Nguồn gốc Bà Chúa Sao Sa của Việt Nam

Nữ danh sĩ giả trai đi thi đỗ trạng nguyên là trường hợp có một không hai trong lịch sử khoa bảng của Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Duệ (1574-1654), còn có tên Ngọc Hoàn, Nguyễn Du, hiệu Diệu Huyền, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học ở Kiệt Đặc (nay là phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Từ nhỏ, bà Duệ đã vô cùng thông minh, lại thêm nhan sắc xinh đẹp hơn người nên chamẹ đã mời thầy giỏi họ Cao về để dạy bà học.
Nguon goc Ba Chua Sao Sa cua Viet Nam
Ảnh minh họa 
Năm Quang Hưng thứ 15 - Mạc Bảo Định nguyên niên 1592, quân Lê - Trịnh chiếm được Thăng Long buộc quân Mạc phải rút về phía Đông thuộc trấn Hải Dương. Đến đầu năm Quang Hưng thứ 16, quân Lê - Trịnh tiếp tục thu phục được vùng Hải Dương, trọng tâm là Nam Sách, Chí Linh nên nhà Mạc lại phải chạy lên Cao Bằng và lập căn cứ tại đây trên nửa thế kỷ. Khi nhà Mạc mở khoa thi Hội, bất chấp quy định con gái không được học hành thi cử, bà Nguyễn Thị Duệ đã cải nam trang để dự khoa thi Tiến sĩ năm Giáp Ngọ (1594). Kết quà bà đỗ đầu, còn thầy dạy đỗ thứ hai. Thầy Cao không khỏi cảm thán trước sự tài hoa của bà: "Màu xanh từ màu lam mà ra, thế mà lại đẹp hơn màu lam". Vượt qua kỳ thi Hương, Hội, Đình, bà trở thành nữ Trạng nguyên đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến của Việt Nam.
Tương truyền, khi vua Mạc ban yến cho các sĩ tử đỗ cao, vua vô cùng ấn tượng với Trạng nguyên Nguyễn Ngọc Du vì mặt hoa da phấn, thân hình mảnh mai, sóng mắt long lanh. Sau khi hỏi rõ sự tình, vua vô cùng kinh ngạc khi biết Trạng nguyên là con gái. Tuy nhiên, ngài không những không trách phạt mà còn khen ngợi, cho lấy lại tên cũ và bổ nhiệm bà vào vị trí Lễ quan trong cung, chuyên dạy chữ và lễ nghi cho các cung tần, thị nữ. Sau đó, nhờ nhan sắc và trí tuệ hơn người mà vua Mạc cảm mến, phong bà làm Tinh Phi, ý ca ngợi vẻ đẹp và sự thông tuệ của bà tự như ngôi sao sa. Cũng từ phong hiệu này mà về sau, hậu thế tôn bà làm "Bà Chúa Sao Sa".
Nguon goc Ba Chua Sao Sa cua Viet Nam-Hinh-2
Tranh vẽ bà Nguyễn Thị Duệ 
Khi Cao Bằng thất thủ và vua Mạc bị quân Lê - Trịnh bắt về Thăng Long vào năm 1625, bà Nguyễn Thị Duệ ở tại chùa Sùng Phúc ở phía đông Cao Bằng, vừa làm trụ trì chùa, vừa dạy học và dạy lễ nghĩa cho con em dân bản. Tuy nhiên sau đó bà đã bị quân Trịnh bắt được và giải đến trước chúa Trịnh. Chúa cảm mến sự khiêm nhường, thông minh của bà nên đối đãi vô cùng tử tế, đem về Thăng Long phong làm Chiêu Nghi - đứng trên các cung tần. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi chép lại rằng: "Vua Lê triệu vào dạy cung nữ, phong cho tước hiệu là Nghi Ái quan".
Nguon goc Ba Chua Sao Sa cua Viet Nam-Hinh-3
Tượng thờ Bà Chúa Sao Sa 
Khi bước sang tuổi 70, bà Duệ xin được trở về Chí Linh an dưỡng tuổi già. Tại quê hương của mình, bà đã dựng am Đàm Hoa để ở, đọc sách, tĩnh tu và dạy dỗ các sĩ tử trong làng. Vua Lê ban bổng lộc cho bà bằng số thuế hằng năm của tổng Kiệt Đặc nhưng bà dành hết cho việc công ích và trợ giúp người nghèo, chỉ lấy một khoản nhỏ để chi tiêu. Năm 1654, bà qua đời, hưởng thọ 80 tuổi. Dân địa phương lập đền thờ và tôn bà làm phúc thần. Trên mộ bà có xây một ngọn tháp tên "Tinh Phi cổ tháp", có khắc mười chữ "Lễ Phi sinh thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương", nghĩa là "Lễ phi là người thông tuệ, một gương soi chiếu ba vua".

Bật mí về bà Chúa Kho làng Quả Cảm được tôn thánh

Trong cuốn “Bà Chúa Kho - Tình sử và huyền tích”, tác giả Lê Thái Dũng cho biết nước ta có khá nhiều bà Chúa Kho, trong đó có bà Chúa Kho làng Quả Cảm. Người dân tôn bà làm Thánh hoàng làng, gọi là Đức vua Bà, Đức Giáp Ngọ…

Bật mí về bà Chúa Kho làng Quả Cảm được tôn thánh
Bat mi ve ba Chua Kho lang Qua Cam duoc ton thanh
 “Bà Chúa Kho - Tình sử và huyền tích” do tác giả Lê Thái Dũng biên soạn. Cuốn sách không tham vọng đi sâu giới thiệu về việc thờ phụng bà Chúa Kho trên phương diện nghiên cứu và tín ngưỡng, lịch sử, văn hóa… mà tập trung giới thiệu những thông tin lý thú liên quan đến các nhân vật bà Chúa Kho, xóa giải ngộ nhận rằng chỉ có một bà Chúa Kho.

Chuyện huyền bí không thể lý giải ở ngôi miếu nổi tiếng nhất Nam Bộ

Theo truyền thuyết, trên đỉnh núi Sam từ rất lâu đã có một pho tượng cổ rất thiêng, được gọi là tượng Bà Chúa Xứ. Người dân trong vùng thường đến đầy cầu khấn...

Chuyện huyền bí không thể lý giải ở ngôi miếu nổi tiếng nhất Nam Bộ
Chuyen huyen bi khong the ly giai o ngoi mieu noi tieng nhat Nam Bo
 Nằm ở chân núi Sam, thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là ngôi miếu nổi tiếng bậc nhất vùng Nam Bộ. Miếu hình thành từ cách đây khoảng 200 năm, gắn với một câu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong vùng. 

Ngày “trả nợ” lộc rơi lộc vãi ở đền Bà Chúa Kho

Ngày 6/1 (15 tháng Chạp), người dân tới đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) làm lễ "trả nợ lộc rơi lộc vãi" không còn đông đúc như nhiều năm trước.

Ngày “trả nợ” lộc rơi lộc vãi ở đền Bà Chúa Kho

Ngay “tra no” loc roi loc vai o den Ba Chua Kho

Đền thờ Bà Chúa Kho (phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh) thường đông đúc vào dịp đầu và cuối năm khi người dân đi xin, vay và trả lễ. Tuy nhiên nhiều năm nay, khu vực này khá vắng vẻ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới