Người sáng lập cơ quan tình báo chiến lược của Pháp là ai?

Tình báo Pháp có lịch sử lâu đời, hình thành từ giai đoạn cuối thời kỳ Trung cổ và có những bước phát triển đáng kể ở thế kỷ 16-18.

Người sáng lập cơ quan tình báo chiến lược của Pháp là ai?

Trong đó, cơ quan tình báo đầu tiên của Pháp được tổ chức vào năm 1214. Tuy nhiên, đây chỉ là một cơ quan tình báo cấp chiến dịch, còn cơ quan tình báo chiến lược ra đời tại Pháp vào năm 1625, dưới triều đại Vua Louis XIII. Người sáng lập ra cơ quan tình báo chiến lược này là Armand Jean du Plessis, Công tước xứ Richelieu, được biết đến với tên gọi là Hồng y Richelieu.

Hồng y Richelieu được coi là một trong những chính trị gia lỗi lạc nhất của Pháp và là người có công đầu trong việc thống nhất nước Pháp. Không chỉ là một nhà chính trị thiên tài, Hồng y Richelieu còn được biết đến là người có công trong việc khai sinh ra cơ quan tình báo chiến lược đầu tiên của nước Pháp với hệ thống mạng lưới điệp viên rộng khắp. Cho đến ngày nay, ông vẫn được coi là một thủ lĩnh xuất sắc trong lịch sử tình báo Pháp.

Nguoi sang lap co quan tinh bao chien luoc cua Phap la ai?

Hồng y Richelieu. Ảnh: Arthive

Con đường trở thành Hồng y

Hồng y Richelieu sinh ngày 9-9-1585 tại Paris, Pháp, trong gia đình quý tộc gồm 5 anh chị em. Cha của ông, François du Plessis, mất trong Chiến tranh Tôn giáo Pháp (1562-1598) khi ông mới 5 tuổi. Sự mất mát này đã khiến gia đình ông lâm vào cảnh nợ nần. Cậu bé Richelieu được gửi tới trường Cao đẳng Navarre thuộc Đại học Paris để học triết học khi mới 9 tuổi.

Năm 1604, anh trai của ông - giám mục của xứ Luçon ở vùng Pays de la Loire, miền Tây nước Pháp qua đời do bệnh nặng. Chính vì vậy, Richelieu được người mẹ định hướng theo học thần học để thay thế người anh đã qua đời trở thành giám mục xứ Luçon sau này. Richelieu theo học thần học, triết học, luật và chính trị. Richelieu sớm bộc lộ năng khiếu thiên bẩm với tài lập luận và khả năng thuyết phục người khác. Nổi bật nhất là Richelieu từng viết một bức thư đến Vua Henry IV (1553-1610) để xin nhà vua viết thư cho Giáo hoàng Paul V (1550-1621) bổ nhiệm mình làm giám mục xứ Luçon. Lời văn đầy sắc bén của người thanh niên đã thuyết phục thành công. Do khi đó chưa đủ tuổi để tấn phong giám mục, nên ông đã khai gian tuổi. Trong lễ thụ phong, ông đã quỳ xuống và xin Giáo hoàng Paul V tha cho tội khai gian. Lúc đấy sự việc đã như ván đã đóng thuyền, vị Giáo hoàng nổi tiếng khó tính cũng chỉ đành cười mà bỏ qua và thốt lên: “Con người mồm mép này rồi sẽ vĩ đại”.

Nguoi sang lap co quan tinh bao chien luoc cua Phap la ai?-Hinh-2

Hồng y Richelieu (ngoài cùng bên trái) và các thành viên trong Hội đồng Hoàng gia. Ảnh: Arthive

Richelieu trở nên nổi tiếng với bài phát biểu đầy thuyết phục và hùng hồn khiến cuộc nội chiến tôn giáo đang leo thang tại Pháp trở nên êm dịu và được hóa giải. Nhờ đó mà ông được Thái hậu Maria di Medicis (mẹ của Vua Louis XIII, vợ của Vua Henry IV, cầm quyền nhiếp chính sau cái chết của chồng) để ý đến. Con đường chính trị của ông đã bắt đầu rộng mở từ đây với sự nâng đỡ của vị Thái hậu đầy quyền lực.

Năm 1614, Richelieu được bổ nhiệm làm đại diện cho hội đồng các đẳng cấp của nước Pháp và trở thành cố vấn của Thái hậu Medicis. Đến năm 1622, dưới sự sắp đặt của Thái hậu Medicis, nhà vua đã đề nghị Giáo hoàng Gregory XV (1621-1623) tấn phong chức Hồng y cho Richelieu. Năm 1624, dưới sức ép của Thái hậu, Vua Louis XIII mời Richelieu lãnh đạo Hội đồng Hoàng gia. Cũng trong năm đó, ông trở thành Tể tướng trong triều đình Pháp khi mới 39 tuổi. Ông là người đặt cơ sở cho chế độ chuyên chế hoàng gia với việc ban hành lệnh cấm các cuộc đấu tay đôi theo quy tắc quý tộc và lệnh phá hủy các lâu đài công sự nhằm hạn chế quyền hạn của những quý tộc cát cứ tại nước này. Ông là người giữ vai trò quan trọng trong Liên minh Tin Lành do nước Pháp đứng đầu chống lại Áo và Tây Ban Nha, hai thành viên chủ chốt của Liên minh Đế quốc Thánh, trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm (1618-1648).

Cơ quan tình báo chiến lược đầu tiên của Pháp ra đời

Nhận thấy tình hình chính trị rối ren, xuất hiện nhiều âm mưu, ý đồ chống lại nhà vua, đồng thời để hạ uy thế Hoàng gia Áo và trấn áp các phần tử có âm mưu phản nghịch trong giới quý tộc có quan hệ với những nước thù địch, Hồng y Richelieu đã quyết định thành lập một cơ quan bí mật. Để cùng gây dựng và thiết lập một cơ quan tình báo, Richelieu nhờ đến sự giúp đỡ và chung sức của linh mục Joseph (tên thật là François Leclerc du Tremblay) - một người bạn thân có đủ tài năng, phẩm chất cần thiết để trực tiếp chỉ đạo hoạt động của tổ chức này. Sự uyên thâm về trí tuệ, sự thống nhất về quan điểm chính trị và sự đồng cảm sâu sắc đã gắn bó hai chức sắc tôn giáo này đến mức người ta thường ví von bằng hình ảnh “hai cái đầu đội chung một chiếc mũ”.

Nguoi sang lap co quan tinh bao chien luoc cua Phap la ai?-Hinh-3

Tranh vẽ Hồng y Richelieu đang lắng nghe một vở hài kịch. Ảnh: Posterazzi

Với sự hỗ trợ đắc lực của linh mục Joseph, Hồng y Richelieu đã xây dựng, phát triển cơ quan tình báo chiến lược đầu tiên của nước Pháp với tất cả niềm say mê, lòng trung thành và nhiệt huyết. Thường vào mỗi buổi sáng, Hồng y Richelieu nhận bản sao các thư từ quan trọng chặn thu được và nghe thuộc hạ báo cáo những công việc đang diễn ra, còn linh mục Joseph thì được quản ngục Bastille cung cấp các thông tin thu được từ những cuộc trò chuyện của các tù nhân… Buổi tối, linh mục Joseph lại đi qua hành lang để sang phòng của Hồng y Richelieu bàn luận công việc. Những việc lớn thì hai người thống nhất, còn những việc cụ thể thì do linh mục Joseph toàn quyền xử lý.

Là những nhân vật nổi tiếng và uy tín trong tôn giáo, nên Hồng y Richelieu và linh mục Joseph đã tận dụng ưu thế này để tuyển dụng và chỉ đạo điệp viên. Họ lấy cương vị và danh nghĩa tôn giáo thu hút, tuyển mộ, mở rộng mạng lưới điệp viên ở khắp các nước và các vùng lãnh thổ cần quan tâm. Niềm tin tôn giáo là một trong những yếu tố khiến Hồng y Richelieu có được một đội ngũ điệp viên đông đảo, trung thành, mẫn cán và hoạt động rất chuyên nghiệp. Phần lớn điệp viên do hai ông tuyển dụng là các tu sĩ dòng Francis. Để ngụy trang cho hoạt động tình báo, Hồng y Richelieu đã tổ chức ra các hội tu dòng Francis rồi phái các tu sĩ đó sang Anh, Scotland, Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine… hoạt động bí mật, lâu dài. Cũng thông qua mối quan hệ tôn giáo, linh mục Joseph kết thân với thủ lĩnh Hồi giáo Fakhr-el-Din của Lebanon; năm 1628 lập một trường trung học ở Beirut, một trường trung học ở Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều bệnh viện tại Ai Cập. Năm 1637, họ đã cài cắm được gián điệp vào Iran, Syria, Libya. Trong vòng 15 năm, mạng lưới điệp viên của Hồng y Richelieu đã phát triển ra phần lớn châu Âu, châu Á và châu Phi.

Nhận thấy cần phát triển và đa dạng lực lượng điệp viên, Hồng y Richelieu và linh mục Joseph đã tiến hành tuyển dụng điệp viên là những nhân vật thuộc các giới, tầng lớp có địa vị xã hội rất khác nhau, từ người hầu tước đến lãnh chúa, từ nhà ngoại giao đến các ái phi và các quý bà quyền quý… miễn là đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Hệ thống điệp viên đa dạng này đã góp phần cung cấp nhanh chóng tin tức tình báo toàn diện và giá trị. Cơ quan tình báo dưới sự chỉ huy của Hồng y Richelieu chủ yếu tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát hiện các âm mưu, hành động chính trị, quân sự, kinh tế, tôn giáo… gây tổn hại cho triều đình, ngăn chặn và vô hiệu hóa những vụ bạo loạn, mưu phản…

Những thành tựu nổi bật

Mạng lưới tình báo của Hồng y Richelieu đã ngăn chặn được ý đồ của Anh liên minh với Tây Ban Nha (kẻ thù thời đó của nước Pháp), thông qua việc Hoàng thái tử Charles, con trai Vua Jacques I, cầu hôn công chúa Tây Ban Nha. Ông đã thuyết phục Giáo hoàng Clement VIII không đồng ý cho một công chúa theo đạo Thiên Chúa kết hôn với một hoàng tử theo đạo Tin Lành. Nhưng chỉ sau đó vài tháng, để thay đổi nước cờ từ liên minh Anh - Tây Ban Nha sang liên minh Anh - Pháp, với tài ngoại giao và việc gây sức ép với Rome, Hồng y Richelieu đã khiến Giáo hoàng thay đổi quyết định của mình, cho phép Hoàng tử Charles kết hôn với Henriette Marie, em gái Vua Louis XIII.

Nguoi sang lap co quan tinh bao chien luoc cua Phap la ai?-Hinh-4

Tranh vẽ Hồng y Richelieu năm 1628. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật La Rochelle

Ngay tại Tu viện Val-de-Grasse (nơi ở của Hoàng hậu Anne), Hồng y Richelieu và linh mục Joseph đã phát hiện ra một mạng lưới tình báo lớn với mưu đồ thành lập liên minh Anh - Tây Ban Nha để chống lại nước Pháp mà Hoàng hậu Anne làm hậu thuẫn. Cơ quan tình báo của Hồng y Richelieu còn phanh phui vụ Chalais, người tình của nữ Quận công Marie de Rohan-Montbazon xứ Chevreuse, âm mưu ám sát vua và Hồng y Richelieu rồi đưa Công tước Gaston d’Orléans (thân Tây Ban Nha) lên ngôi sau khi cho ông này kết hôn với chị dâu là Hoàng hậu Anne; vụ Quận công Frédéric Maurice de La Tour d’Auvergne xứ Bouillon và Hầu tước Louis de Bourbon xứ Soissons tuyển binh lính phối hợp với quân Đức và Anh mưu phản; vụ thu được bản Hiệp ước giữa Bá tước Olivares của Tây Ban Nha và Công tước Gaston d’Orléans về tấn công nước Pháp. Chính Hầu tước Cinq-Mars, một cận thần của Vua Pháp và là người mà Hồng y Richelieu đã nâng đỡ và tiến cử với nhà vua, đứng ra đàm phán và soạn thảo hiệp ước này. Cinq-Mars sau đó đã bị kết án tử hình và bị chém đầu.

Trở thành Tể tướng khi mới 39 tuổi và nắm quyền lực thật sự ở Pháp trong suốt 18 năm, sáng lập ra cơ quan tình báo chiến lược đầu tiên của Pháp, Hồng y Richelieu được xem như nhân vật quyền lực nhất châu Âu thời đó. Thời gian Hồng y Richelieu tại vị được xem như ảnh hưởng rất mạnh đến toàn châu Âu.

Trong lịch sử tình báo nhân loại, có thể nói ông là người đầu tiên sử dụng tôn giáo làm danh nghĩa và bình phong để xây dựng mạng lưới điệp viên mang bản sắc văn hóa Pháp. Tôn giáo với sự linh thiêng và huyền bí, tình báo với sự khôn khéo và bí mật, người đứng đầu tôn giáo lại là thủ lĩnh tình báo, sự kết hợp hòa quyện với nhau một cách tuyệt vời trong cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến cho tình báo của Hồng y Richelieu và linh mục Joseph - cặp bài trùng của tình báo Pháp thời Trung đại. Hồng y Richelieu là những người chỉ huy tình báo đầu tiên xây dựng được mạng lưới điệp viên rộng khắp trên phạm vi toàn cầu.

Dự án huấn luyện mèo thành điệp viên của CIA vì sao thất bại?

Vào những năm 1960, CIA đã dành 5 năm và hơn 20 triệu USD để huấn luyện những chú mèo trở thành điệp viên. Nhưng họ đã không thu về kết quả như mong đợi.

Dự án huấn luyện mèo thành điệp viên của CIA vì sao thất bại?

Lý do cơ quan này có quyết định trên xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có việc mèo được coi là những loài động vật thông minh, nhanh nhẹn, có thể nhảy lên những vật thể cao và hầu như mọi người đều cho rằng chúng là thú cưng chứ không ai nghĩ chúng có thể trở thành điệp viên. CIA đã đặt 1 máy truyền tín hiệu khoảng gần 2cm vào trong một con mèo cái màu trắng xám.

Du an huan luyen meo thanh diep vien cua CIA vi sao that bai?

Ảnh minh họa: Twitter

"Điệp viên bom nguyên tử" trong lịch sử người Liên Xô là ai?

Ông được mệnh danh là “điệp viên bom nguyên tử” giỏi nhất trong lịch sử, đồng thời được tờ báo lớn nhất nước Mỹ gọi là điệp viên số 1 của thế kỷ 20.

"Điệp viên bom nguyên tử" trong lịch sử người Liên Xô là ai?

Ông là anh hùng âm thầm, lặng lẽ trong lịch sử Liên bang Xôviết và khi ông mất được Tổng thống Nga Putin trao tặng danh hiệu anh hùng. Ông chính là điệp viên Liên Xô George Koval huyền thoại.

Vén bức màn của một điệp viên hoàn hảo

Giải mã cuộc trao đổi điệp viên Mỹ - Liên Xô lớn nhất lịch sử

Cách đây 38 năm, cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất lịch sử diễn ra trên cây cầu Glienicke ở Đức. Khi ấy, 29 người được Mỹ - Liên Xô trao đổi sau nhiều năm bị bắt giam vì tội gián điệp.

Giải mã cuộc trao đổi điệp viên Mỹ - Liên Xô lớn nhất lịch sử
Giai ma cuoc trao doi diep vien My - Lien Xo lon nhat lich su
 Cầu Glienecke nằm giữa Đông và Tây Đức trở thành nơi diễn ra một số cuộc trao đổi điệp viên trong thời Chiến tranh Lạnh. Trong số này, nổi tiếng là sự việc diễn ra vào ngày 11/6/1985.

Đọc nhiều nhất

Tin mới