Người Trung Quốc bắt đầu cảm thấy Triều Tiên “hơi khùng”

Người Trung Quốc bắt đầu cảm thấy Triều Tiên “hơi khùng”
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Để biết Triều Tiên bị cô lập như thế nào, hãy truy cập vào những trang mạng Internet ở Trung Quốc. Qua những trang mạng này, người ta thấy phản ứng của công luận Trung Quốc đối với Triều Tiên thường là một sự pha trộn giữa chiếu cố, mất lòng tin và thương hại.
Khi Bắc Kinh có dấu hiệu quay lưng lại với Bình Nhưỡng, sự cảm thông của công luận Trung Quốc đối với Triều Tiên cũng bắt đầu phai nhạt. Trên Sina Weibo, phản ứng của người Trung Quốc đối với cách hành xử hiếu chiến của nhà lãnh đạo Kim Jong-un thường dao động từ chế nhạo đến tức giận.
Một số người Trung Quốc vẫn thông cảm với những người hàng xóm bị lép vế của họ, so sánh Triều Tiên với Trung Quốc hồi những năm 1960, khi Bắc Kinh tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Một số khác bày tỏ lòng ngưỡng mộ thái độ thách thức Mỹ của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, số người này đang trở thành thiểu số, khi ngày càng có nhiều cư dân mạng ở Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh áp dụng một lập trường cứng rắn hơn đối với Triều Tiên.
Trên Weibo Sina ngày 7/4,  Ma Dingsheng - một nhà bình luận quân sự nổi tiếng - nhận định rằng Triều Tiên “đã tự đẩy mình vào góc tường và bị kẻ thù vây quanh”.  Ông này viết: “Trung Quốc đang làm tất cả những gì có thể, cố gắng xây dựng môi trường cho đàm phán 6 bên, nhưng Bình Nhưỡng đang đánh bom môi trường này bằng vũ khí hạt nhân. Thậm chí, ông Tập Cận Bình đã hết kiên nhẫn và mắng mỏ Bắc Triều Tiên đẩy khu vực và thế giới vào hỗn loạn vì cái thói ích kỷ”.
Một bài xã luận đăng trên Global Times - một tờ báo khét tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa – viết: “Trung Quốc nên thực hiện biện pháp trừng phạt cần thiết đối với Triều Tiên để nước này nhận thức rõ tầm quan trọng của viện trợ nước ngoài và ý nghĩa chiến lược của sự hỗ trợ từ Trung Quốc”.
Qiao Wei, Tổng biên tập của Beijing World Publishing Corporation, cho biết: “Trung Quốc đã hỗ trợ Triều Tiên trong nhiều năm qua, nhưng Bình Nhưỡng vẫn luôn luôn đi theo đường lối của riêng mình”. Ông Qiao nói thông thạo tiếng Triều Tiên và từng nghiên cứu ngôn ngữ học tại Đại học Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng. Ông nói thêm: "Chúng tôi đã quá nuông chiều Triều Tiên và đây là thời điểm phải gây một số áp lực”.
Cuối tháng 2/2013, Deng Yuwen - từng là Phó Tổng biên tập của Tạp chí Nghiên cứu thời đại của ĐCS Trung Quốc - đã viết bài đăng trên tờ  The Financial Times và lập luận rằng: “Bắc Kinh nên bỏ rơi Bình Nhưỡng và thúc đẩy tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên không còn có tác dụng như một vùng đệm chống lại ảnh hưởng của Mỹ”. Chỉ có điều, ông Deng Yuwen đã bị đình chỉ công tác, ngay sau khi bài viết  này được đăng tải.
Học giả Du Wenlong, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Khoa học Quân sự của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nhận định: “Triều Tiên đang tìm cách đặt cược cao trong cả đàm phán lẫn chiến tranh với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu cuộc đối đầu hiện nay leo thang hơn nữa, không bên nào sẽ có đường lui, dù là nhỏ hẹp nhất. Rốt cuộc, cả hai bên đều sẽ rơi xuống vực thẳm”.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.