Người Việt ở Indonesia đi tìm không khí Tết quê nhà

Đối với những người Việt Nam sống xa quê hương tại thủ đô Jakarta của Indonesia, khu chợ của người Hoa ở Kota Tua (phố cổ) là một địa chỉ quen thuộc và hữu ích không chỉ trong cuộc sống thường nhật mà đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán.
 

Người Hoa cũng ăn Tết năm mới như người Việt nên ngày Tết ở khu chợ này thường bày bán đủ loại thực phẩm, hàng hóa, nhất là những món đồ đặc biệt “cả năm dùng một lần” dành riêng cho những ngày Tết và chỉ có thể tìm mua được ở đây.
Nằm ngay gần trung tâm thành phố Jakarta và ở giữa khu phố cổ Kota Tua, khu chợ người Hoa là một trong những bến đỗ của xe buýt Transjakart tuyến Blok M-Kota nối từ phía Nam đến trung tâm. Khu chợ được bắt đầu bằng một tòa nhà khá bề thế với khu vực đỗ xe riêng và khu buôn bán riêng, bên trong gồm 4 tầng bố trí các gian hàng. Tuy nhiên, nơi đông vui tấp nập hơn cả lại là dọc con đường dẫn vào khu bán thực phẩm.
Nguoi Viet o Indonesia di tim khong khi Tet que nha
 Nhiều người Việt đến khu chợ này để tìm không khí Tết và mua những món đồ trang trí nhà cửa. 
Ngược dòng lịch sử, người Trung Quốc nhập cư đến Indonesia hầu như đều thuộc các nhóm người Hoa tại Phúc Kiến và Quảng Đông, là các tỉnh vốn nổi tiếng bởi tính đa dạng khu vực. Nhóm người Hoa đầu tiên định cư với số lượng lớn tại Indonesia có nguồn gốc từ phía Nam tỉnh Phúc Kiến và chiếm đa số trong các nhóm di dân cho đến giữa thế kỷ 19. Họ cũng mang theo văn hóa thương thuyền hàng hải để bắt đầu buôn bán và ổn định cuộc sống lâu dài tại Indonesia.
Có lẽ, cộng đồng người Hoa cư trú tại khu vực Kota Tua này ở Jakarta bắt nguồn từ khi đó và khu chợ cũng được hình thành như một tất yếu của đời sống. Hầu hết những người tìm đến chợ là người Hoa và người Indonesia gốc Hoa, nên tại khu chợ này cũng có thể dùng tiếng Trung để trao đổi mua bán.
Theo quan niệm của người Hoa, màu đỏ và màu vàng tượng trưng cho sự may mắn nên hầu hết hàng hóa được bày bán ở đây đều mang hai sắc màu đó. Sắc đỏ chủ đạo của hàng hóa tràn ngập con đường, từ những phong bao mừng tuổi, đồ trang trí nhà cửa, bàn thờ hay trang phục cho ngày Tết đều chủ yếu mang một màu đỏ rực kết hợp với màu vàng nổi bật.
Nguoi Viet o Indonesia di tim khong khi Tet que nha-Hinh-2
Những ngày gần Tết, nhiều kiot bán hàng được dựng thêm dọc đường vào chợ. 
Những ngày chợ Tết, dòng người xe tấp nập suốt dọc đường và cảnh ùn tắc tất nhiên là khó tránh khỏi. Dòng người tấp nập vào ra chợ, mua bán, chuyển hàng hóa… không khác mấy so với cảnh chợ Tết ở Việt Nam.
Chị Nguyễn Tú Phương, một người Việt tại Jakarta cho biết: “Tôi sống ở đây được 3 năm rồi, năm nào tôi cũng đi chợ này vào dịp Tết dù tôi sống ở phía Nam thành phố và khá xa khu vực này. Nhưng muốn có không khí Tết thì phải đến đây. Chợ này không khác mấy ở Việt Nam, mọi thứ như đồ tươi, hoa, quần áo... tất nhiên là rất đắt so với ở Việt Nam”.
Dịp Tết Nguyên đán cũng là dịp làm ăn bận rộn của những người buôn bán ở đây, nhiều quầy hàng đã được dựng lên và cho thuê trong dịp cao điểm này.
Nguoi Viet o Indonesia di tim khong khi Tet que nha-Hinh-3
 Khu vực bán thực phẩm bên trong chợ.
Anh Irpan Husaeni, người Indonesia, chủ một gian hàng đã 3 năm thuê ở đây để bán hàng vào dịp Tết, cho biết giá thuê cửa hàng 1 tháng Tết năm nay là 5 triệu rupiah (tương đương khoảng 9-10 triệu VND). Thời gian này rất đông khách nên mỗi ngày cửa hàng của anh thường bán được khoảng 2-3 triệu rupiah tiền hàng, ngày cuối tuần thì có thể được 5 - 6 triệu rupiah. Hàng hoá bày bán ở đây chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.
Ở khu chợ này có thể tìm mua được nhiều thứ nguyên liệu và gia vị cho các món ăn Việt Nam như hoa hồi, quế, măng tươi… Đây cũng là nơi thịt lợn được bày bán trên các sạp nhiều nhất ở đất nước Hồi giáo Indonesia.
Trong dịp Tết Nguyên đán, rất nhiều người Việt tại Jakarta đã đến khu chợ này để mong tìm được chút không khí gần giống với không khí Tết tại quê nhà và tìm mua những thực phẩm hay những món đồ trang trí nhà cửa trong ngày Tết của gia đình.

Choáng cảnh người dân Trung Quốc ùn ùn về quê ăn Tết

(Kiến Thức) - Hàng trăm nghìn người dân trên khắp đất nước Trung Quốc đã bắt đầu hành trình về quê ăn Tết, sum họp với gia đình. Đây được coi cuộc di chuyển lớn nhất thế giới, dự kiến kéo dài từ ngày 1/2 đến 12/3.

Theo Daily Mail, ngày 1/2, hàng trăm nghìn người dân Trung Quốc đã bắt đầu hành trình về quê ăn Tết. Đây được coi cuộc di chuyển lớn nhất thế giới, dự kiến kéo dài đến ngày 12/3. (Nguồn ảnh: Reuters/Daily Mail)
Theo Daily Mail, ngày 1/2, hàng trăm nghìn người dân Trung Quốc đã bắt đầu hành trình về quê ăn Tết. Đây được coi cuộc di chuyển lớn nhất thế giới, dự kiến kéo dài đến ngày 12/3. (Nguồn ảnh: Reuters/Daily Mail)
Theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, dự kiến 1,4 tỷ người Trung Quốc sẽ thực hiện 2,98 tỷ chuyến đi bằng tàu hỏa, xe buýt hoặc máy bay trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay.
 Theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, dự kiến 1,4 tỷ người Trung Quốc sẽ thực hiện 2,98 tỷ chuyến đi bằng tàu hỏa, xe buýt hoặc máy bay trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay.
Trong đó, ngành đường sắt Trung Quốc ước tính sẽ phục vụ khoảng 390 triệu hành khách.
 Trong đó, ngành đường sắt Trung Quốc ước tính sẽ phục vụ khoảng 390 triệu hành khách.
Theo Daily Mail, gần 10 triệu người sẽ di chuyển bằng tàu hỏa mỗi ngày trong những ngày tới.
Theo Daily Mail, gần 10 triệu người sẽ di chuyển bằng tàu hỏa mỗi ngày trong những ngày tới.
Đông đảo hành khách chờ lên tàu tại Nhà ga xe lửa Hongqiao hôm 1/2.
Đông đảo hành khách chờ lên tàu tại Nhà ga xe lửa Hongqiao hôm 1/2.   
Hầu hết hành khách là những người lao động nhập cư ra thành phố làm việc và trở về quê nhà của họ để sum họp với gia đình dịp Tết Nguyên Đán.
 Hầu hết hành khách là những người lao động nhập cư ra thành phố làm việc và trở về quê nhà của họ để sum họp với gia đình dịp Tết Nguyên Đán.
Cảnh sát đặc nhiệm Trung Quốc đảm bảo an ninh tại nhà ga Bắc Kinh hôm 1/2.
Cảnh sát đặc nhiệm Trung Quốc đảm bảo an ninh tại nhà ga Bắc Kinh hôm 1/2. 
Nhà ga Yuncheg North ở tỉnh Sơn Tây đông nghẹt người.
Nhà ga Yuncheg North ở tỉnh Sơn Tây đông nghẹt người. 
Mọi người xếp hàng lên tàu tại nhà ga Nam Kinh.
Mọi người xếp hàng lên tàu tại nhà ga Nam Kinh. 
Hành lý của người dân xếp hàng dài tại nhà ga Shenyang North ở tỉnh Liêu Ninh.
 Hành lý của người dân xếp hàng dài tại nhà ga Shenyang North ở tỉnh Liêu Ninh.
Bé gái bật khóc khi ngồi trên hành lý tại nhà ga Hongqiao ở Thượng Hải.
 Bé gái bật khóc khi ngồi trên hành lý tại nhà ga Hongqiao ở Thượng Hải.
Hành khách mang theo nhiều hành lý đứng chờ lên tàu tại nhà ga Bắc Kinh.
 Hành khách mang theo nhiều hành lý đứng chờ lên tàu tại nhà ga Bắc Kinh.
Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết sẽ sắp xếp những chuyến tàu bổ sung để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trên khắp đất nước trong dịp nghỉ lễ này.
 Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết sẽ sắp xếp những chuyến tàu bổ sung để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trên khắp đất nước trong dịp nghỉ lễ này.
Đối với nhiều người lao động xa quê, Tết là thời gian duy nhất họ trở về nhà để sum họp với gia đình.
 Đối với nhiều người lao động xa quê, Tết là thời gian duy nhất họ trở về nhà để sum họp với gia đình.
Cảnh sát Trung Quốc làm nhiệm vụ tại nhà ga Bắc Kinh.
 Cảnh sát Trung Quốc làm nhiệm vụ tại nhà ga Bắc Kinh.

Không khí rộn ràng đón Tết âm lịch phủ khắp châu Á

Người dân châu Á ở khắp nơi trên thế giới đang có những hoạt động náo nhiệt chào đón năm mới âm lịch (xuân Mậu Tuất 2018).

Năm nay, người dân các nước ăn Tết âm lịch sẽ đón năm mới (ngày đầu tiên của năm âm lịch 2018) vào ngày 16/2 (theo dương lịch). Ảnh: Aljazeera.
 Năm nay, người dân các nước ăn Tết âm lịch sẽ đón năm mới (ngày đầu tiên của năm âm lịch 2018) vào ngày 16/2 (theo dương lịch). Ảnh: Aljazeera.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.