Người Việt lần đầu giao chiến với hậu duệ Thành Cát Tư Hãn ở đâu?

Người Việt lần đầu giao chiến với hậu duệ Thành Cát Tư Hãn ở đâu?

Đây là trận đánh đầu tiên của quân dân nhà Trần với đạo quân Mông Cổ xâm lược năm 1258.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Bình Lệ Nguyên là trận đánh đầu tiên giữa quân đội nhà Trần với quân xâm lược Mông Cổ. Trận đánh diễn ra vào ngày 17/1/1258. Ảnh: Zing News
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Bình Lệ Nguyên là trận đánh đầu tiên giữa quân đội nhà Trần với quân xâm lược Mông Cổ. Trận đánh diễn ra vào ngày 17/1/1258. Ảnh: Zing News
Sau khi bành trướng được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phương Bắc, cuối năm 1257, Đại Hãn của Mông Cổ là Mông Kha đã cử Ngột Lương Hợp Thai mang 5.000 kỵ binh thiện chiến và 20.000 quân Vân Nam kéo sang xâm chiếm Đại Việt. Ảnh: Zing News
Sau khi bành trướng được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phương Bắc, cuối năm 1257, Đại Hãn của Mông Cổ là Mông Kha đã cử Ngột Lương Hợp Thai mang 5.000 kỵ binh thiện chiến và 20.000 quân Vân Nam kéo sang xâm chiếm Đại Việt. Ảnh: Zing News
Trong trận đụng đầu với quân Mông Cổ ở Bình Lệ Nguyên, chính vua Trần Thái Tông - vị vua đầu tiên của nhà Trần - đã đích thân cưỡi voi đốc chiến, chỉ huy quân sĩ đánh trận. Ảnh: Zing News
Trong trận đụng đầu với quân Mông Cổ ở Bình Lệ Nguyên, chính vua Trần Thái Tông - vị vua đầu tiên của nhà Trần - đã đích thân cưỡi voi đốc chiến, chỉ huy quân sĩ đánh trận. Ảnh: Zing News
Trước thế mạnh của địch, Lê Tần (Lê Phụ Trần) khuyên vua Trần Thái Tông nên lui binh bảo toàn lực lượng cho những toan tính về sau với câu nói: “Nếu bây giờ bệ hạ làm như thế (liều đánh) thì chỉ như người dốc hết túi tiền để đánh một tiếng bạc mà thôi”. Nhờ lui đúng thời điểm, quân đội nhà Trần được bảo toàn, hạn chế tổn thất, mở đường cho thắng lợi về sau. Ảnh: Zing News
Trước thế mạnh của địch, Lê Tần (Lê Phụ Trần) khuyên vua Trần Thái Tông nên lui binh bảo toàn lực lượng cho những toan tính về sau với câu nói: “Nếu bây giờ bệ hạ làm như thế (liều đánh) thì chỉ như người dốc hết túi tiền để đánh một tiếng bạc mà thôi”. Nhờ lui đúng thời điểm, quân đội nhà Trần được bảo toàn, hạn chế tổn thất, mở đường cho thắng lợi về sau. Ảnh: Zing News
Bình Lệ Nguyên là vùng đất thời Trần, đến thời Hậu Lê được đổi tên thành huyện Bình Xuyên, sang thời Mạc có tên Bình Tuyên. Hiện nay, Bình Lệ Nguyên thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Zing News
Bình Lệ Nguyên là vùng đất thời Trần, đến thời Hậu Lê được đổi tên thành huyện Bình Xuyên, sang thời Mạc có tên Bình Tuyên. Hiện nay, Bình Lệ Nguyên thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Zing News
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, với diện tích tự nhiên là 1.231,76 km2, dân số hơn 1,2 triệu người, giáp các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Zing News
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, với diện tích tự nhiên là 1.231,76 km2, dân số hơn 1,2 triệu người, giáp các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Zing News
Vĩnh Phúc là quê hương của thủ lĩnh chống Pháp Nguyễn Thái Học, anh hùng Nguyễn Viết Xuân trong kháng chiến chống Mỹ và Kim Ngọc, người có nhiều đóng góp trong cuộc cuộc đổi mới ở nước ta. Ảnh: Zing News
Vĩnh Phúc là quê hương của thủ lĩnh chống Pháp Nguyễn Thái Học, anh hùng Nguyễn Viết Xuân trong kháng chiến chống Mỹ và Kim Ngọc, người có nhiều đóng góp trong cuộc cuộc đổi mới ở nước ta. Ảnh: Zing News
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện/thị bao gồm: 2 thành phố Vĩnh Yên và Phúc Yên, cùng 7 huyện: Lập Thạch, Bình Xuyên, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Ảnh: Zing News
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện/thị bao gồm: 2 thành phố Vĩnh Yên và Phúc Yên, cùng 7 huyện: Lập Thạch, Bình Xuyên, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Ảnh: Zing News

GALLERY MỚI NHẤT