Người Xê Đăng đào được củ sâm Ngọc Linh quý hiếm gần một kg

Mới đây, trong lúc vào rừng đặt bẫy thú, một người dân ở Nam Trà My, Quảng Nam đã phát hiện cây sâm Ngọc Linh quý hiếm với phần củ sâm dài hơn chiếc đũa, thân cây có sáu nhánh, cao hơn 50 cm.

Anh Hồ Văn Giới cùng hai người trong xã Trà Linh (Nam Trà My, Quảng Nam) đi bộ bốn giờ để vào rừng đặt bẫy thú. Đi qua cánh rừng nguyên sinh trên đỉnh núi Ngọc Linh, các anh phát hiện cây sâm.
"Nó mọc trên gốc cây dương xỉ, rễ đeo bám khắp củ sâm nên mất hơn ba giờ mới đào xong”, anh Giới cho biết. Phần củ sâm dài hơn chiếc đũa, thân cây có sáu nhánh, cao hơn 50 cm. Rửa sạch đất đưa lên cân, cả củ và thân cây nặng 8 lạng. Nhóm anh Giới mang sâm về bán lại cho một thương lái.
 
Củ sâm Ngọc Linh gần một kg. Ảnh: Vnexpress
 Củ sâm Ngọc Linh gần một kg. Ảnh: Vnexpress
Ông Trịnh Minh Quý, Giám đốc Trung tâm sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My đánh giá, đây là củ sâm quý hiếm, tuổi đời lớn. Hiện trong tự nhiên, sâm như loại này rất hiếm.
"Củ sâm này giá bán từ 400 đến 500 triệu đồng", ông Quý nói và thông tin cách đây gần hai năm một người dân xã Trà Linh đào được một củ sâm gần một kg, tuổi đời trên 100 năm.
Được biết, sâm Ngọc Linh vốn được người dân Xê Đăng sống dưới ngọn núi cao nhất miền Trung dùng để chữa bệnh. Họ gọi đó là “thuốc dấu”. Những năm chiến tranh, người dân thường dùng "thuốc dấu" trị vết thương, sốt rét... cho bộ đội.
Loài cây được biết đến rộng rãi vào năm 1973, khi dược sĩ Đào Kim Long được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đi tìm và nghiên cứu các loại thuốc quý để chữa bệnh cho bộ đội. Sau hàng năm trời cuốc bộ dọc dãy Trường Sơn, dược sĩ Long tìm ra loài cây mà người dân Xê Đăng vẫn dùng để trị bách bệnh. Ông sau đó đặt tên cho loài cây là sâm Ngọc Linh, hay sâm K5.
Việc cây thuốc quý được biết đến rộng rãi vô tình khiến cho hàng trăm người tứ xứ đổ xô lên núi săn lùng. Chỉ trong vài năm, cây sâm tự nhiên gần như tuyệt chủng. May mắn, thời điểm này một số người dân địa phương lo ngại biến mất loài cây quý nên đã tổ chức ươm giống và mang sâm tự nhiên từ trong rừng về nhà trồng để bảo tồn loài sâm quý này.
Vào tháng 9/2015, Chính phủ phê duyệt đề án quốc gia về phát triển sâm Ngọc Linh đến năm 2030 với mục tiêu mở rộng vùng trồng sâm ra 7 xã của huyện Nam Trà My (Quảng Nam) với tổng diện tích 30.000 hecta, mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng.
Đầu tháng 6/2017 vừa qua, Thủ tướng phê duyệt sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) là sản phẩm quốc gia.

Những đại gia phất lên nhờ sở hữu vườn sâm Ngọc Linh “khủng“

(Kiến Thức) - Trên núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam, có rất nhiều đại gia sâm rừng giàu có "phất lên" nhờ sở hữu những vườn sâm Ngọc Linh giá trị.

Ông Hồ Kim Lĩnh ở Nam Trà My, Quảng Nam được xem là đại gia sâm rừng nhờ sở hữu vườn sâm Ngọc Linh đắt giá. Cây sâm Ngọc Linh 7 nhánh cực kỳ quý hiếm do ông Hồ Kim Lĩnh chăm sóc được trả giá 30.000 USD (hơn 600 triệu đồng) nhưng ông vẫn không bán.
Ông Hồ Kim Lĩnh ở Nam Trà My, Quảng Nam được xem là đại gia sâm rừng nhờ sở hữu vườn sâm Ngọc Linh đắt giá. Cây sâm Ngọc Linh 7 nhánh cực kỳ quý hiếm do ông Hồ Kim Lĩnh chăm sóc được trả giá 30.000 USD (hơn 600 triệu đồng) nhưng ông vẫn không bán.

Tận mục củ sâm Ngọc Linh rừng hơn 100 tuổi giá 250 triệu

Ngay sau khi nhận được tin báo về củ sâm Ngọc Linh “khủng” từ cha con ông Hồ Văn Hạnh, cô chủ hàng tạp hóa bắt đầu một thương vụ buôn bán.

Cơn sốt săn tìm sâm cổ nơi miền đại ngàn Ngọc Linh nóng lên hàng ngày sau khi có tin hai cha con ông Hồ Văn Hạnh ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đào được củ sâm Ngọc Linh “khủng” hơn 100 tuổi, nặng gần 1 kg, bán được hơn 250 triệu đồng. Hàng trăm người đổ xô vào vùng rừng Ngọc Linh săn tìm sâm quí.
 Cơn sốt săn tìm sâm cổ nơi miền đại ngàn Ngọc Linh nóng lên hàng ngày sau khi có tin hai cha con ông Hồ Văn Hạnh ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đào được củ sâm Ngọc Linh “khủng” hơn 100 tuổi, nặng gần 1 kg, bán được hơn 250 triệu đồng. Hàng trăm người đổ xô vào vùng rừng Ngọc Linh săn tìm sâm quí.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.