Người xưa ăn cơm xong đặt một đồng bạc lên bàn rồi bỏ đi?

Tôi tin rằng bạn sẽ luôn nhìn thấy cảnh này trong các thể loại phim truyền hình cổ trang.

Và câu hỏi đặt ra là tại sao tiểu nhị không trả lại tiền thừa? Hoặc giả sử quan khách đó trả không đủ tiền thì sao?

Điều này thực sự liên quan đến giá của bạc cổ. Nếu mọi người biết được giá trị của bạc trong thời phong kiến ở Trung Quốc thì sẽ không còn nghi ngờ gì nữa.

Nguoi xua an com xong dat mot dong bac len ban roi bo di?

Điều đầu tiên cần nói là vàng và bạc đều rất quý hiếm do công nghệ khai thác và tinh luyện thời kỳ đó chưa hoàn thiện. Người dân thường sẽ dùng tiền đồng để thanh toán các nhu cầu hàng ngày. Chỉ một số gia đình cao sang quyền quý mới bỏ ra một lượng bạc để tiêu dùng.

Sau thời nhà Minh, khi thực dân châu Âu và Mỹ phát hiện ra một số lượng lớn các mỏ bạc ở Philippines và châu Mỹ, đồng bạc tiếp tục tràn vào thị trường Trung Quốc dọc theo Con đường Tơ lụa trên biển, và người dân bắt đầu sử dụng chúng rộng rãi.

Nguoi xua an com xong dat mot dong bac len ban roi bo di?-Hinh-2

Giá trị của bạc là bao nhiêu?

Thời xưa, để tính toán giá trị tiền cổ, người ta thường dùng phương pháp trao đổi đồ vật tương đương giá trị. Vật phẩm ngàn năm không thay đổi của Trung Quốc chính là gạo, bởi vậy trong thời bình dùng vật giá gạo để ghi chép làm tiêu chuẩn, tiến hành tính toán sơ lược, về cơ bản sẽ có được đáp án giá trị tiền tệ của ngân lượng.

Nguoi xua an com xong dat mot dong bac len ban roi bo di?-Hinh-3

Năm Vạn Lịch triều Minh ghi chép, một lạng bạc có thể mua được 2 bao gạo thông thường. Thời đó, một bao khoảng 94.4 kg, một lạng bạc mua được 188.8 kg gạo. Ngày nay một gia đình Trung Quốc thông thường ăn nửa cân gạo từ 1.5 tệ đến 2 tệ, lấy mức giá trung bình ở giữa là 1.75 để tính thì tính được 1 lạng bạc = 660.8 tệ (2.3 triệu đồng).

Đời Đường, sức mua của một lạng bạc lớn hơn. Năm Trinh Quan đời vua Đường Thái Tông vật chất phong phú, thông thường 1 lạng bạc có thể mua 200 đấu gạo, 10 đấu gạo là 1 bao, vậy tổng là 20 bao, đời Đường 1 bao là 59kg. Lấy giá 1.75 tệ nửa cân để tính thì 1 lượng bạc tương đương 4130 tệ (14 triệu đồng).

Nguoi xua an com xong dat mot dong bac len ban roi bo di?-Hinh-4

Năm Khai Nguyên Đường Huyền Tông xảy ra lạm phát, giá gạo tăng lên 10 đồng tiền một đấu, vậy 1 lạng bạc = 2065 nhân dân tệ (7.2 triệu đồng).

Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, bạc càng mất giá theo lưu thông, chỉ còn khoảng 600-800 nhân dân tệ, và vào cuối thời nhà Thanh, giá một hoặc hai lượng bạc chỉ còn khoảng 200 nhân dân tệ. Giá lưu hành tiền tệ căn bản, nhưng cho dù giá của nó có thấp bao nhiêu, cũng đủ đáp ứng một bàn ăn.

Nguoi xua an com xong dat mot dong bac len ban roi bo di?-Hinh-5

Một bữa ăn thông thường tại các tửu quán tất nhiên không tiêu tốn tới vậy, dù là món ngon hiếm có đi nữa. Trên thực tế, người xưa thường thanh toán tiền bằng các đồng xu đồng, việc trả tiền bằng nén bạc không quá phổ biến, mà chỉ được phóng đại trong phim truyền hình.

Phụ nữ thời phong kiến chưa chồng mà chửa bị xử thế nào?

(Kiến Thức) - Trinh tiết là điều hết sức quan trọng đối với phụ nữ thời phong kiến ở Trung Quốc. Vì vậy, nếu cô gái nào có thai trước khi cưới thì sẽ đối mặt với những hậu quả khủng khiếp, thậm chí có người bị dồn đến con đường chết.

Phu nu thoi phong kien chua chong ma chua bi xu the nao?
 Phụ nữ thời phong kiến ở Trung Quốc đều phải thực hiện tam tòng, tứ đức. Thêm nữa, việc giữ gìn trinh tiết rất được coi trọng. Bất cứ cô gái nào nếu có thai trước khi cưới đều phải đối mặt với những hậu quả khôn lường.

Có phải mỗi lần đổi Hoàng Đế đều đổi một lần hậu cung?

Hoàng đế thời phong kiến cổ đại phải nói là đứng trên ngàn vạn người, là người độc tôn duy nhất. Thế nên một khi Hoàng đế qua đời, con đường của tam cung lục viện thấp thập nhị phi cũng không giống nhau.

Đầu tiên là tuẫn táng (chôn người sống theo người đã chết), chế độ tuẫn táng bắt đầu từ thời Thương, mãi cho tới đời nhà Thanh mới được hủy bỏ hoàn toàn. Thế nên sau khi hoàng đế xã hội phong kiến qua đời, rất nhiều phi tần đều phải dựa theo cấp bậc trong xã hội phong kiến để thực hiện chế độ tuẫn táng. Có thể nói chế độ tuẫn táng này vô cùng tàn khốc. Dưới thời nhà Minh, Minh Huyên Tông chết rồi mà vẫn còn bắt 10 phi tần tuẫn táng cùng, khi ấy có một cung nữ tên Quách Ái, vừa mới nhập cung chưa tới 1 tháng thì Minh Huyên Tông mất, Minh Huyên Tông mất thì lại yêu cầu nàng tuẫn táng theo. Quách Ái xuất thân trong gia đình gia giáo, được học hành đàng hoàng, trời sinh khí chất xinh đẹp, tài hoa hơn người, tuổi còn nhỏ mà đã nổi tiếng khắp chốn gần xa là một tuyệt sắc tài nữ, đặc biệt có năng khiếu làm thơ viết văn.

Sau khi nghe được tin tức này, Quách Ái vô cùng phẫn nộ, thế nên đã viết một bài thơ tuyệt mệnh với đại ý như sau: “Cuộc đời ngắn hay dài chẳng thể nào biết được, không cần phải so đo tính toán. Sống mà như một giấc mơ, chết rồi thì mới được coi là tỉnh mộng. Còn phải đi chết trước cả người thân của mình, thật sự cảm thấy hổ thẹn vì chưa báo hiếu được. Lòng thấy thê lương vì không thể tự quyết định cuộc đời của mình, như vậy có thể tưởng nhớ cho ta rồi”. Đó chính là chế độ tuẫn táng của nhà Minh.

“Bản án tù chung thân” của cung nữ Trung Quốc thời phong kiến

Cung nữ Trung Quốc thời phong kiến nhập cung từ khi chưa đến 20 tuổi. Họ sống và làm việc trong cung cho đến khi về già, thậm chí là đến lúc chết. Cuộc sống như vậy giống như "bản án tù chung thân" dành cho họ. 

“Ban an tu chung than” cua cung nu Trung Quoc thoi phong kien
 Hàng ngày, hoàng đế và các phi tần trong hậu cung luôn có nhiều kẻ hầu người hạ. Trong đó, cung nữ Trung Quốc thời phong kiến là những người có địa vị thấp trong hậu cung. Họ có nhiệm vụ hầu hạ việc ăn uống, quần áo, trang điểm, nghỉ ngơi... cho chủ nhân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới