Người trốn khỏi nơi cách ly dịch bệnh: Có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây nhiều lo ngại, đến thời điểm này, người từ vùng dịch về Việt Nam bị cách ly 14 ngày để theo dõi và một xã bị cách ly là xã Song Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, có một số trường hợp đã bỏ trốn khỏi nơi cách ly. Vậy những người này sẽ bị xử lý như thế nào?

Nguoi tron khoi noi cach ly dich benh: Co the bi phat den 10 trieu dong
Ảnh minh họa. Nguồn Internet 
Luật sư (LS) Đào Kim Lân (Đoàn LS TP HCM) nêu: Tại Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Tức là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Thủ tướng cũng đã căn cứ Điều 42 Luật này để ra quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Từ đây, Ban Chỉ đạo chống dịch Trung ương và địa phương được thành lập, thực hiện các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả của dịch.
Luật Phòng chống dịch bệnh đã quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ của người mắc bệnh. Tại Điều 8, quy định các hành vi bị nghiêm cấm, là cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh, cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
LS Mai Tiến Luật (Đoàn LS tỉnh Bình Dương) cho hay, tại Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có quy định: Cá nhân nào phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không khai báo sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng; Cá nhân che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
“Mức phạt trên cũng được áp dụng với hành vi không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cá nhân nào phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch mà không khai báo hoặc che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác thì đều bị xử phạt tương tự. Quy định này nhằm góp phần ngăn chặn bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng”, LS Luật cho biết.
Điều 49 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm cũng quy định những trường hợp bị cách ly gồm người mắc bệnh, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A. Như vậy, căn cứ vào điều này thì người trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (nơi phát tán dịch bệnh) và xã Song Lôi (nơi có nhiều người bị bệnh dịch nhất Việt Nam) bị cách ly là hoàn toàn đúng luật, chính xác.
Những người từ Vũ Hán trở về phải tự nguyện khai báo và thực hiện việc cách ly theo quy định. Nếu không thực hiện tự nguyện thì sẽ bị cưỡng chế. Hành động trốn khỏi nơi cách ly, theo LS Lân, tại Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 2-5 triệu với một trong các hành vi: Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền; Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với một trong các hành vi “Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A”.
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự có quy định “về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” tại Điều 240. Tuy theo mức độ mà bị xử lý với khung hình phạt tối đa lên đến 10 năm tù. “Người bị cách ly có thể mang mầm bệnh và khi trốn khỏi nơi cách ly, tiếp xúc gây bệnh cho người khác thì rất dễ bị truy cứu hình sự”, LS Lân nói.
LS Lân nêu quan điểm: “Việc tuân thủ biện pháp cách ly trước mắt là để tránh gây nguy hại cho chính bản thân người vi phạm, bởi thời gian ủ bệnh kéo dài và thậm chí những biểu hiện bệnh không rõ ràng. Cách ly để xét nghiệm, theo dõi và điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng. Thứ hai, người bị cách ly mà có mang mầm bệnh thì gây nguy hiểm cho người xung quanh, có thể làm phát tán dịch bệnh, gây phức tạp trong công tác phòng chống bệnh dịch. Vì vậy, những người bị cách ly cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc cách ly và tuân thủ đúng theo hướng dẫn. Cơ quan chức năng cần xử phạt nghiêm những trường hợp trốn khỏi nơi cách ly để răn đe, bảo đảm việc phòng chống dịch bệnh được tuân thủ”.

Lên Facebook bịa chuyện 1 người Trung Quốc nhập viện do nhiễm virus corona, bị phạt 12,5 triệu đồng

Dù Bệnh viện Trung ương Huế chưa tiếp nhận trường hợp nào nhiễm, nghi nhiễm virus corona (nCoV) nhưng một chủ tài khoản Facebook đã tung tin cơ sở này đã tiếp nhận 1 người Trung Quốc bị bệnh, phải cách ly nên đã bị cơ quan công an xử phạt.

Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế chiều 30-1 đã mời làm việc đối với chị H.T.L.N. (SN 1986; trú tại phường An Tây, TP Huế, Thừa Thiên – Huế), chủ tài khoản Facebook Nhàn Lê, để làm rõ hành vi tung tin sai sự thật trên mạng xã hội.
Len Facebook bia chuyen 1 nguoi Trung Quoc nhap vien do nhiem virus corona, bi phat 12,5 trieu dong
Cơ quan công an làm việc với chị H.T.L.N.
Theo cơ quan công an, sáng ngày 29-1, chị H.T.L.N. đã đăng tải với nội dung: Huế đã có 1 trường hợp dịch cúm corona, người Vũ Hán, đang nằm cách ly tại Bệnh viện Trung ương Huế. Thông báo cho cả nhà phóng tránh, Xuân an Lành trên Facebook của mình mang tên Nhàn Lê và các nhóm Facebook khác.

WHO khuyến cáo cảnh sát giao thông tránh lây 2019-nCoV khi kiểm tra nồng độ cồn

Ngày 5/2, TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã có công văn gửi Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, khuyến cáo cảnh sát giao thông các bước cần thực hiện khi kiểm tra nồng độ cồn, tránh lây chủng mới của virus corona (2019-nCoV).

WHO khuyen cao canh sat giao thong tranh lay 2019-nCoV khi kiem tra nong do con
 
Theo quan điểm của WHO, tham gia giao thông an toàn trong điều kiện có dịch 2019-nCoV, việc thực thi Luật Giao thông đường bộ và các quy định pháp luật khác, trong đó có quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và các văn bản dưới luật liên quan nên được tiếp tục.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.