Ảnh minh họa: Wikipedia. |
Mời độc giả xem thêm video: Bánh trung thu khoai lang (Nguồn video: VTV)
Ảnh minh họa: Wikipedia. |
Mời độc giả xem thêm video: Bánh trung thu khoai lang (Nguồn video: VTV)
Vào ngày rằm Trung thu, người Nhật thường ăn bánh Tsukimi-Dango. Dango là tên gọi chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo (mochiko). Loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật), thường được dùng chung với trà. |
Nguồn gốc của những chiếc bánh trung thu đặc biệt Tsukimi Dango xuất phát từ việc dân gian nhìn thấy một chú thỏ ngọc giã bột làm bánh Tsukimi Dango trên mặt trăng.
|
Bánh trung thu của người Nhật có nhiều hình dạng, tùy vào văn hóa phong tục của từng khu vực. Có nơi làm bánh hình tròn, có chỗ nặn hình chữ nhật, hình dẹt… nhưng phổ biến nhất là bánh hình tròn.
|
Có thể bắt gặp những chiếc bánh Tsukimi Dango với hình chú thỏ trắng rất đáng yêu hay chỉ là những viên bánh trắng ngà đơn giản.
|
Hàn Quốc: Bánh Trung thu ở Hàn Quốc có tên gọi là Songpyeon - loại bánh gạo hình bán nguyệt, nó tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở như câu "trăng khuyết lại tròn".
|
Đây là lý do tại sao những chiếc bánh nặn theo hình lưỡi liềm được ra đời. Bánh làm bằng cách trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột, bắt với nhân đậu xanh, mè đen... và hấp chín.
|
Người dân nước này truyền rằng thiếu nữ nào làm bánh vừa đẹp lại vừa ngon thì sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình thì sẽ sinh được con gái xinh xắn.
|
Vào ngày Tết Trung thu, các gia đình ở Hàn Quốc thường quây quần bên nhau để cùng làm những chiếc bánh Songpyeon thơm ngon.
|
Philippines: Hopia là tên gọi của món bánh Trung thu truyền thống Philippines. Vỏ bánh Hopia không được ép khuôn viền tinh tế hay trang trí phức tạp. Lớp vỏ ngoài bọc với nhân làm từ đậu xanh, đậu đỏ... sau đó được nướng vàng óng.
|
Lớp vỏ bột giòn bên ngoài chính là nét độc đáo và tạo nên hương vị cho bánh Trung thu ở đất nước này. Có thể không cầu kỳ về màu sắc, nhưng Hopia vẫn là món bánh đặc sắc của "xứ sở nghìn đảo" trong dịp trăng tròn.
|
Singapore: Bánh dẻo lạnh hay bánh dẻo tuyết là loại bánh đặc trưng của Singapore mỗi dịp Trung thu. Bánh có vỏ ngoài mềm và dai, bên trong là phần nhân quánh dẻo thơm mát. Người dân đảo quốc sư tử ưa chuộng hình thức đẹp mắt nên bánh màu sắc rất đa dạng và phong phú.
|
Vỏ bánh làm từ bột dẻo và mềm mịn, vẻ ngoài bắt mắt và ép khuôn sang trọng. Bánh luôn được giữ lạnh, hương vị mang đến cảm giác ngọt dịu, dễ chịu. Ảnh: Internet. |
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Tiệm bánh Trung thu Jingshengchang tại huyện Xiayi, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đang bắt đầu vào mùa bận rộn nhất trong năm. |
Được thành lập từ năm 1860, thương hiệu bánh truyền thống này vẫn giữ nguyên hương vị và cách chế biến từ thời cha ông để lại. Anh Zhang Xu (ảnh), 31 tuổi, là người đang quản lý tiệm bánh gia truyền 160 năm tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh Zhang trở về gia đình và học nghề truyền thống.
|
Để làm được những chiếc bánh Trung thu ưng ý, người thợ của cửa tiệm này phải chọn lọc nguyên liệu kỹ càng với những yêu cầu khắt khe nhất.
|
Thay vì dùng cân tiểu ly để tính toán nguyên liệu như nhiều cửa hàng bánh ngày nay, ở Jingshengchang, người thợ vẫn ước lượng thủ công.
|
Các công đoạn làm bánh Trung thu vẫn theo cách truyền thống, không hề có sự can thiệp của máy móc hiện đại. Người thợ vẫn phải nhào bột, nặn bánh, nướng bánh với các dụng cụ thủ công.
|
Chiếc khuôn gỗ để tạo hình cho bánh đã được sử dụng qua hàng chục năm. Những chiếc bánh có kích cỡ khác nhau, từ nhỏ xinh đến "siêu to khổng lồ", tùy vào nhu cầu của khách.
|
Điểm đặc biệt nhất và cũng là bí quyết của tiệm Jingshengchang là họ vẫn sử dụng lò nướng cổ, nắp đậy làm bằng đất nung. Để đóng nắp, người thợ phải sử dụng một chiếc đòn treo bằng một thân cây gỗ. Dường như cách làm cổ xưa này khiến cho mùi vị bánh trở nên độc đáo, khó lẫn với những cửa hàng khác.
|
Cách đốt lò nướng kiểu truyền thống khiến bánh chín đều từ hơi nóng của lò phía dưới và từ nắp đất nung dội xuống. |
Phần nhân bánh khi nặn cũng lớn hơn các loại bánh khác. Món bánh có vỏ mỏng tới mức có thể nhìn thấy lớp nhân bên trong lấp ló. |
Bánh của tiệm Jingshengchang có đặc điểm là vỏ mỏng, giòn còn nhân thì rất đầy đặn, phong phú, mặn ngọt vừa miệng. |
Mời độc giả xem video "Google tôn vinh bánh mỳ Việt Nam". Nguồn: VTV24.
Nguyên liệu làm bánh:
Phần vỏ bánh
1 gói bột làm bánh Trung thu (có bán sẵn tại các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, siêu thị)
300 ml nước đường làm bánh nướng
50ml dầu dừa hoặc dầu ăn
1 quả trứng gà
Phần nhân bánh
250 gram đậu xanh
100 gram đường
15 gram bột làm bánh dẻo
50 ml nước cốt dừa
Cách làm
Bước 1: Làm nhân đậu xanh
- Đậu xanh ngâm nước khoảng 2-3 tiếng đồng hồ cho mềm. Sau đó, cho đầu xanh vào nồi, đổ ngập nước thêm một chút muối. Bật bếp, đun đến khi đậu xanh chín nhừ.
- Khi đậu xanh còn nóng, nhanh tay nghiền nhuyễn. Hoặc bạn có thể cho vào máy xay sinh tố để xay.
- Cho đậu xanh, đường, nước cốt dừa, bột bánh dẻo và dầu ăn rồi cho lên bếp sên với lửa nhỏ. Sên cho tới khi tạo thành một khối nhân quánh, dẻo, không bị khô là được.
Lưu ý:
- Bạn có thể thay nhân đậu xanh bằng nhân khoai môn, nhân trà xanh, hạt sen, nhân thập cẩm... tùy theo sở thích.
- Nếu không có thời gian để sên nhân, bạn có thể mua sẵn từ các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh.
Bước 2: Làm vỏ bánh
Hòa nước đường làm bánh nướng, lòng đỏ trứng gà, dầu ăn vào một bát lớn rồi từ từ rây bột mì vào bát. Nhào bột thật kỹ cho đến khi được một khối bột quyện đều với nhau, mịn và không dính tay.
Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để bột không bị khô. Để bột nghỉ 30 phút.
Bước 3: Tạo hình bánh
Chia phần vỏ bánh thành các phần bằng nhau, viên tròn.
Nhân đậu xanh cũng chia thành các phần bằng nhau, sao cho phần nhân bánh có trọng lượng bằng ½ phần vỏ bánh.
Ấn dẹt phần vỏ bánh và đặt nhân đậu xanh vào giữa. Rồi nhẹ nhàng gói lại sao cho nhân bánh không bị hở. Lần lượt làm hết với số bột còn lại.
Rải một lớp bột mỏng vào khuôn tránh để bánh bị dính.
Dùng tay ấn chặt bánh xuống, gõ nhẹ để bánh rời khỏi khuôn.
Bước 4:
Pha hỗn hợp dầu ăn, lòng đỏ trứng gà, nước tro tàu lên mặt bánh để khi chín bánh trung thu có màu đẹp.
Nồi cơm điện rửa sạch, để ráo rồi quết một lớp dầu ăn hoặc đặt giấy nến dưới đáy nồi rồi xếp bánh trung thu vào để không bị dính.
Bật nút "cook" để nướng bánh. Khi đạt đủ thời gian, nồi cơm sẽ tự nhảy sang nút “warm”. Khi này bạn chờ khoảng 10 phút rồi lại ấn nút “cook”.