Người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam được phong Lễ nghi Học sĩ

Xuất thân cao quý, học rộng hiểu nhiều, lại xinh đẹp nức tiếng, được đại thần đứng đầu triều đình yêu quý, nhưng cuộc đời bà lại kết thúc trong sự oan khiên.

Việt Nam từ xa xưa đã có thầy đồ, ông giáo, nhưng họ đều là nam giới. Người phụ nữ đầu tiên làm nghề giảng dạy ở nước ta xuất hiện vào thế kỷ 15, dưới thời nhà Lê. Bà chính là Nguyễn Thị Lộ (1400-1442). Bà Nguyễn Thị Lộ quê ở làng Hải Triều (còn gọi là Hải Hồ), nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Bà xuất thân trong một gia đình khá giả, có cha làm nghề bốc thuốc. Từ bé, Nguyễn Thị Lộ đã được đọc sách, tinh thông Tứ thư, Ngũ kinh, Nam y, Nam sử…

Nguoi phu nu dau tien cua Viet Nam duoc phong Le nghi Hoc si

Nghệ sĩ Thuỳ Dung vào vai bà Nguyễn Thị Lộ trong vụ án Lệ Chi Viên. Ảnh: L.A

Nguoi phu nu dau tien cua Viet Nam duoc phong Le nghi Hoc si-Hinh-2

Chân dung Nguyễn Trãi, ảnh thờ tại Nhị Khê. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Nguyễn Thị Lộ không chỉ thông minh, học rộng hiểu nhiều mà còn rất xinh đẹp. Trong một lần lên kinh thành bán chiếu, bà gặp Nguyễn Trãi và nên duyên với nhau. Từ khi làm thiếp của Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ đã giúp chồng rất nhiều trong công việc, còn dạy cả con em thủ lĩnh và nghĩa quân ở Lam Sơn.

Sau khi vua Lê Thái Tông lên ngôi, Nguyễn Thị Lộ được đưa vào cung, phong làm Lễ nghi Học sĩ. Công việc của bà là thay vua và hoàng hậu quán xuyến mọi việc trong cung, thiết lập kỷ cương, dạy cung nữ và giảng sách cho vua.

Nguoi phu nu dau tien cua Viet Nam duoc phong Le nghi Hoc si-Hinh-3

Tượng đài Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ tại khu di tích lịch sử văn hóa Lệ Chi Viên

Nguyễn Thị Lộ chính là người phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam được giao chức vụ cao như vậy. Nói cách khác, trường hợp của bà là chưa từng có tiền lệ ở thời kỳ trọng nam khinh nữ đó. Từ đây đánh dấu cột mốc quan trọng: Việt Nam có nhà giáo đầu tiên là phụ nữ.

Sử thần Vũ Quỳnh (1452 - 1516) từng khen người thiếp của Nguyễn Trãi rằng: “Thị Lộ đã cảm hóa được Lê Thái Tông, thuyết phục vua chăm chỉ đèn sách, lại giúp vua nhiều ý kiến để sửa trị nước. Cậu bé bất trị nay đổi thành một "Minh Quân" khác hẳn trước”.

Nhưng biến cố sau đó ập đến. Năm 1442, vua Lê Thái Tông sau một lần ghé Lệ Chi Viên của Nguyễn Trãi đã lâm bệnh nặng mà qua đời. Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ bị vu tội giết vua, tru di tam tộc.

Nguoi phu nu dau tien cua Viet Nam duoc phong Le nghi Hoc si-Hinh-4

Ảnh minh họa án oan của gia tộc Nguyễn Trãi

Mãi đến 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi. Đại thần và vợ bị Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh hãm hại vì đã giúp đỡ bà phi Ngô Thị Ngọc Dao (mẹ vua Lê Thánh Tông). Bên cạnh đó là sự thù ghét của một nhóm quan lại trong triều đình ngày ấy.

Người phụ nữ tài hoa bạc mệnh nhất triều Lê và vụ án năm 1442

Người phụ nữ đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh triều Lê là bà Nguyễn Thị Lộ, vợ của đại thi hào Nguyễn Trãi. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên xảy ra vào năm Nhâm Tuất (1442).

Nguoi phu nu tai hoa bac menh nhat trieu Le va vu an nam 1442
 Trong cuốn Bí sử vương triều, các tác giả cho biết, bà Nguyễn Thị Lộ sinh năm 1400 tại làng Hải Hồ, một làng có nghề dệt chiếu nổi tiếng, nay là làng Hải Triều, xã Tân Lễ huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Nguoi phu nu tai hoa bac menh nhat trieu Le va vu an nam 1442-Hinh-2
Nguyễn Thị Lộ nổi tiếng là người đẹp nhất vùng và có tài thơ phú. Trong một lần lên kinh thành Thăng Long bán chiếu bà gặp Nguyễn Trãi rồi trở thành vợ thứ của ông. 
Nguoi phu nu tai hoa bac menh nhat trieu Le va vu an nam 1442-Hinh-3
 Năm 1433, vua Lê Thái Tổ mất, thái tử Nguyên Long lên nối ngôi, tức là Lê Thái Tông. Nghe tiếng Nguyễn Thị Lộ, nhà vua cho vời bà vào cung ban chức Lễ nghi học sĩ, phụng chỉ để dạy dỗ cung nữ.
Nguoi phu nu tai hoa bac menh nhat trieu Le va vu an nam 1442-Hinh-4
Cuộc đời bà Nguyễn Thị Lộ gắn với vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng. 
Nguoi phu nu tai hoa bac menh nhat trieu Le va vu an nam 1442-Hinh-5
Sử sách đã chép lại sự kiện Lệ Chi Viên một cách ngắn gọn và nghiệt ngã: Ngày 27/7/1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông duyệt quan ở Thành Chí Linh Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn là nơi ông ở.  
Nguoi phu nu tai hoa bac menh nhat trieu Le va vu an nam 1442-Hinh-6
 Ngày 4 tháng 8 âm lịch nhà vua và đoàn tùy tùng đến Lệ Chi Viên (Gia Bình, Bắc Ninh). Cùng đi với vua là Nguyễn Thị Lộ. Tại Lệ Chi Viên, nhà vua đã thức đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, thọ 20 tuổi.
Nguoi phu nu tai hoa bac menh nhat trieu Le va vu an nam 1442-Hinh-7
Ngay lập tức, triều đình quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc. 
Nguoi phu nu tai hoa bac menh nhat trieu Le va vu an nam 1442-Hinh-8
 Vua Lê Thánh Tông sau khi nối ngôi, tra xét lại vụ án đã ban chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi vào năm 1664. Trong chiếu chỉ tuyệt nhiên không thấy truy lại xem ai đã sát hại vua Thái Tông và cũng không minh oan cho Nguyễn Thị Lộ.
Nguoi phu nu tai hoa bac menh nhat trieu Le va vu an nam 1442-Hinh-9
Đã hơn 5 thế kỷ trôi qua, thảm án Lệ Chi Viên vẫn là đề tài tranh cãi cho hậu thế. 

Bí ẩn thân thế của vua Lê Nhân Tông và cái chết thảm năm 18 tuổi

Cái chết của vị vua hiền đức Lê Nhân Tông và thân mẫu trong chính biến năm 1459 khiến các quan văn võ nuốt hận ngậm đau, trăm họ xót thương, than trách thế sự bất công khi để người tốt phải chịu tang thương ai oán...

Một đấng minh quân tài đức vẹn toàn

Vua Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ) là vị hoàng đế thứ ba của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì trong vòng 17 năm, từ năm 1442 sau khi vua Lê Thái Tông qua đời.

Đạo diễn Lương Đình Dũng nói gì khi làm phim về danh nhân Nguyễn Trãi?

Đạo diễn Lương Đình Dũng cho biết, anh rất vinh dự khi được làm phim điện ảnh về danh nhân Nguyễn Trãi. Tác phẩm “Anh hùng” tái hiện hành trình vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.

>>> Mời quý độc giả xem video giới thiệu phim "Thành phố ngủ gật" của Lương Đình Dũng. Nguồn: Đoàn phim cung cấp

Đọc nhiều nhất

Tin mới