Người xưa làm mát vào mùa hè nóng bức như thế nào?

Ở thời cổ đại, khi không có điều hòa, tủ lạnh, người xưa đã phát minh ra hầm băng, băng giám hay sử dụng trường kỷ, quạt tròn để chống lại cái nóng của mùa hè.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, con người có thể thưởng thức cái lạnh giữa mùa hè oi bức.

Người xưa phát minh ra hầm băng

Nguoi xua lam mat vao mua he nong buc nhu the nao?

Người xưa phát minh ra hầm băng

Thời Tiên Tần, người ta đã biết đào đá viên vào mùa đông và cất chúng vào hầm để sử dụng cho mùa hè nóng bức. Người phụ trách việc khai thác, lưu trữ và sử dụng băng vào thời nhà Chu được gọi là lăng nhân.

Ở thời Tống, việc quản lý sử dụng băng thậm chí còn được liệt vào trong danh sách các sự kiện trọng đại của quốc gia cùng với chính sách quản lý ngựa, muối và trà.

 Sau này, người ta tìm ra cách giữ đá trong tầng hầm (thường được gọi là hầm băng) vào mùa đông, để đá có thể sử dụng được cho năm sau.

 Tuy nhiên, nếu bảo quản theo cách này, hàng năm khoảng 2/3 lượng băng dự trữ ở mùa đông đến thời điểm mùa hè sẽ bị tan chảy. Vì lẽ đó nên người xưa thường sẽ tăng lượng băng dự trữ lên gấp 3 lần lượng băng cần thiết sử dụng.

 Người xưa sử dụng băng giám

 Hộp đựng đá bằng đồng có tên là “băng giám”, được coi là chiếc tủ lạnh cổ xưa., bởi nó được dùng để cất trữ, bảo quản đồ ăn trong những ngày hè oi bức.

 Hai bên hộp là vòng nâng, phía trên có nắp đậy. Khi mở nắp ra thì bên trong xuất hiện hai lớp giống như chữ “回”, lớp bên ngoài để đá, lớp bên trong để đựng các đồ cần ướp lạnh.

 Hoàng gia và tầng lớp quý tộc có thể thưởng thức đồ uống có đá và rượu vang ướp lạnh. Băng giám chính là chiếc “tủ lạnh không chứa flour” thân thiện với môi trường.

 Không có chiếu lạnh, người xưa có trường kỷ

 Người xưa dùng nhiều loại giường cho mùa hè, trong đó thông dụng nhất là trường kỷ mây tre hoặc trường kỷ gỗ. Trường kỷ có hai loại: Trường kỷ dạng hộp và trường kỷ dạng khung giúp con người giảm nóng bức, mát mẻ giấc ngủ sẽ ngon hơn.

 Khu vực sản xuất chiếu trúc quan trọng nhất là ở Kỳ Châu, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Nơi đây có rất nhiều tre kỳ trúc, màu sắc tươi sáng, các dải tre nhẹ và mềm. Vì vậy chúng rất phù hợp để làm chiếu. Nhiều nhà thơ ở hai thời Đường - Tống khi nhắc đến Kỳ Châu, họ đều ca ngợi chiếu trúc của nơi đây. Hàn Dũ từng nhận được chiếc chiếu trúc từ người bạn tốt của mình là Trịnh Quần, ánh vàng rực rỡ của chiếu làm ông mê mẩn, ngoài ra ông còn tán thưởng nó với gia đình.

 Bên cạnh đó, còn có loại vật dụng tránh nóng là chiếc gối ôm bằng tre rỗng. Nó được làm bằng các nan tre, hoặc một đoạn tre rỗng toàn bộ, xung quanh có đục lỗ để thông gió, tạo cảm giác mát mẻ khi sử dụng.

Không có quạt điện, người xưa có quạt tròn

Nguoi xua lam mat vao mua he nong buc nhu the nao?-Hinh-2

Không có quạt điện, người xưa có quạt tròn

Hình ảnh ông lão cầm chiếc quạt tròn ngồi dưới bóng cây hóng mát xuất hiện nhiều tại các con đường, ngõ hẻm ở phương Nam. Quạt hương bồ là loại của quạt tròn, là một trong những kiểu quạt địa phương sớm nhất của Trung Quốc với lịch sử hàng nghìn năm. Chúng bắt nguồn từ thời Tiên Tần - Hán, phổ biến vào thời Đường - Tống, hầu hết chúng đều có dạng hình tròn nên được gọi là quạt tròn.

Ngoài ra quạt hương bồ còn có hình lục giác, bát giác, hình trống, hình lá chuối và các kiểu khác. Người dân thường sử dụng cành lá hương bồ hoặc sợi tre mỏng, cỏ măng tây để dệt, vừa rẻ lại vừa thiết thực giúp con người một phần giảm được nắng nóng.

Phát hiện bệ sen cổ tại chùa An Thái

Bệ sen được chế tác hoàn toàn bằng gạch đất nung chạm khắc vô cùng tinh tế, có trọng lượng khoảng 20kg.

Ngày 1/9, tại chùa An Thái (xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) trong lúc đang đào đất để trồng cây dưới chân Núi Mỏ Phượng; tình cờ đã phát hiện bệ sen cổ có niên đại từ thế kỷ VI (thời Đường thuộc - ảnh) nằm sâu dưới lòng đất khoảng 1m. Bệ sen được chế tác hoàn toàn bằng gạch đất nung chạm khắc vô cùng tinh tế, có trọng lượng khoảng 20kg.
Ngày 1/9, tại chùa An Thái (xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) trong lúc đang đào đất để trồng cây dưới chân Núi Mỏ Phượng; tình cờ đã phát hiện bệ sen cổ có niên đại từ thế kỷ VI (thời Đường thuộc - ảnh) nằm sâu dưới lòng đất khoảng 1m. Bệ sen được chế tác hoàn toàn bằng gạch đất nung chạm khắc vô cùng tinh tế, có trọng lượng khoảng 20kg.
Đế sen là 1 khối hình tròn rỗng, tượng trưng cho vạn pháp quy tâm theo tinh thần Bát nhã tâm kinh, thân tạo múi dáng tổng cộng có 37 cánh sen mềm mại, như bông sen đang độ khai mãn, 37 cánh sen biểu thị tượng trưng cho 37 phẩm trợ đạo, bệ đài sen được tạo tác rất công phu với 2 lớp, diềm cánh xếp vòng tròn đồng tâm. Lớp dưới có 18 cánh, biểu thị tượng trưng cho 18 vị La-hán, lớp trên có 19 cánh sen biểu thị tượng trưng cho 1 quả vị Phật và 18 quả vị La-hán, xen kẽ giữa các lớp cánh sen là đường chỉ nổi và diềm văn chấm tròn như nhụy hoa.
Đế sen là 1 khối hình tròn rỗng, tượng trưng cho vạn pháp quy tâm theo tinh thần Bát nhã tâm kinh, thân tạo múi dáng tổng cộng có 37 cánh sen mềm mại, như bông sen đang độ khai mãn, 37 cánh sen biểu thị tượng trưng cho 37 phẩm trợ đạo, bệ đài sen được tạo tác rất công phu với 2 lớp, diềm cánh xếp vòng tròn đồng tâm. Lớp dưới có 18 cánh, biểu thị tượng trưng cho 18 vị La-hán, lớp trên có 19 cánh  sen biểu thị tượng trưng cho 1 quả vị Phật và 18 quả vị La-hán, xen kẽ giữa các lớp cánh sen là đường chỉ nổi và diềm văn chấm tròn như nhụy hoa.  

Bồi hồi ngắm nội thất truyền thống trong nhà Việt xưa

(Kiến Thức) - Sập gụ, tủ chè, trường kỷ, chõng tre...là những đồ nội thất truyền thống không thể thiếu trong nhiều gia đình Việt thời xưa. 

Boi hoi ngam lai do noi that truyen thong trong nha Viet xua
 Tủ chè là một trong những đồ nội thất truyền thống của ông bà ta thời xưa. Ngoài việc để trưng bày đồ trang trí, cất giữ đồ vật, tủ chè còn được dùng làm bàn thờ tổ tiên. Ảnh: Donhoco.

Đọc nhiều nhất

Tin mới