Người phụ nữ bán vé số bị chồng bỏ sau khi sinh 11 đứa con

Đứa con thứ 11 chào đời cũng là lúc chồng bỏ theo tình mới, một mình chị Lan nhọc nhằn chăm lo cho 11 đứa con thơ bằng nghề bán vé số dạo.

Sâu trong con hẻm 440/21 trên đường Thống Nhất (phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM), căn phòng trọ cũ, tồi tàn, rộng chưa đầy 10m2 là nơi ở của mẹ con chị Hoàng Thị Lan.
Từ nhỏ, chị Lan đã theo chân mẹ đi bán vé số dạo sống qua ngày. Rồi thời gian trôi qua, chị không còn là cô bé ngày nào vẫn lẽo đẽo theo mẹ để kiếm miếng cơm. Mẹ già yếu, bệnh tật, một mình chị cùng những tấm vé số bươn chải khắp TP.HCM để kiếm tiền nuôi mẹ.
Và rồi, như một cái duyên trời định, chị gặp và nên duyên vợ chồng cùng một người đàn ông làm nghề thợ hồ, quê ở Tiền Giang.
Sau hơn 17 năm chung sống và có với nhau 11 người con, không thể chịu nổi cuộc sống nghèo khổ, chồng chị bắt đầu nhậu nhẹt say xỉn, rồi vướng vào cờ bạc trai gái, bỏ bê gia đình. Một thời gian sau, anh ta cũng bỏ 12 mẹ con chị mà chạy theo người đàn bà khác.
Nguoi phu nu ban ve so bi chong bo sau khi sinh 11 dua con
Căn phòng trọ tồi tàn, rộng chưa đầy 10m2 là nơi chị Hoàng Thị Lan cùng 11 đứa con thơ trú ngụ. 
Gạt nước mắt, chị Lan nghẹn ngào: “Sống với nhau khổ quá, đói quá ông ấy không chịu được nên đi, muốn đi thì để ông đi thôi, chứ giữ đâu được. Khi thằng út sinh được vài tháng là ông ấy đi theo người đàn bà khác, không nhận con để một mình tôi nuôi, có khổ thì cũng chịu thôi, con mình mà, đâu vô tình như ông được”.
Từ ngày đó, mọi trách nhiệm đối với 11 đứa con thơ và mẹ già yếu đổ dồn hết lên vai chị. Chị lam lũ, ngày bán vé số dạo, đêm về lại thức trắng đêm phụ quán ốc cho người ta.
Chị Lan cho biết, từ khi chồng chị bỏ 12 mẹ con đi theo người đàn bà khác, chị chưa nhận được lời hỏi thăm hay chút trợ cấp nào từ gia đình nhà chồng. Có chăng, thỉnh thoảng nghe được thông tin từ người quen, chồng chị đang hạnh phúc cùng gia đình mới.
Một mình không thể lo cho 11 đứa con bằng bạn bằng bè, nhiều lúc buồn tủi nhưng chị cũng phải chấp nhận số phận: “Tự tôi biết mình là một người mẹ không ra gì, sinh bọn trẻ ra mà không thể lo chu đáo cho chúng. Nhiều lúc cũng muốn cho mấy đứa đi học lắm, nhưng không có tiền. May còn có các cha xứ thương, mở lớp học cho bọn trẻ, ít ra ngày được 4 tiếng học chữ là vui rồi, cảm ơn lắm rồi”.
Nguoi phu nu ban ve so bi chong bo sau khi sinh 11 dua con-Hinh-2
5 người con sau cùng của chị Lan, mỗi bé cách nhau 1 tuổi. 
Nhắc tới 11 đứa nhỏ, mắt chị Lan sáng hẳn lên. 3 đứa lớn của chị nay đã biết tự đi làm và lo cho bản thân, tự thuê phòng trọ ở riêng, thỉnh thoảng lại ghé thăm mẹ và các em, chị cũng đỡ đi phần nào. Còn 8 đứa nhỏ, ngoài giờ học ở giáo xứ cũng tranh thủ cùng chị đi bán vé số dạo.
“Có hôm thằng út theo tôi đi bán vé số, vào quán ăn, nó thấy gia đình người ta có ba có mẹ. Bán xong, nó kéo tôi qua một góc hỏi, cha của con đâu rồi mẹ? Lúc đó tôi không biết phải nói sao, nó cứ hỏi mãi nên phải cắn chặt răng nói cha mất rồi”. Nói đến đây, nước mắt chị Lan lại rưng rưng.
Mới đây, mẹ chị - người luôn động viên chị vượt qua khó khăn cũng bỏ chị mà đi, vì bệnh già sức yếu.
Chị tâm sự: “Lúc đó, tôi chỉ muốn chết đi cho xong, chết để không còn phải chịu cảnh khổ sở thế này. Nhưng nghĩ đến 11 đứa con đang bơ vơ, tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, cắn răng chịu đựng.
Cũng nhiều lần có mấy người ngỏ ý định xin mấy đứa nhỏ về nuôi, có người còn nói mua nữa, nhưng tôi không chịu. Cha tụi nhỏ đã bỏ chúng mà đi, sao tôi cũng có thể độc ác như vậy chứ”.
Nguoi phu nu ban ve so bi chong bo sau khi sinh 11 dua con-Hinh-3
Không chịu được đói khổ, cha bọn trẻ bỏ lại 12 mẹ con chị đi theo tình mới. 
Chị Nguyễn Hồng Nhung - hàng xóm chung khu trọ với chị Lan cho biết: “Mẹ con nhà cô Lan thì khổ quá rồi. Căn phòng bé tí, tôi chỉ ở hai người còn thấy chật, vậy mà nhà cô Lan có thể ở 13 người.
Mấy đứa nhỏ con cô Lan tuy không được học hành như con người ta, nhưng chúng đều ngoan và lễ phép. Bởi vậy mọi người quanh đây ai cũng thương, lâu lâu có rau quả gì lại kêu chị qua lấy về nấu ăn cho tụi nhỏ”.

Gia cảnh khốn khó của mẹ già không đủ tiền làm đám tang cho con

Chồng chết sớm, bà Phạm Thị Cam (SN 1964, phường Hương Long, TP Huế) lại mất người con trai đầu trong khi hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Bà Phạm Thị Cam (Đường Nguyễn Phúc Chu, tổ 16 khu vực 4 Xuân Hòa, phường Hương Long, Thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Chồng bà mất sớm vì bệnh tật, những năm vừa qua, bà phải một mình vật lộn mưu sinh nuôi hai cậu con trai tuổi ăn tuổi lớn, kinh tế gia đình luôn rơi cảnh bữa no, bữa đói.

Bi kịch hai người đàn bà trong ngôi nhà 10m2 ở Sài Gòn

Căn nhà chị quá hẹp, đến nỗi không còn chỗ để lách mình vào trong. Quần áo của khách, của gia đình chị lẫn trong mớ ve chai nằm ngổn ngang khắp nhà. 

Đi ngang con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ (phường 1, Tân Bình, TP.HCM), bất chợt chúng tôi nhìn thấy chị. Bên chiếc máy may để ngay cửa ra vào, chị miệt mài làm việc. Hết Tết, nhưng điểm vá, sửa quần áo của người phụ nữ này vẫn đông khách.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.