Giá đỗ được xem là món rau quen thuộc của người dân Việt Nam. Giá đỗ rất giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals), những chất cần để mầm cây phát triển, cũng là các chất bổ dưỡng cho người. Theo một nghiên cứu, trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, giàu vitamin E với hàm lượng 15-25mg và cung cấp 44 calo.
Ảnh minh họa. |
Giá đỗ có đủ các chất dinh dưỡng, nhiều vitamin C và E, lượng calo thấp. Giá thường được dùng cho người bị viêm thanh quản mất tiếng, vận động thể thao bị mỏi cơ, người béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol máu cao, hiếm muộn, dễ xảy thai. Do có nhiều vitamin A, C, E nên giá đỗ xanh còn khử gốc tự do, chống lão hóa, chống ung thư (đặc biệt là ung thư vú, ung thư trực tràng) thoái hóa khớp, một số bệnh nan y như Parkinson, Alzheimer (sa sút trí tuệ người cao tuổi).
Người Nhật dùng giá đậu xanh hằng ngày như một món ăn truyền thống. Có lẽ vì vậy mà phụ nữ vùng Kyodo có tỷ lệ oestrogen (nội tiết tố sinh dục nữ) cao hơn nhiều so với phụ nữ phương Đông khác, “chống” lại một cách có hiệu quả những rối loạn kinh nguyệt, làm chậm quá trình mãn kinh và kéo dài được tuổi thanh xuân của mình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng Pháp, phụ nữ Nhật nhờ ăn giá đỗ nên họ ít có nguy cơ bị ung thư 5-8 lần so với phụ nữ phương Tây. Họ còn cho rằng, giá đỗ cho hiệu quả không kém thuốc Statin, hiện đang được sử dụng điều trị chứng thừa cholesterol. Phụ nữ châu Á nhờ ăn giá nên ít bị bệnh tim mạch, chế độ ăn kiêng với giá đỗ sẽ giảm được 4 kg so với ăn kiêng không có giá. Tuy nhiên, có một số người cần hạn chế ăn giá đỗ nếu không muốn gặp nguy hiểm.
Giá đỗ tương mang tính hàn, ăn khi đói sẽ hại tới dạ dày. Để phát huy tác dụng của giá đỗ tương nên ăn cùng các thực phẩm khác trong bữa ăn.
Người đang uống thuốc
Giá đỗ có khả năng giải độc nên có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc. Do đó, nếu đang uống thuốc không nên ăn giá đỗ, hoặc ăn gần với thời gian uống thuốc.
Phụ nữ mang thai, cho con bú
Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên ăn giá đỗ sống. Do giá đỗ được làm ở nhiệt độ 35 độ C, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu muốn ăn giá đỗ, nên chần qua nước sôi hoặc nấu chín.