Nguồn gốc bom thông minh Mỹ dùng ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Trên cơ sở thành tựu nghiên cứu bom thông minh của Đức quốc xã, Mỹ đã phát triển những quả bom có điều khiển dùng lần đầu trong chiến tranh ở Việt Nam.

Nguồn gốc bom thông minh Mỹ dùng ở Việt Nam
Trong cuộc chiến phá hoại miền Bắc Việt Nam, nhằm phá hoại cơ sở kinh tế - xã hội, đánh sập tuyến giao thông trọng điểm ngăn chặn đường tiếp tế (hàng hóa, vũ khí) từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, Mỹ đã sử dụng nhiều vũ khí tối tân nhằm đánh phá. Một trong những loại vũ khí rất nguy hiểm, đã đánh sập nhiều cây cầu ở miền Bắc đó là bom thông minh. Có thể nói, Việt Nam là chiến trường đầu tiên mà Mỹ sử dụng nhiều loại bom thông minh.
Nói đến bom thông minh người ta nghĩ ngay đến Mỹ nhưng chính Đức quốc xã mới là quốc gia đầu tiên trên thế giới đi trước thời đại trong việc phát triển loại bom có điều khiển cho phép tấn công mục tiêu với độ chính xác cao.
Bom thông minh đầu tiên trên thế giới Fritz X.
 Bom thông minh đầu tiên trên thế giới Fritz X.
Vào năm 1938 khi giới quân sự các nước trên thế giới đã hài lòng với sự hủy diệt của những quả bom rơi tự do thì các nhà khoa học Đức đã nghĩ đến điều không tưởng là làm có chúng có thể tự bay đến mục tiêu bằng điều khiển từ xa.
Bom rơi tự do có nhược điểm là độ chính xác không cao cần phải thả nhiều quả mới đạt hiệu quả tiêu diệt vừa tốn nhiều bom đạn vừa tốn nhiều thời gian. Đặc biệt việc tấn công các mục tiêu di chuyển như tàu chiến trên biển gặp rất nhiều khó khăn. Chính điều này đã thôi thúc nhà khoa học Max Kramer của Đức quốc xã tìm cách lái quả bom trong không trung đến mục tiêu của nó.
Năm 1938, Max Kramer cùng các cộng sự đã đạt được thành công trong việc điều khiển từ xa cho quả bom rơi tự do có trọng lượng 250kg. Đến năm 1939, nhóm của ông đã phát triển thành công bộ điều khiển bằng sóng radio sử dụng cho loại bom có điều khiển được đặt tên là Fritz X.
Fritz X có cấu tạo gồm 4 cánh ổn định ở phía trước, đuôi quả bom được trang bị một bộ điều khiển từ xa hình chữ thập với các cánh bao xung hình elip, nó sử dụng 3 bộ kiểm soát khí động học trong đó có 2 bộ dùng để kiểm soát trạng thái của vũ khí ở hai trục. Một bộ con quay hồi chuyển sẽ giữ cho quả bom nằm trong quỹ đạo của nó.
Fritz X và máy bay ném bom mang nó.
 Fritz X và máy bay ném bom mang nó.
Sau khi thả ra khỏi máy bay, Fritz X được điều khiển bằng sóng radio, các cánh nhỏ ở bộ điều khiển phía sau đuôi sẽ lái quả bom đến khu vực mục tiêu. Tuy nhiên, cơ chế dẫn đường của Fritz X còn khá sơ khai và phi công phải duy trì việc điều khiển quả bom cho đến khi chạm mặt đất.
Bom có điều khiển Fritz X có chiều dài 3,32m, đường kính 0,85m, chiều rộng của bộ phận điều khiển phía sau 1,4m, trọng lượng 1.362kg, đầu đạn nặng 320kg, phạm vi hoạt động khoảng 5km.
Mặc dù còn khá sơ khai nhưng sự ra đời của bom có điều khiển Fritz X được đánh giá là đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc phát triển các loại vũ khí có độ chính xác cao nhờ vào cơ chế điều khiển. Sử dụng sóng radio để điều khiển vũ khí về sau đã trở thành một công nghệ chủ chốt trong việc phát triển các loại vũ khí có điều khiển hiện đại.
Bom Fritz X tham chiến lần đầu tiên vào ngày 21/7/1943 trong cuộc đột kích vào cảng Augusta, Italy. Lực lượng đồng minh đã không hề biết rằng những quả bom mà máy bay Kampfgeschwader 100 mang theo là loại vũ khí có điều khiển.
Tàu tuần dương USS Savannah trúng bom Fritz X.
 Tàu tuần dương USS Savannah trúng bom Fritz X.
Tháng 9/1943, Fritz X thực hiện cuộc tấn công đầu tiên của mình đánh trúng tàu tuần dương USS Savannah của Mỹ khiến con tàu hư hỏng nặng phải ngưng hoạt động để sửa chữa một thời gian dài trong cuộc xâm lược Salerno. Trong cuộc xâm lược này, tàu tuần dương HMS Uganda của Hải quân Hoàng gia Anh cũng trúng bom Fritz X gây hư hỏng nặng, một tàu tuần dương khác của Mỹ là USS Philadelphia (CL-41) cũng bị tấn công bởi bom có điều khiển này nhưng rất may quả bom đã rơi lệch tàu khoảng 15m và phát nổ dưới nước gây thương vong cho một số thủy thủ đoàn.
Những chiếc máy bay Kampfgeschwader 100 trang bị bom có điều khiển Fritz X đã gây nhiều tổn thất cho lực lượng hải quân đồng minh cũng như các tàu vận tải khác. Về sau, lực lượng đồng minh đã phát triển các thiết bị gây nhiễu sóng radio để phá hoại cơ chế điều khiển của bom Fritz X. Sự ra đời của các thiết bị gây nhiễu đã làm hạn chế phần nào hiệu quả của bom Fritz X.
Sau khi Đức quốc xã bị đánh bại, những tài liệu kỹ thuật liên quan đến dự án bom có điều khiển Fritz X đã được Mỹ trưng dụng làm cơ sở phát triển các loại bom thông minh của họ về sau. Trên cơ sở này Mỹ đã phát triển thành công bom thông minh điều khiển bằng tia lade đầu tiên BOLT-117, bom lượn có điều khiển AGM-62A… đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Việt Nam khắc chế bom thông minh của Mỹ thế nào?

Việt Nam khắc chế bom thông minh của Mỹ thế nào?
* Bài viết có sử dụng tư liệu “Cuộc chiến đấu với bom mìn Mỹ - Dũng cảm và Trí tuệ”.

Tháng 8/1964, Mỹ dựng lên cái gọi là “sự kiện vịnh Bắc Bộ” lấy cớ đưa không quân và hải quân ra đánh phá miền Bắc Việt Nam.

“Bom có mắt” của “hổ mang” Su-30MK2 VN mạnh cỡ nào? (1)

“Bom có mắt” của “hổ mang” Su-30MK2 VN mạnh cỡ nào? (1)
Bom thông minh(hoặc là bom có điều khiển) là loại bom được trang bị thêm hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu để tấn công các mục tiêu cố định hay di động trên mặt đất với độ chính xác cao. Sự ra đời của bom thông minh đã mang lại một kỷ nguyên mới cho lực lượng không quân trong việc vô hiệu hóa các mục tiêu mặt đất.

Ngắm dàn xe “lạ” tại Ngày Xe tăng 2013

(Kiến Thức) - Gần đây, tại Bảo tàng Kỹ thuật Quân sự Lesany (Cộng hòa Czech) đã diễn ra Ngày Xe tăng 2013 với sự xuất hiện của nhiều phương tiện chiến tranh.

Ngắm dàn xe “lạ” tại Ngày Xe tăng 2013
Ngày Xe tăng là hoạt động thường niên của Bảo tàng Lesany diễn ra vào cuối tháng 8 – đầu tháng 9 hàng năm với sự tham gia của phương tiện quân sự mà bảo tàng lưu giữ. Hiện nay, Lesany lưu giữ khoảng 700 xe tăng, pháo, xe mô tô, xe bọc thép, xe tải, hệ thống tên lửa...được chế tạo từ năm 1890 tới tận ngày nay.
 Ngày Xe tăng là hoạt động thường niên của Bảo tàng Lesany diễn ra vào cuối tháng 8 – đầu tháng 9 hàng năm với sự tham gia của phương tiện quân sự mà bảo tàng lưu giữ. Hiện nay, Lesany lưu giữ khoảng 700 xe tăng, pháo, xe mô tô, xe bọc thép, xe tải, hệ thống tên lửa...được chế tạo từ năm 1890 tới tận ngày nay.
Ngoài sự trình diễn phương tiện chiến tranh hiện đại, điểm lý thú nhất trong Ngày Xe tăng hàng năm đó là sự xuất hiện của phương tiện có từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất, thứ 2 với hình dáng “kỳ cục”. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng nhẹ Panzerkampfwagen 35(t) do Công ty Skoda (Czech) phát triển nhưng lại chủ yếu được sử dụng bởi Phát xít Đức. Mẫu xe tăng này có thân hình “mi nhon” với tổng trọng lượng 10,5 tấn, dài chỉ 4,9m, rộng 2,06m và cao 2,37m, kíp lái 4 người. Xe trang bị một khẩu pháo 37mm và 2 đại liên 7,92mm, bọc giáp dày 8-35mm.
  Ngoài sự trình diễn phương tiện chiến tranh hiện đại, điểm lý thú nhất trong Ngày Xe tăng hàng năm đó là sự xuất hiện của phương tiện có từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất, thứ 2 với hình dáng “kỳ cục”. Trong ảnh là mẫu xe tăng hạng nhẹ Panzerkampfwagen 35(t) do Công ty Skoda (Czech) phát triển nhưng lại chủ yếu được sử dụng bởi Phát xít Đức. Mẫu xe tăng này có thân hình “mi nhon” với tổng trọng lượng 10,5 tấn, dài chỉ 4,9m, rộng 2,06m và cao 2,37m, kíp lái 4 người. Xe trang bị một khẩu pháo 37mm và 2 đại liên 7,92mm, bọc giáp dày 8-35mm.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới