Người phụ nữ U40 tiết kiệm được hơn 10 tỷ dù làm hơn 1 tiếng/ngày

Người phụ nữ này hiện đã nghỉ hưu một phần nhờ tích lũy trong tay khoản tiền đủ để tiết kiệm và đầu tư.

Cô Diania Merriam (35 tuổi) hiện là người dẫn chương trình cho một podcast về tài chính. Cô hiện đã nghỉ hưu một phần vì tích lũy trong tay khoản tiền đủ để tiết kiệmđầu tư.
Nhưng trước khi có thành công như hiện tại, người phụ nữ này đã trải qua những năm tháng nợ nần và gặp nhiều vấn đề về tài chính. Theo Merriam, đây đã là chuyện của vài năm trước, khi cô chưa biết cách làm chủ đồng tiền.
Những năm đôi mươi, Merriam làm việc tại Brooklyn (New York) và kiếm được tới 135.000 USD/năm với công việc trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Khi đó, cô tập trung vào làm việc và chăm chỉ kiếm tiền hơn là dành thời gian để tìm ra cách chi tiêu một cách có trách nhiệm.
Merriam chia sẻ: "Ở thời điểm tồi tệ nhất, tôi hình như đã bỏ ra tới 2.000-3.000 USD một tháng chỉ để đi chơi và tiệc tùng. Tôi đến các quán bar sau giờ làm việc và ăn ngoài mỗi tối. Tôi còn tham gia rất nhiều bữa tiệc mà chẳng hề để ý đến tiền của mình đang đi về đâu".
Nguoi phu nu U40 tiet kiem duoc hon 10 ty du lam hon 1 tieng/ngay
Hệ quả của việc tiêu tiền không kiểm soát là Merriam đã nợ tới 25.000 USD trong thẻ tín dụng và thêm cả 15.000 USD khoản vay sinh viên. Chưa dừng lại ở đó, cô vẫn không hề nhận ra vấn đề của mình, cứ tiếp tục tiêu tiền và không mảy may bận tâm đến những món nợ.
Đến tận năm 2016, trong một lần tham gia chuyến đi bộ đường dài nổi tiếng của Tây Ban Nha "Camino de Santiago", cô mới nhận ra vấn đề về quản lý chi tiêu của mình.
Người phụ nữ này chia sẻ rằng trong vài tuần tham gia chạy, cô cảm thấy rằng mình muốn nghỉ hưu sớm và không phải suy nghĩ lo toan đến tiền bạc, mà muốn được như vậy thì phải trả hết được khoản nợ trước mắt.
Merriam nhận ra rằng việc chi tiêu cho ăn uống và vui chơi của mình đã vượt quá tầm kiểm soát và bắt đầu cố gắng cắt giảm. "Tôi mang cơm trưa đi làm hàng ngày, tự nấu bữa sáng, bữa trưa cũng như bữa tối, và cố gắng ăn uống lành mạnh hơn", cô chia sẻ kinh nghiệm. Merriam cũng thay đổi cả thói quen đến quán bar bằng việc mời bạn bè đến nhà để tổ chức tiệc.
Nhờ việc thay đổi thói quen chi tiêu, Merriam đã trả hết khoản nợ 40.000 USD chỉ trong vòng 11 tháng. Bắt đầu từ đó, cô quyết định dành một phần tiền tiết kiệm để đầu tư và bắt đầu theo đuổi trào lưu FIRE. ("Financial Independence, Retire Early", tạm dịch là: "Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm").
Tháng 1/2021, cô nghỉ công việc toàn thời gian và chuyển sang làm dẫn chương trình cho một podcast tư vấn tài chính. Công việc này mang lại khoảng 3.000 USD mỗi tháng và chỉ cần làm việc khoảng 7,5 giờ/tuần. Hiện tại, Merriam có một ngôi nhà và thêm khoảng 470.000 USD tiền tích lũy, trong đó bao gồm 350.000 USD dành cho việc đầu tư.
Cô cũng rời thành phố Brooklyn đắt đỏ để chuyển đến Ohio vào năm 2017. "Thay vì trả 1.800 USD/tháng để sống tại một phòng trọ nhỏ hẹp ở Brooklyn, tôi đã vay tiền mua nhà và chỉ phải trả 600 USD/tháng để được ở nơi đẹp nhất tôi từng sống", cô nói.
Tuy nhiên, Merriam cũng chia sẻ rằng hiện tại mình chưa muốn nghỉ hưu hoàn toàn. Một công việc nhẹ nhàng và không quá bận rộn sẽ giúp cô vui vẻ hơn.
Hiện tại, Merriam chỉ tiêu khoảng 2.000 USD/tháng, và trong đó đã bao gồm 600 USD tiền vay để mua nhà. Số tiền này thấp hơn cả những gì mà cô bỏ ra khi đi chơi với bạn bè trong thời gian còn ở New York.
Quá trình xóa nợ và theo đuổi FIRE đã mang đến cho Merriam một cái nhìn mới về cách làm chủ đồng tiền. Điều này có nghĩa là cô chỉ cần kiếm đủ tiền để trang trải sinh hoạt phí của mình, vì đã có đủ tiền tiết kiệm để tự trang trải cho bản thân khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. "Trải nghiệm đó giúp tôi thấy rằng mình không thực sự gặp vấn đề về thu nhập, mà là cách chi tiêu và quản lý tiền bạc".

Tiền không đủ mua nhà thì nên làm gì?

Dù không đủ tiền để mua nhà, bạn vẫn nên có kế hoạch để xây dựng tài chính ổn định.

Sở hữu nhà từ lâu đã được coi là một trong những cách tốt nhất để xây dựng sự ổn định tài chính. Nhưng đối với nhiều người Mỹ, con đường dẫn đến sự an toàn này đang ngày càng xa tầm với.

Tỷ lệ thế chấp vừa được công bố tăng hàng tuần lớn nhất kể từ năm 1987 và giá nhà vẫn ở mức cao. Thêm vào đó là lạm phát cao nhất trong 40 năm, mức nợ sinh viên ngày càng tăng và tiền lương không theo kịp tốc độ tăng giá. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người cảm thấy bị đứng ngoài thị trường nhà ở.

Đau đầu" tín dụng đen": Cty tài chính nào ở VN được cấp phép?

Tính đến ngày 30/9/2022, Ngân hàng Nhà nước mới cấp phép cho 16 Công ty tài chính hoạt động. Trong đó, Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC có vốn điều lệ lớn nhất 10.928 tỷ đồng.

"Nhập nhèm" công ty tài chính
Ngày 18/10, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay có tình trạng một số công ty tư vấn tài chính, công ty đầu tư tài chính, các công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ, các công ty fintech cho vay online, các App cho vay (không phải do Ngân hàng Nhà nước cấp phép, không phải là tổ chức tín dụng)... tự đặt tên mập mờ là “công ty tài chính” và cũng thực hiện hoạt động cho vay, dễ gây hiểu nhầm, đánh đồng với các công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Đọc nhiều nhất

Tin mới