Người phụ nữ bí ẩn trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy

Người phụ nữ bí ẩn trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy

(Kiến Thức) - Vào ngày 22/11/1963, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát khi đoàn xe đi ngang Dealey Plaza, Dallas, bang Texas. Sau khi xảy ra vụ ám sát Tổng thống Kennedy, giới chức Mỹ phát hiện một người phụ nữ bí ẩn choàng khăn Babushka theo kiểu Nga.

 Vụ ám sát Tổng thống Kennedy diễn ra ở Dallas, Texas, Mỹ ngày 22/11/1963 đã trở thành sự kiện gây rúng động dư luận. Sau khi xảy ra vụ ám sát trên, giới chức Mỹ đã vào cuộc điều tra để truy bắt hung thủ.
Vụ ám sát Tổng thống Kennedy diễn ra ở Dallas, Texas, Mỹ ngày 22/11/1963 đã trở thành sự kiện gây rúng động dư luận. Sau khi xảy ra vụ ám sát trên, giới chức Mỹ đã vào cuộc điều tra để truy bắt hung thủ.
Trong quá trình điều tra, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã phát hiện một người phụ nữ bí ẩn. Người phụ nữ này xuất hiện trong nhiều bức ảnh chụp tại thời điểm vụ ám sát xảy ra.
Trong quá trình điều tra, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã phát hiện một người phụ nữ bí ẩn. Người phụ nữ này xuất hiện trong nhiều bức ảnh chụp tại thời điểm vụ ám sát xảy ra.
Trong các bức ảnh, người phụ nữ bí ẩn mặc áo choàng màu nâu và trùm khăn lên đầu. Dư luận gọi người này là "quý cô Babuska" bởi người này choàng một chiếc khăn Babushka theo kiểu Nga.
Trong các bức ảnh, người phụ nữ bí ẩn mặc áo choàng màu nâu và trùm khăn lên đầu. Dư luận gọi người này là "quý cô Babuska" bởi người này choàng một chiếc khăn Babushka theo kiểu Nga.
Đặc biệt, trên tay "quý cô Babuska" có cầm trên tay một chiếc máy ảnh. Vào thời điểm Tổng thống Kennedy bị ám sát, những mật vụ lao về phía đoàn xe hộ tống để bảo vệ ông chủ Nhà Trắng.
Đặc biệt, trên tay "quý cô Babuska" có cầm trên tay một chiếc máy ảnh. Vào thời điểm Tổng thống Kennedy bị ám sát, những mật vụ lao về phía đoàn xe hộ tống để bảo vệ ông chủ Nhà Trắng.
Trong khi nhiều người dân hoảng loạn bỏ chạy thì "quý cô Babuska" lại khá điểm tĩnh khi đứng một chỗ và dùng máy ảnh ghi lại cảnh tượng đang diễn ra.
Trong khi nhiều người dân hoảng loạn bỏ chạy thì "quý cô Babuska" lại khá điểm tĩnh khi đứng một chỗ và dùng máy ảnh ghi lại cảnh tượng đang diễn ra.
Về sau, khi rời khỏi đường phố Elm, cảnh sát và FBI đã yêu cầu "quý cô Babuska" đưa lại đoạn phim mà bà ghi lại được nhưng người phụ nữ bí ẩn này từ chối.
Về sau, khi rời khỏi đường phố Elm, cảnh sát và FBI đã yêu cầu "quý cô Babuska" đưa lại đoạn phim mà bà ghi lại được nhưng người phụ nữ bí ẩn này từ chối.
Vào năm 1970, một người phụ nữ tên là Beverl Oliver tự nhận bản thân chính là "quý cô Babushka" bí ẩn trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy.
Vào năm 1970, một người phụ nữ tên là Beverl Oliver tự nhận bản thân chính là "quý cô Babushka" bí ẩn trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy.
Theo lời kể của Oliver, FBI đã tịch thu chiếc máy ảnh của bà. Tuy nhiên, nhiều chi tiết mà Oliver kể có nhiều điểm mâu thuẫn.
Theo lời kể của Oliver, FBI đã tịch thu chiếc máy ảnh của bà. Tuy nhiên, nhiều chi tiết mà Oliver kể có nhiều điểm mâu thuẫn.
Vì vậy, nhiều người cho rằng Oliver không phải là "quý cô Babushka".
Vì vậy, nhiều người cho rằng Oliver không phải là "quý cô Babushka".
Cho đến nay, giới chức trách Mỹ vẫn chưa thể giải mã được bí ẩn về danh tính của "quý cô Babushka" hay người phụ nữ này có vai trò nào trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy hay không.  Video: Tưởng niệm 50 năm ngày Tổng thống Kennedy bị ám sát (nguồn: VTC14)
Cho đến nay, giới chức trách Mỹ vẫn chưa thể giải mã được bí ẩn về danh tính của "quý cô Babushka" hay người phụ nữ này có vai trò nào trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy hay không.
Video: Tưởng niệm 50 năm ngày Tổng thống Kennedy bị ám sát (nguồn: VTC14)

GALLERY MỚI NHẤT