“Người rừng” con ghiền... điện thoại di động

Sau gần một tuần trở về từ rừng sâu, cha con "người rừng" đã tiếp cận cuộc sống cộng đồng theo từng cách riêng.

“Người rừng” con ghiền... điện thoại di động

Chiến tranh tàn khốc, bom Mỹ cùng lúc cướp đi hai người con ruột là biến cố quá lớn khiến “người rừng” Hồ Văn Thanh (81 tuổi, ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, H.Tây Trà, Quảng Ngãi) ôm con bỏ làng vào rừng sâu làm bạn với đại ngàn.

Nhưng suốt 40 năm sống trong rừng thẳm, nỗi đau mất con, ám ảnh về đạn bom chiến tranh như nhát dao ngày nào cũng cứa vào tim ông Thanh. Vì thế, mặc dù về sống với con, với cháu, được mọi người cưu mang, chăm sóc, nhưng ông Thanh vẫn lặng im khi mọi người đến hỏi han, trò chuyện.

Sức khỏe dần hồi phục, ông Thanh được người thân dìu đi chập chững như một đứa trẻ
Sức khỏe dần hồi phục, ông Thanh được người thân dìu đi chập chững như một đứa trẻ 
Khi nào có nhu cầu gì, ông Thanh mới nói vài câu. Ông chỉ ăn cơm gạo lúa rẫy (gạo đỏ), không muốn sử dụng các vật dụng sinh hoạt của cộng đồng và luôn đòi về lại với rừng.

Trong khi đó, "người rừng" Hồ Văn Lang (44 tuổi), vẫn ít nói, lại bắt nhịp với cuộc sống hiện đại khá nhanh. Tóc đã cắt ngắn, da dẻ hồng hào, mặc áo quần mới toanh, anh Lang khiến mọi người thoạt nhìn khó nhận ra hình ảnh “người rừng” Lang ngày nào.

Anh Tri (em ruột anh Lang) cho hay vài ngày đầu, anh Lang chưa quen với những món ăn có hành, tỏi. Nhưng bây giờ, anh Lang đều ăn được tất, từ cơm trắng đến bún, mì tôm, cá, canh… “Hôm trước gia đình làm con gà nấu cháo, mình ảnh ăn hết nửa con luôn đó”, anh Tri kể.

Từ núi rừng trở về với cộng đồng, ngoài hai món “khoái khẩu” là hút thuốc lá và ăn trầu, “người rừng” Lang còn bắt đầu “nghiện” món…điện thoại di động. Trong tay anh lúc nào cũng khư khư chiếc điện thoại di động để nghe … nhạc. “Người rừng” Lang nghe nhạc mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi nằm trên giường để y, bác sĩ khám bệnh.

Đôi lúc mọi người nói chuyện quá to, anh lại đưa lên sát tai để nghe tiếng nhạc được rõ hơn, thậm chí không ngại ngùng, lẩn tránh như ngày mới trở về làng nữa mà còn “tạo dáng” khi thấy chúng tôi chụp ảnh!

Để kiếm chứng “người rừng” Lang hòa nhập với cộng đồng tới mức nào, mọi người đưa chiếc mũ bảo hiểm bảo đội vào thì anh lập tức tự mình đội lên đầu, gài dây đeo một cách khá thành thục rồi cười tỏ vẻ thích thú.

Mặc dù đang bị sốt do môi trường sống thay đổi nhưng anh Lang không muốn ở bệnh viện mà thích về nhà sum họp với người thân, thích dạo chơi ngoài đường.

Tiếp cận với cộng đồng vài ngày, “người rừng” Lang đã thay đổi nhiều thứ. Nhưng dáng người hơi khom và đi rất nhanh, nhất là nỗi nhớ rừng, vẫn là những dấu ấn rừng xanh in đậm trong anh.

Theo ông Trương Ngọc Đông, Chủ tịch UBND xã Trà Phong, H.Tây Trà, nỗi lo lớn nhất của chính quyền địa phương là cha con ông Thanh quay trở lại rừng sâu. Tuy nhiên, trong những ngày qua, việc anh Lang bước đầu hòa nhập với cuộc sống cộng đồng là tín hiệu đáng mừng.

“Địa phương đã tìm được vị trí đất để làm nhà, sau đó cấp đất sản xuất để cha con ông Thanh dần ổn định cuộc sống, gắn bó với người thân, bản làng, rời xa cuộc sống nơi rừng sâu, nhất là tạo cho anh Lang có tương lai tốt đẹp hơn”, ông Đông nói.

"Người rừng" Lang (giữa) hoàn toàn thay đổi
 "Người rừng" Lang (giữa) hoàn toàn thay đổi
Bữa cơm sum họp bên gia đình của anh Lang
 Bữa cơm sum họp bên gia đình của anh Lang
 
Anh Lang đã ăn được nhiều món một cách ngon lành
 Anh Lang đã ăn được nhiều món một cách ngon lành
Nghe nhạc trên điện thoại di động ở mọi nơi, mọi lúc là món "khoái khẩu" của anh Lang
Nghe nhạc trên điện thoại di động ở mọi nơi, mọi lúc là món "khoái khẩu" của anh Lang 
Khi bác sĩ thăm khám cũng không rời chiếc điện thoại di động
 Khi bác sĩ thăm khám cũng không rời chiếc điện thoại di động
Dáng người hơi khom và đi rất nhanh, nhất là nỗi nhớ rừng, vẫn thường trực trong người anh Lang
 Dáng người hơi khom và đi rất nhanh, nhất là nỗi nhớ rừng, vẫn thường trực trong người anh Lang
Được người thân giúp đỡ, săn sóc, anh Lang bước đầu bắt nhịp với cuộc sống cộng đồng
 Được người thân giúp đỡ, săn sóc, anh Lang bước đầu bắt nhịp với cuộc sống cộng đồng

Báo Tây kinh ngạc về cha con người rừng VN

(Kiến Thức) - Các báo nước ngoài rầm rộ đưa tin cha con người rừng Việt Nam chạy vào rừng sâu trốn chiến tranh, rồi sống miết ở “thâm sơn cùng cốc” suốt 40 năm vừa trở về với cộng đồng.

Báo Tây kinh ngạc về cha con người rừng VN
Cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang được đưa ra khỏi rừng.
Cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang được đưa ra khỏi rừng.
Tờ BBC của Anh dẫn một nguồn tin báo chí Việt Nam đưa tin, ông Hồ Văn Thanh, người dân tộc Cor, 82 tuổi một mình nuôi người con trai Hồ Văn Lang, 41 tuổi ở sâu trong một khu rừng thuộc huyện miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi, sống tách biệt với xã hội trong suốt 40 năm.

“Người rừng” bị còng tay gây nhiều thắc mắc

(Kiến Thức) - Hình ảnh người rừng bị còng tay khi đang được đưa về nhà sau 40 năm sống trong rừng sâu gây nhiều tranh cãi trên mạng. 

“Người rừng” bị còng tay gây nhiều thắc mắc

Mấy ngày nay, báo chí trong và ngoài nước liên tục đưa tin và hình ảnh về hai cha con "người rừng" là ông Hồ Văn Thanh (sinh 1931) và người con là Hồ Văn Lang, khoảng 41 tuổi đã được người dân và công an huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi... đưa về tái hòa nhập với dân làng. 

Tuy nhiên, hình ảnh người con trai là anh Hồ Văn Lang bị còng tay khi được đưa ra khỏi rừng đã vấp phải những luồng ý kiến trái chiều từ phía người xem. 

Người rừng bị còng tay khi đang được đưa về nhà gây nhiều thắc mắc. Ảnh Dân Việt.
 Người rừng bị còng tay khi đang được đưa về nhà gây nhiều thắc mắc. Ảnh Dân Việt. 

Một số ý kiến bày tỏ thắc mắc tại sao lại phải đến mức dùng còng tay cưỡng chế như vậy. Một bạn đọc có nickname Trung Hieu bình luận: "Có rất đông người đưa hai cha con người rừng trở về nhà, vậy thì làm sao phải lại còng tay ông Lang? Ai cho phép làm điều này vậy? Nhìn họ đâu có vẻ gì là hung dữ". 
Trong phóng sự "Trở về sau 40 năm sống trong rừng sâu" phát sóng trên VTV tối 8/8 có hình ảnh người rừng bị còng tay. Ảnh chụp màn hình.
Trong phóng sự "Trở về sau 40 năm sống trong rừng sâu" phát sóng trên VTV tối 8/8 có hình ảnh người rừng bị còng tay. Ảnh chụp màn hình. 
Trong khi đó, một vài ý kiến khác thì cho rằng cần phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của sự việc. Bạn đọc có nickname Nguyễn Lê Hải cho biết: "Đúng là không nên còng tay ông Lang, thế nhưng tôi được biết là người đằng sau người rừng này là công viên an, sở dĩ họ làm thế vì ông ấy còn "sợ con người", đề phòng ông chạy lại vào rừng nên mới làm thế thôi".
Một số thành viên khác cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng, vì là người rừng nên họ sẽ chưa ý thức được việc mình làm và có thể sẽ dùng mọi cách để tự vệ. 

Còn bạn đọc có nickname DarcyNguyen viết: "Đọc báo có nói "Hai người luôn có dấu hiệu muốn trốn lại về rừng" mà thấy khá buồn. Chưa chắc việc đưa họ về lại cộng đồng đã là một điều tốt cho họ... Nói chung là đáng suy ngẫm. Hi vọng là các đồng chí nào đã nói rằng "giải cứu" họ thì hãy làm đến nơi đến chốn, chứ đừng mang họ về rồi để họ lạc lõng giữa cộng đồng...".

Trong khi đó, thành viên Minh Le thì cho rằng: "Dù sao họ cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bà con và chính quyền địa phương để sớm hòa nhập với cộng đồng. Tôi cũng thấy mừng cho cha con người rừng đã được trở về đoàn tụ với người thân trong gia đình sau bao nhiêu năm xa cách". 

Bỏ chấm điểm học sinh lớp 1: Sẽ phải hướng dẫn lại

(Kiến Thức) - Bộ GD-ĐT nhận thấy hướng dẫn về việc bỏ chấm điểm học sinh lớp 1 chưa phù hợp với Thông tư 32 của Bộ (quy định kết hợp đánh giá điểm số và đánh giá nhận xét). 

Bỏ chấm điểm học sinh lớp 1: Sẽ phải hướng dẫn lại

Giảm áp lực học, giảm dạy thêm, học thêm

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới