế cảnh báo các quốc gia, những nơi đại dịch đang thuyên giảm, có thể vẫn phải đối mặt với “đỉnh dịch thứ hai ngay lập tức” nếu dỡ bỏ quá sớm những biện pháp phòng chống dịch.
Nguy co dinh dich thu 2, cuoc chien chong COVID-19 van cam go
 WHO cảnh báo các nước có thể đối mặt với “đỉnh dịch thứ hai ngay lập tức” nếu chủ quan giữa bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp ở một số khu vực trên thế giới. Ảnh: Reuters
Mỹ vẫn là nước ghi nhận nhiều ca mắc nhất, với hơn 1,7 triệu ca và dự kiến chạm mốc đau thương 100.000 người chết do COVID-19 vào hôm nay (26/5). Diễn biến mới nhất là Brazil lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong trong 1 ngày cao hơn Mỹ và trở thành quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng thứ hai sau Mỹ. Trong khi đó, diễn biến dịch tại châu Phi đang có chiều hướng gia tăng, song theo con số thống kê đến nay châu lục này chỉ chiếm 1,5% tổng số ca mắc và dưới 0,1% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới.
Tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO cho rằng, thế giới vẫn đang ở trong làn sóng bùng phát dịch đầu tiên. Dù số ca mắc đang giảm xuống ở nhiều quốc gia, song tình trạng này lại gia tăng ở các khu vực Trung và Nam Mỹ, Nam Á và châu Phi. Ông cũng cảnh báo tỷ lệ lây nhiễm sẽ có cơ hội gia tăng trở lại nhanh chóng hơn nếu các biện pháp ngăn chặn làn sóng đầu tiên bị dỡ bỏ quá sớm.
“Chúng ta không thể dự báo rằng chỉ vì dịch đang trên xu hướng giảm thì nó sẽ tiếp tục giảm. Chúng ta phải chuẩn bị cho làn sóng thứ 2 với nguy cơ đỉnh dịch thứ 2 sẽ đến nhanh chóng. Hiện các nước tại châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới như Đông Nam Á phải tiếp tục áp đặt các biện pháp giám sát y tế, xét nghiệm và một chiến lược toàn diện để duy trì xu hướng giảm, đảm bảo chúng ta sẽ không có sớm một đỉnh dịch thứ 2”, ông Ryan nói.
Lo ngại nguy cơ làn sóng thứ hai nên một số nước châu Âu đang quay trở lại cuộc sống bình thường một cách chậm chạp và đầy lo lắng. Giao thông công cộng đang được nối lại mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế. Nga vẫn đang là ổ dịch lớn thứ 2 tại châu Âu nhưng tỷ lệ tử vong ở nước này vẫn ở mức trên dưới 1%, thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu dù số ca mắc vượt trội. Thủ tướng Nga Mikhail Mishutin hôm qua (25/5) thông báo một số nới lỏng các biện pháp phong tỏa nhưng khẳng định vẫn cần phải thận trọng.
“Một người có thể phải trả giá chỉ vì một vài ngày nghỉ. Chúng ta cần loại trừ khả năng dù nhỏ nhất có thể khiến virus quay trở lại nước Nga. Điều quan trọng là phải giữ gìn sức khỏe của bạn. Các bạn nên tính toán điều này khi lên kế hoạch cho các chuyến đi. Tốt hơn và an toàn hơn là dành kỳ nghỉ ở trong nước”.
Nới lỏng một cách thận trọng là điều cần thiết để người dân thế giới sống chung với dịch COVID-19, trong bối cảnh triển vọng tìm kiếm vaccine và phương pháp điều trị hiệu quả sẽ không có sớm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua “tạm thời” đình chỉ các thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại một số quốc gia. Quyết định này được xem như một biện pháp đề phòng sau khi có nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hydroxychloroquine điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 sẽ dẫn đến các rủi ro khác.
Trong khi đó, cuộc đua bào chế vaccine của thế giới vẫn đang đạt được bước tiến tích cực nhưng theo các chuyên gia y tế, phải đợi đến mùa thu này mới có thể đánh giá được những hiệu quả đầu tiên của các ứng cử viên vaccine và vẫn còn một con đường dài phía trước để vaccine có mặt rộng rãi trên thị trường.

Số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới vượt quá 5 triệu người

Tính đến 16h00 chiều 19/5 (giờ Việt Nam), trên thế giới ghi nhận 5.002.247 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 325.172 ca tử vong. Có 1.971.193 bệnh nhân đã được chữa khỏi.

So ca nhiem COVID-19 tren toan the gioi vuot qua 5 trieu nguoi
Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tại New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN) 
Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 5 triệu người.

Dịch COVID-19 chưa qua, thảm họa khác lại tàn phá Ấn Độ-Bangladesh

(Kiến Thức) - Trong khi đang đối phó với dịch COVID-19, Ấn Độ và Bangladesh lại phải "gồng mình" chống chọi với trận bão kèm lốc xoáy Amphan.

Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh
 Theo Al Jazeera, trận bão Amphan đã đổ bộ vào Ấn Độ và Bangladesh ngày 20/5, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và phá hủy hàng nghìn ngôi nhà giữa lúc dịch COVID-19 đang hoành hành tại hai quốc gia này. (Nguồn ảnh: Reuters/ANI)
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-2
"Tình hình đáng lo ngại hơn cả đại dịch COVID-19. Chúng tôi không biết phải đối phó như thế nào", Thủ hiến bang Tây Bengal (Ấn Độ) Mamata Banerjee nói. 
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-3
Ít nhất 12 người đã tử vong ở Ấn Độ sau khi bão Amphan đổ bộ vào nước này sáng 20/5, trong đó có một nạn nhân thiệt mạng vì bức tường nhà cô bị đổ sập. 
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-4
 Do ảnh hưởng của bão Amphan, hàng trăm nghìn người dân ở Ấn Độ đã phải sơ tán đến nơi an toàn, nhiều ngôi nhà bị tàn phá và liên lạc bị cắt đứt.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-5
 Tại thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, gió mạnh khiến những chiếc ô tô lật nhào trên đường, cây cối và cột điện gãy đổ. Nhiều khu vực trong thành phố này bị mất điện.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-6
Những đám mây đen trên bầu trời ở Kolkata hôm 19/5. 
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-7
 Cây cối đổ rạp trên đường phố Kolkata sau khi bão Amphan càn quét ngày 20/5. 
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-8
 Cảnh sát phong tỏa một con đường dẫn lên cầu vượt trước khi bão Amphan đổ bộ ở Kolkata hôm 20/5.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-9
Bangladesh cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận bão này khi có ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều khu vực bị cắt điện.  
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-10
 Các nhà chức trách Bangladesh đã đưa khoảng 2,4 triệu người tới hơn 15.000 cơ sở tránh bão để đảm bảo an toàn.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-11
 Cảnh đông đúc trong một cơ sở tránh bão ở Gabura, ngoại ô Satkhira, Bangladesh, hôm 20/5.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-12
 Người dân địa phương ở Gabura gia cố bờ sông trước khi bão Amphan ập tới ngày 20/5.
Dich COVID-19 chua qua, tham hoa khac lai tan pha An Do-Bangladesh-Hinh-13
 Tại khu Cox's Bazar, Bangladesh, người dân cũng khẩn trương gia cố mái nhà để chống chọi với trận bão.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.