Người Trung Quốc nghĩ gì về khủng hoảng chính phủ Mỹ?

(Kiến Thức) - Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về việc người Trung Quốc nghĩ gì về khủng hoảng  chính phủ Mỹ.

Người Trung Quốc nghĩ gì về khủng hoảng chính phủ Mỹ?
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tỏ ra khá thoải máy trong chuyến thăm chính thức Indonesia.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tỏ ra khá thoải máy trong chuyến thăm chính thức Indonesia.
"Đối với người dân Trung Quốc, việc chính phủ Mỹ đóng cửa cục bộ là khá ly kỳ như chuyện cổ tích Một nghìn một đêm lẻ”, Wang Xuejing viết trên tờ Hong Kong Daily News.
Báo Qilu Wanbao viết: “Đối với chúng tôi, những người ở bên này Thái Bình Dương, thông tin về việc chính phủ Mỹ đóng cửa gây ra phản ứng trái ngược. Một số người cho rằng Mỹ đang tức giận… Một số người lại nói cuộc sống thường nhật ở Mỹ vẫn không có gì thay đổi. Liệu người Mỹ có bị thực sự ảnh hưởng bởi việc chính phủ liên bang bị đóng cửa từng phần?”
Đối với người Trung Quốc bình thường, khái niệm đóng cửa chính phủ là hoàn toàn không thể nào hiểu nổi bởi vì hậu quả của nó ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là khôn lường, không thể dự đoán.
Thế nhưng, một số nhà bình luận khác lại tìm thấy niềm cảm hứng trước việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa cục bộ.
Tiến sĩ Li Xiaohui, Phó giáo sư Luật tại Đại học Hạ Môn, viết: “Cuộc sống của người Mỹ trung lưu không bị ảnh hưởng gì nhiều và nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển. Điều này phản ánh những ranh giới rõ ràng giữa chính phủ Mỹ và thị trường”.
Tương tự, báo Nanfang Dushi tỏ ý ca ngợi sức mạnh của xã hội Mỹ, vẫn có thể hoạt động khi chính phủ bị đóng cửa từng phần. Một số nhà bình luận Trung Quốc cho rằng đây là một dấu hiệu về tính hiệu quả của xã hội Mỹ. Người Trung Quốc có thói quen gắn liền “thời cơ” với “nguy cơ”. Mặc dù đây là hai thái cực trái ngược, nhưng xem ra việc gắn liền nói trên lại đúng khi áp dụng vào nước Mỹ trong trường hợp này.
Trong khi đó, lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra khá vui vẻ khi trở thành tâm điểm tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, một phần nhờ sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm Malaysia và Indonesia với một thái độ thân thiện khác thường so với người tiền nhiệm. Ông chúc mừng Quốc hội Indonesia bằng ngôn ngữ địa phương và dành nhiều thời gian đi thăm thú nhiều danh lam thắng cảnh với bà vợ nổi tiếng Bành Lệ Viện. Tại Brunei, Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra những lời hùng biện về việc thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử cho các tranh chấp ở Biển Đông (COC) và gián tiếp kêu gọi Mỹ không nên can thiệp.
Nhưng đằng sau cái vẻ bình tĩnh và mãn nguyện về việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa cục bộ là mối lo trước khả năng vỡ nợ của Mỹ trong tương lai. Tại một cuộc họp báo gần đây ở Bắc Kinh, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao nói Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ các chủ nợ Ông nói: “Bảo vệ các khoản nợ có tầm quan trọng sống còn đối với kinh tế Mỹ và thế giới… Đây là trách nhiệm của Mỹ”. Ông nói thêm việc đóng của chính phủ Mỹ là một cảnh báo cho người Trung Quốc về việc “tối ưu hóa sự phân bổ dự trữ ngoại hối”.
Là “chủ nợ” lớn nhất của chính phủ Mỹ, Trung Quốc rất quan tâm đến khả năng nước Mỹ mất khả năng thanh toán, chứ không mấy quan tâm đến việc xã hội Mỹ vẫn hoạt động tương đối bình thường.
Nói tóm lại, người Trung Quốc cũng đã rút được khá nhiều kinh nghiệm từ việc chính phủ Mỹ đóng cửa: biết rõ hơn nhược điểm của hệ thống chính trị Mỹ để xác định phương hướng phát triển trong tương lai.

Quan hệ Trung-Mỹ: Hợp tác nhiều hơn đối đầu?

Quan hệ Trung-Mỹ: Hợp tác nhiều hơn đối đầu?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama hội đàm tại Nhà Trắng.
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama hội đàm tại Nhà Trắng.


Những mâu thuẫn và bất đồng cũ mới chồng chéo bắt nguồn từ các cáo buộc tấn công mạng cho tới chiến lược “xoay trục” về châu Á đầy tranh cãi của Mỹ khiến quan hệ giữa cường quốc số 1 thế giới và Trung Quốc “con rồng châu Á” căng như dây đàn.

Nghịch lý quan hệ “đối đầu-hợp tác” Trung-Mỹ

Nghịch lý quan hệ “đối đầu-hợp tác” Trung-Mỹ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng tháng 2/2012.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng tháng 2/2012.

Không có đột phá về vấn đề Biển Đông ở Brunei

(Kiến Thức) - Không có đột phá về vấn đề Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Brunei, khi Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề đơn phương với từng nước một.

Không có đột phá về vấn đề Biển Đông ở Brunei
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trung Quốc vẫn muốn đàm phán đơn phương

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.