Vụ tấn công tình dục xảy ra tại một nghĩa trang ở Edenbridge, Kent (Anh). Ảnh: Google. |
Nguồn video: VTV
Vụ tấn công tình dục xảy ra tại một nghĩa trang ở Edenbridge, Kent (Anh). Ảnh: Google. |
Nguồn video: VTV
Những người biểu tình giơ cao khẩu hiệu ghi No Es No (không có nghĩa là không) để phản đối phán quyết của tòa án thành phố Barcelona (ảnh: BBC News) |
Tòa án giải thích cho quyết định của mình rằng, họ đã loại trừ việc suy đoán hành vi hiếp dâm, bởi lẽ, nạn nhân lúc đó đang ở trong "trạng thái bất tỉnh" và bị cáo không hề sử dụng vũ lực hoặc đe dọa nạn nhân khi giao cấu?!
Vì lập luận trên, năm người đàn ông thay vì tội danh hiếp dâm như cáo buộc ban đầu, chỉ bị kết án và bỏ tù về tội lạm dụng tình dục, một tội ít nghiêm trọng hơn.
Năm kẻ nói trên bị phạt từ 10 đến 12 năm tù. Trong khi đó, nếu bị kết tội hiếp dâm, những kẻ này sẽ phải đối mặt với mức án từ 15 đến 20 năm tù.
Một cuộc thăm dò dư luận đang diễn ra sôi nổi ở Tây Ban Nha, để quyết định xem có nên căn cứ vào “sự đồng ý rõ ràng” của người phụ nữ đối với việc quan hệ tình dục, làm căn cứ buộc tội hiếp dâm hay không.
Nhiều quốc gia châu Âu đã thay đổi luật pháp trong những năm gần đây, khi nêu ra định nghĩa hiếp dâm là hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn. Thụy Điển đã thay đổi quy định về hành vi hiếp dâm trong luật hình sự vào năm 2018 và Đan Mạch cũng đang xây dựng quy định theo hướng trên.
Các nhà hoạt động cho rằng phán quyết của tòa án thành phố Barcelona đã châm ngòi cho một cuộc vận động quy mô về nữ quyền (ảnh: BBC News) |
Trong một diễn biến khác, Thị trường thành phố Barcelona, ông Ada Colau đã phản bác và gọi bản án của tòa án Barcelona là “ngớ ngẩn”. Ông Ada Colau đã viết trong trên Twitter:
"Tôi không phải là thẩm phán và tôi không biết chúng đáng phải ngồi tù bao nhiêu năm, điều tôi biết là đó không phải là lạm dụng tình dục, đó là cưỡng hiếp!"
Các nhóm hoạt động vì quyền phụ nữ tại Tây Ban Nha đã thể hiện sự bất mãn với phán quyết nói trên của tòa án thành phố Barcelona. Bà Lila Corominas, phát ngôn viên của Ủy ban nữ quyền Manresa, nói với tờ báo Nius Diario rằng đây rõ ràng là "một trường hợp về tấn công và đe dọa tình dục".
Lãnh đạo Đảng chính trị Tây Ban Nha, ông Mas Pais Inigo Errejón đã gọi bản án nói trên là "đáng xấu hổ". Trong khi đó, ông Irene Montero, phát ngôn viên của Đảng cánh tả Tây Ban Nha, kêu gọi thay đổi luật pháp "để chúng tôi có thể nói một cách tự hào về việc được sống ở một quốc gia tôn trọng nữ quyền".
Cộng đồng mạng cũng thể hiện sự giận dữ trong các bình luận xoay quanh vụ việc, kèm theo các hashtag như: JusticiaPatriarcal (tư pháp kiểu gia trưởng) hay NoEsAbusoEsViolaci (không phải lạm dụng đó là hiếp dâm), để bày tỏ sự phản đối.
Lật lại hồ sơ vụ án, năm người đàn ông đã bị cảnh sát cáo buộc về tội hiếp dâm một bé gái 14 tuổi, tên Manresa, tại một nhà máy bị bỏ hoang ở Manresa, một thị trấn ở vùng đông bắc Catalonia (Tây Ban Nha), vào cuối năm 2016.
Các công tố viên đều cho rằng những người đàn ông, gồm hai người Tây Ban Nha, hai người Cuba và một người Argentina, đã lần lượt hiếp dâm bé gái, đang trong tình trạng ngất xỉu.
Một trong những bị cáo - Bryan Andrés, được cho là đã nói với từng người trong số những kẻ này rằng: "Đến lượt của anh. Chỉ có 15 phút cho mỗi người và không đuợc chậm chạp".
Về phía nạn nhân, bé gái nói rằng em nhớ rất ít về những gì đã xảy ra do đang trong tình trạng không tỉnh táo. Tất cả các bị cáo đều phủ nhận các cáo buộc về hiếp dâm hay lạm dụng tình dục, mặc dù DNA của một trong số họ đã được tìm thấy trên đồ lót của bé gái.
Tòa án Barcelona đã đưa ra lập luận trong phán quyết rằng do nạn nhân ở trong tình trạng "không biết mình đã làm gì và do đó, không có khả năng đồng ý hoặc phản đối việc quan hệ tình dục mà các bị cáo đã làm".
Tòa án cũng nói thêm rằng các bị cáo "có thể đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục mà không cần sử dụng đến vũ lực hay đe dọa nạn nhân". Tòa án cuối cùng trao cho nạn nhân số tiền bồi thường thiệt hại là 10.300 USD.
Một phán quyết khác về án hiếp dâm tại bang Navarra trước đó đã gây sóng gió trong dư luận và bị Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã bác bỏ (ảnh: BBC News) |
Theo Daily Mail ngày 7/12, đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng an ninh Ấn Độ và người biểu tình xuống đường đòi công lý cho một nạn nhân hiếp dâm bị thiêu chết hôm 5/12. (Nguồn ảnh: Daily Mail/Reuters) |
Cảnh sát Delhi đã phun vòi rồng để giải tán đám đông khi người biểu tình cố trèo qua hàng rào được lực lượng an ninh dựng lên. Trước đó, người dân đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm cho cô gái xấu số ở thủ đô Ấn Độ. |
Hàng trăm người dân địa phương tập trung bên ngoài nhà của nạn nhân 23 tuổi để chia buồn với gia đình, người thân của cô. |
Chị gái của nạn nhân nói với BBC rằng cô muốn hai kẻ đã cưỡng bức em gái mình phải lĩnh án tử hình. |
Bà Priyanka Gandhi Vadra, lãnh đạo đảng đối lập chính của Ấn Độ, thăm hỏi gia đình cô gái 23 tuổi. |
Đông đảo thanh niên ở Ấn Độ tham gia cuộc biểu tình phản đối chính quyền bang Uttar Pradesh, nơi vụ án xảy ra. |
Như tin tức đã đưa, ngày 5/12, cô gái này bị nhóm 5 người đàn ông tưới xăng lên người và thiêu sống khi đang tới tòa án ở Uttar Pradesh để dự phiên xét xử vụ án hiếp dâm mà trong đó cô là nạn nhân. |
Do vết thương quá nặng, cô đã qua đời tại một bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 6/12. |
"Tim bệnh nhân ngừng đập hôm 6/12. Cô ấy bị bỏng 95% cơ thể. Khói độc đã lấp đầy phổi của bệnh nhân", bác sĩ Shalabh Kumar, trưởng Khoa bỏng tại Bệnh viện Safdarjung nói với Reuters. |
Người thân của nạn nhân đau lòng sau cái chết của cô. |
Vụ tấn công một lần nữa khiến dư luận Ấn Độ phẫn nộ, kêu gọi chính quyền xử phạt nặng thủ phạm, đồng thời đưa ra những biện pháp đảm bảo an toàn cho phụ nữ. |
Người biểu tình bịt mắt tham gia cuộc biểu tình thể hiện tinh thần đoàn kết với nạn nhân bị cưỡng bức, đồng thời phản đối bạo lực với phụ nữ ở New Delhi ngày 7/12. |