Người phụ nữ tiếp tay giết hơn 10.000 người thời Đức Quốc xã

Người phụ nữ tiếp tay giết hơn 10.000 người thời Đức Quốc xã

Năm 18 tuổi, Irmgard Furchner làm thư ký cho chỉ huy trại tập trung Stutthof của Đức quốc xã ở Ba Lan. Mới đây, nữ bị cáo (97 tuổi) bị kết án 2 năm tù treo vì đã hỗ trợ, tiếp tay giết hơn 10.000 người.

Vào ngày 20/12, tòa án ở thị trấn Itzehoe, miền Bắc nước Đức kết án 2 năm tù án treo với bà Irmgard Furchner, 97 tuổi, vì đã hỗ trợ, tiếp tay giết hơn 10.000 người dưới thời  Đức quốc xã.
Vào ngày 20/12, tòa án ở thị trấn Itzehoe, miền Bắc nước Đức kết án 2 năm tù án treo với bà Irmgard Furchner, 97 tuổi, vì đã hỗ trợ, tiếp tay giết hơn 10.000 người dưới thời Đức quốc xã.
Trước đó, trong bản cáo trạng ban đầu, bà Irmgard bị cáo buộc hỗ trợ và tiếp tay sát hại 11.412 người.
Trước đó, trong bản cáo trạng ban đầu, bà Irmgard bị cáo buộc hỗ trợ và tiếp tay sát hại 11.412 người.
Theo cáo trạng, bà Irmgard đã làm thư ký cho chỉ huy trại tập trung Stutthof của Đức quốc xã ở Ba Lan từ khi 18 tuổi. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên bị đưa ra xét xử vì tội ác thời Đức auốc xã trong hàng chục năm gần đây.
Theo cáo trạng, bà Irmgard đã làm thư ký cho chỉ huy trại tập trung Stutthof của Đức quốc xã ở Ba Lan từ khi 18 tuổi. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên bị đưa ra xét xử vì tội ác thời Đức auốc xã trong hàng chục năm gần đây.
Tại phiên tòa, bà Irmgard ngồi trên xe lăn, đội mũ trắng, đeo khẩu trang y tế và có một chiếc chăn trên đùi.
Tại phiên tòa, bà Irmgard ngồi trên xe lăn, đội mũ trắng, đeo khẩu trang y tế và có một chiếc chăn trên đùi.
Các luật sư bào chữa cho bị cáo Irmgard trong phiên tòa từng kêu gọi tòa tuyên trắng án vì cho rằng bằng chứng không cho thấy thân chủ của họ biết về các vụ giết người trong trại tập trung Stutthof của phát xít Đức.
Các luật sư bào chữa cho bị cáo Irmgard trong phiên tòa từng kêu gọi tòa tuyên trắng án vì cho rằng bằng chứng không cho thấy thân chủ của họ biết về các vụ giết người trong trại tập trung Stutthof của phát xít Đức.
Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa Dominik Gross cho rằng, "không có gì xảy ra tại Stutthof mà Irmgard không biết". Thêm nữa, bà cũng hiểu rõ "tình cảnh vô cùng tồi tệ của các tù nhân".
Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa Dominik Gross cho rằng, "không có gì xảy ra tại Stutthof mà Irmgard không biết". Thêm nữa, bà cũng hiểu rõ "tình cảnh vô cùng tồi tệ của các tù nhân".
Một số nạn nhân sống sót sau thảm họa diệt chủng của Đức quốc xã có mặt trong phiên tòa. Nhiều người bày tỏ hài lòng về bản án 2 năm tù treo mà bà Irmgard phải nhận.
Một số nạn nhân sống sót sau thảm họa diệt chủng của Đức quốc xã có mặt trong phiên tòa. Nhiều người bày tỏ hài lòng về bản án 2 năm tù treo mà bà Irmgard phải nhận.
Trong thời gian từ năm 1939 - 1945, khoảng 65.000 người tử vong trong trại tập trung Stutthof gần Gdansk, Ba Lan ngày nay. Nguyên nhân tử vong là do các tù nhân bị phát xít Đức bỏ đói, mắc bệnh hoặc bị giết hại trong phòng hơi ngạt. Các nạn nhân bao gồm cả tù nhân chiến tranh và người Do Thái bị phát xít Đức bắt giữ, tra tấn và sát hại một cách tàn độc.
Trong thời gian từ năm 1939 - 1945, khoảng 65.000 người tử vong trong trại tập trung Stutthof gần Gdansk, Ba Lan ngày nay. Nguyên nhân tử vong là do các tù nhân bị phát xít Đức bỏ đói, mắc bệnh hoặc bị giết hại trong phòng hơi ngạt. Các nạn nhân bao gồm cả tù nhân chiến tranh và người Do Thái bị phát xít Đức bắt giữ, tra tấn và sát hại một cách tàn độc.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, việc đưa các tội phạm thời Đức quốc xã liên quan thảm họa diệt chủng ra xét xử ngày càng khó. Nguyên do là bởi một số trường hợp đã phải hủy bỏ vì bị cáo qua đời hoặc không đủ sức khỏe để hầu tòa.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, việc đưa các tội phạm thời Đức quốc xã liên quan thảm họa diệt chủng ra xét xử ngày càng khó. Nguyên do là bởi một số trường hợp đã phải hủy bỏ vì bị cáo qua đời hoặc không đủ sức khỏe để hầu tòa.
Dù vậy, một số người vẫn phải nhận bản án thích đáng vì những tội ác đã gây ra. Trong đó, Oskar Groening - người làm công việc kế toán tại trại tập trung Auschwitz bị kết án 4 năm tù vì tội tiếp tay giết người. Vào năm 2020, cựu cai ngục trong trại tập trung của Đức quốc xã Bruno Dey (93 tuổi) bị các công tố viên đề nghị mức án 3 năm tù với cáo buộc đồng lõa trong việc giết hại hơn 5.000 người trong Chiến tranh thế giới 2.
Dù vậy, một số người vẫn phải nhận bản án thích đáng vì những tội ác đã gây ra. Trong đó, Oskar Groening - người làm công việc kế toán tại trại tập trung Auschwitz bị kết án 4 năm tù vì tội tiếp tay giết người. Vào năm 2020, cựu cai ngục trong trại tập trung của Đức quốc xã Bruno Dey (93 tuổi) bị các công tố viên đề nghị mức án 3 năm tù với cáo buộc đồng lõa trong việc giết hại hơn 5.000 người trong Chiến tranh thế giới 2.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.

GALLERY MỚI NHẤT