Người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ

Việt Nam đã công bố người thứ 2 sau Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ.

Vượt qua hơn 20.000 thí sinh dự thi, Thanh Long cùng hai ứng viên khác là Mai Nguyễn Đình Huy và Nguyễn Hoài Nam đã lọt vào top 3. Mai Huy đã có thành tích 2 năm tập chạy marathon tại Australia và là người Việt Nam duy nhất chạy bộ từ Móng Cái tới Cà Mau trong 2 tháng. Trong khi Hoài Nam là học viên phi công của Vietnam Airlines với lợi thế về điều khiển ở độ cao.
Trong buổi công bố người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ - Trung tướng, Anh hùng Phạm Tuân - gửi lời nhắn nhủ tới các thành viên trong chương trình: “Bay vào vũ trụ không phải thật khó nhưng cũng không phải dễ dàng. Vũ trụ mênh mông, mang trong đó những mạo hiểm. Mơ ước và quyết tâm chưa đủ, con người có bản lĩnh và biết cách thực hiện quyết tâm đó. Khi bước vào trung tâm phải học, học nữa, học mãi”.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bay vào vũ trụ từ lâu đã trở thành mơ ước của nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam. Người được đại diện cho tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thanh niên Việt Nam trong lần này là chàng trai Vũ Thanh Long. Sinh năm 1993 tại TPHCM, ước mơ được làm việc tại NASA, Long là sinh viên ngành kỹ sư hóa tại Australia. Sở thích của Long là chơi trống, guitar, hát.
Long chấp nhận tạm hoãn việc học để trở về Việt Nam tham gia cuộc thi vì đối với anh, đây chính là cơ hội vàng để thỏa mãn niềm đam mê chinh phục không gian.

Người Việt Nam tiếp theo bay vào vũ trụ

Thời gian gần đây trên nhiều trang tìm việc làm uy tín tại Việt Nam đều đăng tải một tin tuyển dụng gây xôn xao cho mọi người. Với mô tả việc làm là “bay lên vũ trụ”, có thể nói đây là lần đầu tiên một công việc như vậy được đăng tuyển tại Việt Nam.

Vệ tinh siêu nhỏ sắp phóng lên ISS do VN tự chế tạo


Phía VNSC cho hay, toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh gồm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm được thực hiện tại Việt Nam.

Những bước kiểm tra cuối cùng tại Nhật Bản trước khi bàn giao vệ tinh Pico Dragon cho JAXA (Ảnh: VNSC)
 Những bước kiểm tra cuối cùng tại Nhật Bản trước khi bàn giao vệ tinh Pico Dragon cho JAXA (Ảnh: VNSC)

Tìm vật chất tối trong vũ trụ ở “Gặp gỡ Việt Nam”

Sáng 29/7, "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9 được khởi động bằng 2 cuộc hội thảo khoa học quốc tế lồng ghép với chủ đề "Vũ trụ học trong kỷ nguyên Planck" , "Thuyết tương đối rộng và lực hấp dẫn".

Phát biểu khai mạc, GS Trần Thanh Vân, người tổ chức "Gặp gỡ Việt Nam", cho rằng hội thảo mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm gợi mở cho các nhà khoa học, đặc biệt các nhà khoa học trẻ, trong việc tìm ra các hạt vật chất mang điện tích âm trong vũ trụ, còn gọi là vật chất bóng tối.
Các nhà khoa học tiếp tục thảo luận sôi nổi về hạt vật chất mang điện tích âm bên ngoài hội thảo.
Các nhà khoa học tiếp tục thảo luận sôi nổi về hạt vật chất mang điện tích âm bên ngoài hội thảo. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới