Người vẽ trạng cuối cùng làng Huỳnh Công

(Kiến Thức) - Ở làng trạng Huỳnh Công, xã Vĩnh Tú hiện nay chỉ còn lại duy nhất ông Trần Hữu Chư biết vẽ tranh trạng dựa theo những câu chuyện tiếu lâm hằng ngày... 

Người vẽ trạng cuối cùng làng Huỳnh Công
Có lẽ câu chuyện của chúng tôi với những người quản lý văn hóa địa phương sẽ không dài thêm nếu chỉ nói về việc không có người kế tục việc vẽ trạng, mà còn tiếc nuối đến rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh nghệ nhân cuối cùng phải dùng cả que tre để vẽ, tấm lịch làm tranh...
Dùng tre làm... bút vẽ
Sau những câu chuyện cười rôm rả ở làng Huỳnh Công, chị Hoàng Dạ Hương, Trưởng ban Văn hóa xã Vĩnh Tú nét mặt bỗng nhiên nặng trĩu khi kể đến nghệ nhân cuối cùng của làng còn vẽ được tranh trạng. Đó là ông Trần Hữu Chư, năm nay đã bước qua tuổi lục tuần, trong khi người kế tục thì không có, tranh không bán mà chỉ vẽ cho vui vậy, ngộ nhỡ không may ông Chư mất đi thì không có ai truyền dạy lại cái tinh túy của văn hóa làng Huỳnh Công thì thật đáng buồn.
Nhắc đến ông Chư, chị Hương không giấu nổi xúc động bảo: "Chị chỉ tiếc là không thể giúp cho ông Chư nhiều hơn, ngoài việc mua mấy lọ mực của học sinh hay vẽ đến biếu, cũng không mua được cho ông một giá vẽ cho đàng hoàng. Ông ấy thường vẽ tranh trạng bằng niềm say mê hiếm có. Vì không có tiền mua giá vẽ nên ông thường vẽ vào mặt sau của những tờ lịch khổ lớn. Vẽ xong, cái thì ép dưới mặt bàn, cái thì treo lên tường, cái thì treo đầu giường. Treo chật chỗ rồi ông lại dồn thành tệp đem vào buồng cất, mỗi khi có đám trẻ trong làng đến chơi ông lại lấy đưa cho mỗi đứa một tờ chơi".
Nghe kể là vậy, nhưng khi gặp ông Chư chúng tôi mới cảm phục lòng đam mê của người họa sĩ nông dân. Không có bút "xịn" như những họa sĩ thực thụ, ông dùng dao chặt một cành tre cạnh nhà, vót nhọn một đầu sau đó dùng sống dao đập toét đầu nhọn ra làm "bút lông" để vẽ. Ông lôi trong nhà ra hộp mực được chị Hương tặng từ lâu ra vẽ. Ông dè sẻn từng giọt mực đến mức không để một giọt mực nào rơi ra ngoài, khi nhấc đầu bút tre lên khỏi lọ mực thì gõ nhẹ để đảm bảo mực không bị rơi thành giọt xuống đất, không phung phí mực vào những bức vẽ thường tình...
Vẽ tranh bằng bút tre.
Vẽ tranh bằng bút tre. 
Ông Chư cho biết: "Tui thích vẽ từ nhỏ, nhưng mà hồi đó gia đình không có tiền cho đi học vẽ. Khi vào chiến trường, hễ lúc nào rảnh tay tui lại vẽ trạng để tự thưởng lãm. Những bức vẽ đó rồi cũng theo bom đạn mà rách nát hết, mà mình cũng chỉ ngắm thỏa thuê lúc đó được chứ không thể mang theo. Bây giờ hòa bình rồi, hễ có thời gian là tui lại hòa mình vào những bức tranh trạng, đó là niềm đam mê luôn thường trực trong người, rất khó bỏ".
Không những vẽ trạng giỏi, ông Chư còn kể chuyện trạng cũng thuộc hàng đỉnh cao, ông có thể thuộc hàng trăm chuyện kể dân gian truyền miệng từ cổ chí kim của làng Huỳnh Công. Mỗi khi có người bảo ông kể chuyện bất kỳ thời kỳ nào thì ngay lập tức ông có thể kể xuyên ngày đêm không mệt mỏi.
Rồi những chuyện trạng, chuyện nói phét đó được ông Chư trực quan hóa bằng cách vẽ tranh dựa theo chuyện. Cứ như thế, mỗi bức tranh là một câu chuyện, mỗi bức tranh là một niềm day dứt với tranh trạng, với truyền thống trăm năm nói phét trăm năm của làng Huỳnh Công.
Bức tranh "bắt hổ đi cày" mà ông Chư vừa hoàn thành.
Bức tranh "bắt hổ đi cày" mà ông Chư vừa hoàn thành. 
Tranh lạ
Sở dĩ chúng tôi dùng từ "tranh lạ" là vì từ trước tới nay chưa thấy nơi nào có truyền thống vẽ trạng như làng Huỳnh Công. Tranh phản ánh thế giới tinh thần lạc quan đầy ắp tiếng cười của người dân vùng duyên hải Vĩnh Tú. "Nếu như người làng Đông Hồ, Bắc Ninh tự hào có dòng tranh Đông Hồ lừng danh thì cớ sao làng Huỳnh Công lại không thể tự hào về làng tranh trạng không nơi nào có được", chị Dạ Hương chia sẻ.
Dẫn chúng tôi vào "phòng tranh" bất đắc dĩ, ông Chư lôi là một tệp tranh dày bằng cả gang tay tập hợp những bức họa đặc biệt rồi "kể chuyện theo tranh". Bức tranh đầu tiên mà ông giới thiệu có tên "bắt hổ đi cày". 
Nội dung chuyện này lể về một anh chàng ngốc nghếch người làng Huỳnh Công, anh ta thường dậy từ lúc mặt trời chưa ló rạng để đi cày, mà trước đây xung quanh làng Huỳnh Công là rừng cây rậm rạp, hùm, beo ẩn nấp rất nhiều. Một hôm chàng ngốc dậy sớm dắt hai con bò ra đồng, anh cột bò bên bìa rừng rồi ngồi nghỉ chân hút điếu thuốc lào, khi quay lại thì một con bò đã bị cọp ăn thịt nhưng chàng ngốc không biết, chàng dò dẫm dắt bò và xách tai luôn con hổ đang ngồm ngoàm thịt bò ra ruộng buộc ách vào cổ bắt đi cày. Khi mặt trời ló rạng, con hổ mệt ngoảnh mặt quay lại thấy chàng ngốc đang quất roi sau mông liền lồng lộn phá gông chạy vào rừng, từ đó người ta không thấy hổ quay lại bắt trâu, bò của dân làng nữa. Vậy là từ đó chàng ngốc trở nên nổi tiếng khắp làng".
Bức tranh ông lão bị trâu đâm lòi ruột vẫn chiến đấu giết chết trâu rừng.
Bức tranh ông lão bị trâu đâm lòi ruột vẫn chiến đấu giết chết trâu rừng. 
Dựa theo chuyện này, ông Chư vẽ được bức tranh một con hổ kéo cày cạnh con bò, phía sau là người thanh niên lực lưỡng đang quất roi vào mông hổ. Một bức khác ông lại vẽ hình một chàng trai đang ghì đầu hổ xuống để buộc ách cày. Những bức họa phản ánh chuyện khó tin này mục đích gây tiếng cười như những câu chuyện tiếu lâm lưu truyền trong làng.
Một bức họa khác vẽ một cụ già đi săn trâu rừng, mặc dù bị trâu húc lòi ruột nhưng vẫn một tay dùng giáo đâm chết trâu dữ, ý nói rằng người dân Huỳnh Công Có lòng dũng cảm khó ai địch lại. Hay một chuyện khác nói về một người thanh niên sức khoẻ phi thường, khi thấy hai con trâu đực mộng húc nhau mãi không thôi, người thanh niên liền đến bên dùng hai tay túm đuôi hai con trâu nhấc bổng lên quẳng xuống sông. Dựa theo chuyện này ông Chư lại có tranh "chàng trai túm đuôi trâu". Một bức tranh khác vẽ một ông lão bế con trâu đực mộng xuống sông đi tắm thể hiện sức khoẻ phi thường...
Theo ông Chư thì từ trước đến nay ông đã vẽ bao nhiêu bức tranh trạng giờ không nhớ rõ, cách đây mấy tháng, chính quyền địa phương đến nhà ông xin lại mấy bức tranh rồi đem treo ở nhà văn hóa thôn để khách thập phương có dịp ghé qua thì thưởng lãm. Từ đó đến nay, không thấy có người nào đến xin tranh nữa.
"Tui vẽ tranh xong để ngắm, ai thích thì cho họ chơi. Tui định đem tranh đi ép plastic nhưng mà chưa có tiền. Bọn trẻ bây giờ không thấy có đứa nào muốn học vẽ tranh như tôi, bởi chúng không đam mê, hơn thế nữa là không kiếm ra tiền nhờ vẽ trạng nên không theo".
Ông Trần Hữu Chư

Độc nhất nghệ thuật vẽ tranh trên gạch men

Độc nhất nghệ thuật vẽ tranh trên gạch men
Người hoạ sỹ và người yêu hội hoạ có thể vẽ tranh trên nhiều chất liệu khác nhau như: Giấy, gỗ, lụa, sơn mài, gốm, trên da thịt con người... Mỗi chất liệu, cho những hồn tranh khác nhau. Gần đây, giới hội hoạ và người yêu tranh có thêm một dòng tranh mới - tranh vẽ trên chất liệu gạch men của nữ họa Nguyễn Thị Lan Hương.

Cuộc dạo chơi thú vị

Trao đổi với PV, hoạ sỹ Lan Hương thú nhận: "Gắn bó với đất là một cuộc chơi thú vị trong đời cầm bút vẽ của tôi". Chị kể, cơ duyên đến với việc vẽ tranh trên men gốm bắt nguồn từ một lần chị được mời đến thiết kế mẫu cho nhà máy gạch men Hương Canh (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Chứng kiến quá trình làm gạch men ở các xưởng sản xuất công nghiệp tại đây, chị thấy đất, gạch lôi cuốn mình.

"Từ đó, nhiều ý tưởng được nhen nhóm, phác hoạ trong đầu, tôi gắn bó với men, với gạch từ đây", hoạ sỹ nói giọng hài hước: "Theo can chi, tôi mạng thổ nên bén duyên với đất và lửa cũng là lẽ thường tình. Khi gặp những nguyên liệu tạo nên men gốm, tôi cảm thấy rất gần gũi.".

v
Chân dung họa sỹ Lan Hương.

Theo hoạ sỹ, những tác phẩm tranh đất gạch men hoàn thành, chị dùng tặng bạn bè là chính. Sau mỗi một tác phẩm, chị phát hiện ra một điều thú vị là vẽ trên bề mặt gạch cũng không khác sáng tác trên bề mặt phẳng của các chất liệu khác là mấy. Chị thấy yêu cái lối "chiều" người sáng tác rất giản dị của gạch men bởi nó không đòi hỏi người họa sỹ phải tốn nhiều công sức như ủ, mài, đánh bóng, phơi...  Thời gian để có một tác phẩm tranh như ý ngắn, chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ sau khi sáng tác là người họa sỹ có thể thưởng thức được tác phẩm của mình.

Đúc kết về thời gian "điên" trên chất liệu gạch men, hoạ sỹ Lan Hương cho biết: Sáng tác trên men gốm không chỉ giúp người họa sỹ nắm được những kỹ thuật tối thiểu về chất liệu đất cũng như nhiệt độ mà còn rất phong phú trong cách thể hiện như bút nho, mực tàu hoặc dùng bút lông để vẽ men dầy lên như sơn dầu hoặc dùng kỹ thuật điêu khắc để khắc trên bề mặt... Đặc biệt men gốm hơn rất nhiều những chất liệu khác ở chỗ sau khi nung xong sản phẩm sẽ hoàn toàn đồng chất từ bề mặt đến các họa tiết trang trí.

Hoạ sỹ khẳng định: "Tôi đã trải qua rất nhiều chất liệu vẽ tranh nhưng khi được gần gũi với đất, sự kích thích ý tưởng sáng tác trong người mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vẽ trên gốm, tôi cảm thấy thực sự thoải mái bởi cảm nhận được giải phóng mình. Cái cảm giác bị bó hẹp trong khuôn phép trên gỗ hay nắn nót trên giấy... như các chất liệu khác hình như không tồn tại. Cảm giác của tôi là đang chơi đất nên rất tự nhiên, phóng khoáng và đầy màu sắc."

Triển lãm "Sắc màu 3" vừa diễn ra tại Hà Nội làm chị quá bận rộn với tranh gạch men. Trong ngày triển lãm, nhiều người đến nhờ chị hướng dẫn cho họ cách vẽ tranh trên men gốm. Đó là niềm vui bất tận của người hoạ sỹ. Tại đây, ý tưởng bất chợt xuất hiện khi chị nhìn thấy chỗ màu vẽ và đất mọi người dùng để học vẽ cho tác phẩm của mình thừa, nằm vương vãi trên sàn. Chị vội bắt tay vào làm một mạch cho đến sáng không ngừng nghỉ và 3 bức tranh về biển cùng một bức tranh hoa gạo đã được thai nghén, ra đời từ chính giây phút thú vị đó.

v
Các tác phẩm tranh gạch trong triển lãm "Sắc màu 3" ngày 10/10/2012.

Người tiên phong

Với họa sỹ Lan Hương, kỹ thuật vẽ trên men gốm không có gì đặc biệt mà tự nhiên như trên bột màu. Sự quyến rũ của chất liệu này đối với người họa sỹ chính là sự biến đổi thú vị từ màu vẽ khi nung qua lửa. Quá trình nung qua lửa nhiều lần trên dây chuyền sản xuất công nghiệp với nhiệt độ ổn định nên màu sắc sẽ bị biến đổi từ đậm sang nhạt hoặc ngược lại... nhưng chính những kết quả bí mật đến phút chót ấy đã chinh phục người hoạ sỹ cùng những sáng tạo độc đáo, khác lạ.

Thực tế, có những bức vẽ thử nghiệm (tức trước khi nung qua lửa - PV) khá thành công nhưng khi muốn phóng tác ý tưởng trên một diện tích rộng, phải ghép rất nhiều miếng nhỏ lại với nhau thì việc gặp những tai nạn phát sinh như lỗi kỹ thuật hay sự cố nứt tóc trên gạch mà mắt thường không nhìn thấy là điều dễ hiểu. Ngoài ra, khi gặp nhiệt độ cao men gốm còn dễ bị nứt vỡ. Còn nhớ bức tranh chị vẽ phong cảnh Hương Canh (Vĩnh Phúc) vào buổi đêm là một bức tranh khổ lớn tới 40,2m. Khi gạch ra lò thì phát hiện ra hai viên chính giữa bị rơi vỡ trong lò. Chị xuýt xoa nói: "Nếu rơi bên ngoài còn có thể nhặt và ghép lại được còn rơi trong lò thì chỉ còn nước để lại làm kỷ niệm mà thôi."

Trải qua những tai nạn nghề nghiệp như thế, dần dần chị có những kinh nghiệm về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sáng tác trong cách đoán độ lửa, nhiệt độ, màu sắc sử dụng cho phù hợp... để làm chủ được chất liệu. Với hoạ sỹ, làm chủ được chất liệu, có nghĩa là tranh vẽ đã thành công được một nửa. Sau này chị thường chọn cách sáng tác an toàn là vẽ tranh trên những viên gạch đã nung qua một lần lửa để có sự ổn định về bề mặt. Cũng có khi gặp phải những sự cố như mất điện, hở hơi, nhiệt độ không ổn định làm ảnh hưởng hình ảnh của tranh vẽ khi ra lò.

v
Hai bức tranh "biển" của họa sỹ Lan Hương tại triển lãm.

Kỹ thuật làm gốm bình thường ở Phù Lãng (làng nghề truyền thống ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) hay Hương Canh là được vuốt bằng đất nhưng trong kỹ thuật công nghiệp thì mài đất sấy khô rồi ép phẳng nên độ dẻo cao. Chị tâm sự: "Cái thú của người họa sỹ  khi sáng tác trên thứ gạch men gốm đặc trưng của Hương Canh là một mặt phẳng hoàn toàn và không có sự cong vênh hay nứt vỡ".

Không như các loại tranh gốm Trung Quốc, làm theo công nghệ in thủ công và nung nhẹ qua lửa. Họ chủ yếu là ép thủ công hoặc in trên đề can rồi dán vào gốm. Tranh của hoạ sỹ Lan Hương hút người xem bởi những tông màu thật trầm, kết hợp với màu nâu tự nhiên của đất làm những âm vang xưa cũ vọng về. Khi phóng tác trên gốm, người ta khó lòng mà vượt qua được hình hài mang tính mặc định của những bình, đĩa, chum, vại, ấm, chén quen thuộc.

Giới hoạ sỹ đánh giá chị là người dũng cảm, dám tự mình làm "một cuộc cách mạng" trong chất liệu vẽ tranh bằng cách thể hiện trên mặt phẳng hoàn toàn của men gạch. Chị tâm sự: "Mình đặc biệt thích sáng tác trên những bức tranh khổ lớn gồm nhiều miếng nhỏ ghép vào nhau. Đây là việc làm không dễ nhưng nó lại chuyển tải được hết sự tự do, khoáng đạt về ý tưởng trong tác phẩm của mình".             

Vẽ tranh trên men gốm đòi hỏi người vẽ  không chỉ làm tốt vai trò của một họa sỹ mà có những công đoạn họ phải hóa thân như những người thợ thủ công lành nghề. Công đoạn làm một bức tranh gốm trải qua 2 bước cơ bản là nhào đất và vẽ phác thảo (hay còn gọi là vẽ phơi). Trung bình tranh khổ 1m2 phơi mất 1 ngày. Họa sỹ phải biết cách nhào đất sao cho nước vừa khéo và dàn đất lên trên giàn lõm (hình khổ tranh) rồi lấy gạt vuốt lớp đất thừa ở trên. Khi khung tranh đã thành hình là thời điểm họa sỹ có thể vẽ lên trên theo ý tưởng rồi cắt thành miếng để tiện cho vào lò nung.

Với những công đoạn thủ công cùng việc nung gốm bằng củi, đôi khi sản phẩm ra lò có cú "táp lửa" rất độc đáo. Sự biến đổi của màu sắc của tranh vẽ đã đem đến những tác phẩm tranh đa diện, nhiều chiều của không gian mênh mông. Người thưởng thức có thể tha hồ tưởng tượng cùng những tranh vẽ "táp lửa" như vậy.

Theo Tuệ Linh
Người đưa tin

Kỳ lạ làng nói phét

(Kiến Thức) - Có lẽ trên dải đất hình chữ S của đất nước ta, không nơi nào có phong tục nói phét kỳ lạ như ở làng Huỳnh Công, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Kỳ lạ làng nói phét
Không chỉ giỏi nói phét, người làng Huỳnh Công còn rất giỏi vẽ tranh trạng dựa theo những câu chuyện tiếu lâm mà người dân truyền tai nhau, tạo nên một giá trị văn hóa vô cùng độc đáo ở Việt Nam.
Cả làng nói phét

Hai tòa nhà cao nhất Thủ đô bỗng dưng... biến mất

(Kiến Thức) - Lượng sương mù dày đặc khiến 2 tòa nhà cao nhất Thủ đô bị che khuất tầm mắt, khiến nhiều người sững sờ, không hiểu... tại sao biến mất.

Hai tòa nhà cao nhất Thủ đô bỗng dưng... biến mất
Theo ghi nhận của Kiến Thức lúc 11h sáng nay (24/11), lượng sương mù dày đặc khiến tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower 72 tầng dường như bị biến mất khỏi tầm mắt người tham gia giao thông. Trong ảnh: Keangnam ở góc máy chụp cách khoảng 200m...
Theo ghi nhận của Kiến Thức lúc 11h sáng nay (24/11), lượng sương mù dày đặc khiến tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower 72 tầng dường như bị biến mất khỏi tầm mắt người tham gia giao thông. Trong ảnh: Keangnam ở góc máy chụp cách khoảng 200m...

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới