Nguồn gốc Ngày của Cha
Ngày của Cha hay còn gọi là Father’s Day, thường được biết đến nhiều ở các nước phương Tây. Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam, ngày này cũng được nhiều người quan tâm.
Ngày của Cha xuất phát từ sự kiện diễn ra tại Fairmont, bang Tây Virginia, Mỹ, vào ngày 5/7/1908. Đây là sự kiện được tổ chức bởi bà Grace Golden Clayton với mong muốn vinh danh cuộc đời của những người cha qua đời trong thảm họa Monongah Mining vào ngày 6/12/1907.
Ảnh minh họa. |
Đến năm 1966, Tổng thống Mỹ khi đó là Lyndon Johnson đã quyết định chính chức chọn ngày Chủ nhật thứ 3 trong tháng 6 hàng năm là Ngày của Cha trên toàn nước Mỹ. Ngày của Cha đã được tổ chức kỷ niệm hàng năm kể từ khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon ký luật công nhận Ngày của Cha có giá trị là một ngày lễ chính thống vĩnh viễn vào năm 1972.
Ngày của Cha năm nay rơi vào Chủ nhật (18/6).
Ý nghĩa Ngày của Cha
Cũng giống như Ngày của Mẹ, Ngày của Cha là dịp để con cái thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, lòng kính trọng với người cha của mình. Người con có thể mua quà hoặc bày tỏ tình yêu với đấng sinh thành bằng những lời nói tình cảm, những cái ôm thật chặt hay những món quà ý nghĩa,...
Với những người không còn cha, đây cũng là dịp để họ tưởng nhớ công ơn người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.
Ngày của Cha ở một số nước trên thế giới
Tại Mỹ, trẻ con sẽ xuống đường diễu hành, thổi kèn, đánh trống tưng bừng khắp nơi trong niềm vui và hạnh phúc của những người lớn.
Ở Nhật Bản, những món quà rất phù hợp với những người cha như gối ngủ trên máy bay, thẻ thể dục thể hình, túi đựng thuốc vitamin, CD nhạc nhẹ, giày thể thao, kính râm, cần câu, dụng cụ làm vườn... được bày bán. Đây được xem như một lời nhắc nhở cho các bạn trẻ nhớ về người cha của mình.
Tại Canada, những tấm gương làm cha mẫu mực được tôn vinh trên báo...
Ở Việt Nam, con cái thường mua quà tặng cha, hoặc tổ chức các bữa ăn gia đình,...thể hiện sự quan tâm tới đấng sinh thành.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Thông điệp Ngày của Cha năm 2020
Nguồn video: THĐT