Người xưa có câu “Đói đến mấy cũng đừng ăn đồ cúng mộ"

Vì sao “đói đến mấy cũng đừng ăn đồ cúng mộ”? Hóa ra người xưa muốn gửi gắm một thông điệp ý nghĩa qua câu này.

Người xưa có câu “Đói đến mấy cũng đừng ăn đồ cúng mộ"

Từ thời xưa, cổ nhân đã đúc rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống hàng ngày. Chúng được gửi gắm một cách khéo léo thông qua nhiều câu nói nổi tiếng truyền từ đời này sang đời khác.

Cuộc sống hiện nay đã có nhiều thay đổi , nhưng vẫn có những kinh nghiệm của người xưa còn không ít giá trị.

Câu nói "Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác" là một minh chứng.

Người xưa thường tin rằng người đã khuất có thể nhận được lễ vật. Chính vì vậy, khi đi tảo mộ, chúng ta sẽ bắt gặp có một số đồ ăn, hoa quả, bánh kẹo được đặt trước mộ của người đã khuất. Những lễ vật này đương nhiên có nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung lại là muốn tỏ lòng thành kính.

Nguoi xua co cau “Doi den may cung dung an do cung mo

Người xưa cho rằng không nên ăn trộm đồ cúng hay lễ vật ở trước mộ người khác.

Do đó, theo quan niệm của người xưa, nếu ai đó ăn trộm lễ vật ở mộ của người khác thì đây là một hành vi bất kính, vi phạm đạo đức. Trong khi đó, với những người đi đường, cho dù đói đến đâu thì cũng không nên ăn đồ cúng ở các ngôi mộ bên đường vì có thể gây họa cho bản thân.

Hơn nữa, đối với các gia đình giàu có vào thời xưa, khi đi tảo mộ, ngoài đồ cúng, họ còn có thể mang theo một số lễ vật quý giá như tiền, lụa. Do đó, nếu người qua đường trộm những đồ vật này thì đây là hành vi vô đạo đức.

Nguoi xua co cau “Doi den may cung dung an do cung mo

Đồ cúng hay lễ vật là để bày tỏ lòng thành kính của con cháu với người đã khuất.

Vế đầu của câu trên là "Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ". Vế này muốn gửi gắm thông điệp rằng dù bạn có nghèo đói đến đâu thì cũng không nên ăn đồ cúng ở mộ của người khác. Bởi đây không chỉ là điều đáng hổ thẹn mà còn có thể mang đến những điềm xấu hay tai họa đến với bản thân và gia đình.

"Dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác" có nghĩa là gì?

Nguoi xua co cau “Doi den may cung dung an do cung mo

Người xưa quan niệm rằng, nam nữ nếu không phải mối quan hệ vợ chồng thì nên tránh tiếp xúc thân mật.

Sở dĩ người xưa nói rằng dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác là vì xuất phát từ những quy định hà khắc trong xã hội phong kiến thời xưa. Việc tiếp xúc giữa người với người cần phải chú ý tới những quy định và phép xã giao. Ngay cả bạn thân cũng không tiếp xúc cơ thể với nhau. Thay vào đó, những người bạn có thể cùng nhau uống trà, dùng bữa và trò chuyện với nhau.

Ngoài ra, người xưa thường nói "nam nữ thụ thụ bất thân", đại ý là nam nữ không nên trực tiếp đụng chạm vào thân thể của nhau. Nếu nam nữ tiếp xúc quá nhiều, rất dễ bị người khác đàm tiếu.

Phụ nữ thời xưa cũng không được tùy tiện ra ngoài hay trò chuyện với người lạ. Hơn nữa, nếu muốn gả vào một gia đình giàu, sự trong sạch của một người phụ nữ là điều được coi trọng. Bởi nếu người khác biết rằng một cô gái ngồi lên trên đùi của người đàn ông khác thì thanh danh sẽ bị tổn hại. Đồng thời cuộc sống của cô gái cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Đàn ông không nên ngồi lên đùi người khác là vì phép lịch sự. Còn đối với phụ nữ ngồi lên đùi của người đàn ông thì chắc chắn sẽ bị những người khác bàn tán và hiểu lầm về mối quan hệ giữa hai người.

Chính vì vậy, người xưa cho rằng "dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác". Nếu không phải là vợ chồng thì tốt nhất nên tránh ngồi lên đùi người khác, đặc biệt là người khác phái. Điều này nhằm tránh những hiểu lầm đáng tiếc, nhất là đối với chị em phụ nữ.

Có thể thấy rằng câu nói này của người xưa dường như vẫn còn rất nhiều giá trị trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Cuộc đời ngang trái của Hồ Xuân Hương ẩn sau bài thơ Bánh trôi nước?

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Điểm độc đáo trong thơ bà là mượn cảnh để ngụ tình, mượn vật để nói người. Bài thơ Bánh trôi nước là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Cuộc đời ngang trái của Hồ Xuân Hương ẩn sau bài thơ Bánh trôi nước?
Cuoc doi ngang trai cua Ho Xuan Huong an sau bai tho Banh troi nuoc?
Trong bài thơ Bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã lựa chọn bánh trôi nước, một loại bánh dân giã nước làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến.
 
Cuoc doi ngang trai cua Ho Xuan Huong an sau bai tho Banh troi nuoc?-Hinh-2

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Cuoc doi ngang trai cua Ho Xuan Huong an sau bai tho Banh troi nuoc?-Hinh-3
Không chỉ Bánh trôi nước, trong sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương nổi tiếng là nhà thơ mượn cảnh để ngụ tình, mượn vật để nói người. Trong bài thơ Vịnh cái quạt, bà cũng mượn hình ảnh cái quạt để ca ngợi vẻ đẹp người thiếu nữ và miêu tả khát vọng phàm tục của những người đàn ông. 
Cuoc doi ngang trai cua Ho Xuan Huong an sau bai tho Banh troi nuoc?-Hinh-4

Đây chính là điểm độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương. Thơ của bà được đánh giá cao với nét thanh thanh tục tục đặc sắc, đóng góp rất nhiều trong việc Việt hóa thơ Đường luật.

Cảm nhận mùa thu qua thơ Trần Minh

Mùa thu luôn gợi lên cảm xúc lãng mạn khó tả. Mùa thu năm nay đặc biệt hơn khi cả nước đang chung sức đồng lòng phòng chống dịch COVID-19. Tác giả Trần Minh đã viết nên những bài thơ giản dị mà ý nghĩa về không khí mùa thu đáng nhớ của năm 2021. 
 

Cảm nhận mùa thu qua thơ Trần Minh

Báo Tri thức và Cuộc sống xin giới thiệu đến quý vị độc giả chùm thơ mùa thu của tác giả Trần Minh.

THU ƠI BUỒN SẼ QUA

Lau bàn thờ đừng dùng nước lã: Pha nước này tổ tiên phù hộ

Khi lau dọn bàn thờ, tuyệt đối không dùng nước lã với mục đích tẩy uế.

Lau bàn thờ đừng dùng nước lã: Pha nước này tổ tiên phù hộ

Theo các chuyên gia phong thủy, việc dùng nước lã lau bàn thờ là chưa đúng. Gia chủ nên dùng 3 loại nước dưới đây để lau bàn thờ giúp tăng tài lộc, phước lành trong nhà.

Nước rượu pha gừng

Đọc nhiều nhất

Tin mới