Người thông minh: 3 không quản, 2 không giúp mới bảo toàn phúc đức cho mình

Cổ nhân dạy, người càng thông minh càng phải nhớ rằng, 3 không quản, 2 không giúp mới bảo toàn phúc đức cho mình, trọn đời yên ấm.

3 không quản

Nguoi thong minh: 3 khong quan, 2 khong giup moi bao toan phuc duc cho minh

1. Không quản chuyện bao đồng

Sống trên đời, tốt nhất biết nên dừng ở đâu và lúc nào. Đừng phí thời gian quản chuyện không đâu. Không phải bạn lạnh lùng, mà là một kiểu chừng mực.

Bớt quản chuyện của bạn bè, tôn trọng lựa chọn của họ, tình cảm sẽ bền lâu. 

Bớt quản chuyện của người khác, tránh xa cuộc sống của họ, từ đó đôi bên vơi bớt phần nào phiền não. 

Bớt quản chuyện của người thân, giữ không gian nhất định thì trong nhà mới thực sự hòa hợp

Đọc nhiều sách mở mang kiến thức, bớt quản chuyện bao đồng dưỡng tinh thần. Đó là trí tuệ trong đối nhân xử thế.

2. Không quản chuyện tình cảm người ta

Không làm bà mai mối, không làm người bảo lãnh, cả đời sẽ chẳng vướng vào chuyện ưu sầu. Làm người ở giữa cho chuyện tình cảm của người khác sẽ khó xử vô cùng. 

Khuyên hòa khuyên chia, đều là bạn không phải. Hòa nếu tiếp tục đổ vỡ, sẽ làm khổ người ta. Chia nếu đôi bên còn tình cảm sẽ gây ra đổ vỡ không đáng có.

Có những việc chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Vì vậy, gặp chuyện tình cảm của người khác, tốt nhất là không nên tham dự.

3. Không quản việc nhà người khác

Cổ nhân dạy: “Thanh quan bán đoạn gia vụ sư”. Câu này có nghĩa chuyện gia đình là chuyện vô cùng phức tạp, đến cả quan thanh liêm cũng khó lòng phân định, thế nên tốt nhất đừng can dự vào. Lưỡi với răng còn có lúc đánh nhau, người một nhà ở với nhau, thìa không tránh đụng phải mép nồi.

Những chuyện tế nhị, người nhà còn chưa chắc đã nói rõ được với nhau, thì một người ngoài liệu có thể quản? 

2 việc không giúp

Nguoi thong minh: 3 khong quan, 2 khong giup moi bao toan phuc duc cho minh-Hinh-2

1. Việc vượt quá khả năng

Cổ nhân dạy: “Sức hèn chớ vác nặng, lời nói không trọng lượng chớ khuyên ai”. Câu này có nghĩa, trước khi hành thiện cần cân nhắc đến khả năng của mình. Đừng tùy tiện hứa hẹn để rồi lại không thực hiện được, khiến đôi bên thêm phần khó xử.  Thậm chí, giúp họ nhưng lại khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ, chính bạn sẽ bị trách móc thậm tệ vô cùng. 

2. Việc không nguy cấp

“Giúp nguy cấp chứ không giúp bần cùng”. Thấy người gặp nạn, giúp đỡ là lẽ đương nhiên. Thế nhưng, dù ai thì cũng không thể thay đổi vận mệnh của con người, chỉ có thể giúp trong lúc nguy cấp. Hãy để đối phương tự đi lên bằng đôi chân của chính mình. Sự giúp đỡ thường xuyên của người khác sẽ khiến anh ta thêm tính ỷ lại, thậm chí không biết xem trọng lòng tốt của bạn. 

Cổ nhân dạy: Hạnh phúc đơn giản chỉ nằm ở 3 chữ Không

Tức giận chỉ càng sinh bệnh, khiến nhân phẩm bị tổn hại. Vậy mới nói, con người sống ở đời: Không buồn, không tức, không toan tính. Chính là phúc.

Không buồn. Không tức. Không toan tính

Chuyển kể, ở một khu rừng nọ, sư tử bố và sư tử con đang đi dạo trên đường. Bỗng một con chó điên bất ngờ xông tới, suýt đâm vào cả hai. Sư tử bố nhanh chóng kéo con dạt sang một bên để tránh bị con chó điên tấn công. Thế nhưng, sư tử con không hiểu nên hỏi bố: "Bố ơi, bố có thể đánh nhau với hổ và báo, sao phải sợ một con chó điên như vậy? Thật là mất mặt quá."

Phật dạy: Không làm tốt việc sau dù hành thiện cũng vẫn đau khổ

Theo lời Phật dạy, con người nếu không thể làm tốt 3 việc sau dù "hành thiện" nhiều đến đâu cũng chìm trong đau khổ. Hãy đọc để có sự chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống.

1. Chưa trả hết những nghiệp chướng trong quá khứ

Phật dạy: Nghiệp báo tuy vô hình nhưng luôn hiện hữu, dù sang hay hèn, dù trốn đến non cao hay vực thẳm, cũng không buông tha ai bao giờ. Làm điều thiện nhưng trắc trở đủ đường vốn dĩ đều có nguyên nhân của nó. Phúc là phần thưởng ta được nhận. Nghiệp là hình phạt ta phải trả. Thế nên, con người đừng bao giờ chạy trốn, phủ nhận những tội nghiệp ta tạo ra trong quá khứ. Phải đối diện và trả đủ mới có thể an vui mà sống, hậu vận viên mãn, rộng mở thênh thang.

Đọc nhiều nhất

Tin mới