Người phụ nữ bán trà đá đêm để được gặp đứa con đã mất?

Chị Hà nói, chị bán trà đá đêm không phải vì gánh nặng kinh tế mà vì lời hứa trong giấc mơ với đứa con đã mất.

Người phụ nữ bán trà đá đêm để được gặp đứa con đã mất?
Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Hà (34 tuổi, tạm trú ở xã Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bán trà đá đêm khiến tôi vừa thương cảm lại có chút rùng mình. Hai năm nay, tối nào chị cũng mang bàn ghế ra vỉa hè đường Văn Cao (quận Ba Đình, Hà Nội) để bán hàng.
Quán của chị chỉ bán dăm ba gói kẹo lạc và nước trà đá. Chị ngồi đây bán hàng, không quan trọng có khách hay không, thậm chí có nhiều hôm không có vị khách nào, chị cũng cứ ngồi đến đến khuya mới về. Chỉ trừ những hôm trời mưa to quá, chị mới không ra.
Nguoi phu nu ban tra da dem de duoc gap dua con da mat?
Kể cả không có khách, nhưng cứ tối đến chị vẫn bán hàng nơi con gặp tai nạn
Vô tình một lần đứng đợi cô bạn của mình trên đường Văn Cao – gần nơi quán nước chị Hà, tôi nghe được những lời xì xào về chuyện đời của người phụ nữ đặc biệt này. Họ nói, nơi chị bán hàng chính là nơi mà con trai chị trước kia gặp tai nạn mà chết. Chị đến đây bán hàng chỉ vì tin rằng, lúc nào cũng có cảm giác được gặp con mình. Nhiều người còn nói, có lẽ thần kinh chị không bình thường nên mới có suy nghĩ như vậy...
Tò mò, tôi ghé vào quán nhỏ của chị hỏi chuyện. Mở lòng tâm sự, chị Hà buồn rầu cho biết, vợ chồng chị quê ở Hà Nam. Sau khi cưới nhau, cả hai dắt díu nhau lên Hà Nội mưu sinh. Chồng chị chạy xe ôm, còn chị là nhân viên bán hàng cho một siêu thị.
Lúc đầu, anh chị còn tính kế hoạch chưa muốn có con ngay. Sau đó một năm, khi kinh tế khá giả hơn, anh chị quyết định sinh con. Tuy một năm, chị vẫn không mang bầu. Vợ chồng chị đến bệnh viện khám, các bác sỹ kết luận nguyên nhân vì sức khoẻ của chồng chị nên rất khó thụ thai. Biết bệnh, cả hai mang toàn bộ của hồi môn, tiền tiết kiệm hơn một năm để chữa bệnh.
Gần một năm sau điều trị, niềm vui cũng đến với gia đình nhỏ bé ấy. Chị mang bầu và sinh được một đứa con trai khỏe mạnh, bụ bẫm. “Về quê sinh con được một thời gian, mình lại bồng bế con ra Hà Nội để đi làm. Cuộc sống gia đình mình khoảng thời gian đó khá khó khăn, nhưng có là gì vì có đứa con là có tất cả. Quả thực, đã có lúc hai vợ chồng tính chuyển hẳn về quê sinh sống vì mưu sinh nơi đây quá khắc nghiệt”, chị Hà kể.
Vào một buổi tối tháng 8/2013, sau khi ăn cơm xong, cả nhà chị đi chơi. Anh đèo chị và con trên chiếc xe máy hàng ngày anh vẫn mưu sinh. Xe chạy đến đường Văn Cao thì anh rẽ trái vào một con ngõ. Tuy nhiên, do khúc cua bị che khuất tầm nhìn nên chiếc xe máy va chạm với một ô tô bốn chỗ. Vợ chồng chị chỉ bị trầy xước da, nhưng đứa con hơn 2 tuổi của chị bị văng ra một đoạn, bất tỉnh. Chưa kịp đưa đến bệnh viện thì con chị tắt thở.
“Gia đình kia đền bù số tiền khá lớn, số tiền mà cả đời chắc mình cũng chẳng dám mơ tới. Gần 500 triệu đồng! Thôi thì người ta cũng tử tế hỏi thăm, lỗi cũng là do mình đi trái đường nên gia đình mình cũng cho qua”, chị Hà nói.
Mưu sinh đêm vì lời hứa với con trong mơ
Sau khi con mất, vì quá đau buồn đêm nào chị cũng ôm ảnh của con đi ngủ. Bà mẹ tội nghiệp này kể: “Nhớ con đến phát điên. Những ai đã từng làm mẹ và phải khó khăn lắm mới có con như mình mới hiểu được cảm giác đó đáng sợ thế nào. Giá kể mình có thể chết thay con thì tốt biết mấy...”.
Không biết khoảng thời gian đó, thần kinh chị có vấn đề gì không nhưng đêm nào chị cũng mơ thấy con mình. Trong giấc mơ, đứa con bi bô tập nói, tập đi, cười nói với chị như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Chị kể: “Có hôm đang ngủ, chồng phải lay lay gọi dậy. Giật mình thức giấc, hóa ra mình khóc trong mơ vì gặp con. Lại có hôm con trách rằng, mình không chịu ra thăm nó. Mình bảo sẽ đi thăm con, nhưng đi đâu để gặp được con? Rồi thấy con lũn cũn dẫn mình đi. Nó đi mãi, rồi tự nhiên mình lại thấy con cứ đứng mãi ở nơi chúng tôi gặp tai nạn. Một số lần khác ngủ mơ, mình cũng như thế, vẫn ánh mắt trách cứ, rồi hình ảnh con bị tai nạn cứ ám ảnh mình hàng đêm...”.
Khoảng thời gian đó chị ở quê, sau khi kể lại những giấc mơ lạ lùng ấy, mẹ chồng chị đi xem bói. Nhiều người nói rằng, vì linh hồn đứa con của chị chưa được siêu thoát, thêm nữa, vì tâm lý của chị chưa thể chấp nhận được chuyện con bị mất nên dẫn đến việc chị bị tự kỷ ám thị.
Chị kể, hơn một năm sau khi đã ổn định tâm lý, vợ chồng chị lại ra Hà Nội kiếm sống. “Lúc đầu, mình chỉ đi bán hàng thuê ban ngày. Nhưng tối đến thấy trống trải quá, lại thỉnh thoảng mơ thấy con, mình bàn với chồng ra bán nước gần đó.
Lúc đầu, chồng còn phản đối, sau đó thấy mình khăng khăng đòi đi nên cũng đồng ý. Mình không tin lắm vào tâm linh, nhưng quả thực, sau khi đến bán hàng ở đây, những giấc mơ con hiện về trách cứ gần như không còn. Hiện tại, tâm lý mình rất thoải mái”, chị Hà nói.
Người phụ nữ mưu sinh đêm này cho biết, cứ khoảng 19h chị bắt đầu dọn hàng và đến hơn 22h thì chồng chị đến đón về nhà. Ngày nào cũng vậy, chị đều đặn đến đây. Hôm đó có khách hay không chị vẫn cứ ngồi thế cho đến khuya.
“Dù hiện tại không phải suy nghĩ nhiều đến chuyện tiền nong, nhưng giờ bảo mình thôi đến đây bán hàng có lẽ là không được. Nhiều người khuyên mình nên quên chuyện cũ đi để cho con được siêu thoát. Nhưng với mình, điều này đã trở thành thói quen và có cảm giác làm như vậy con sẽ bớt cô đơn. Vợ chồng mình đang tính sẽ sinh con lần nữa. Có lẽ, nếu mang bầu, mình sẽ nói với đứa con đã mất rằng, mẹ chỉ tạm thời không ra thăm con một thời gian".
Tên nhân vật đã được thay đổi.

Điều ước đầu năm của cụ bà mưu sinh chợ Đông Ba

(Kiến Thức) - "Trước khi nhắm mắt, bà chỉ mong được nhìn thấy 2 con gái mình lần cuối…”, cụ bà 85 tuổi mưu sinh ở chợ Đông Ba mong ước đầu năm mới.

Điều ước đầu năm của cụ bà mưu sinh chợ Đông Ba
Dieu uoc dau nam cua cu ba muu sinh cho Dong Ba

Nếu một lần ghé thăm chợ cá Đông Ba (thành phố Huế), ai cũng sẽ bắt gặp hình ảnh một cụ bà lưng còng, dáng đi khập khiễng, mái tóc bạc phơ lom khom bên góc triền sông Hương bốc mùi hôi tanh vì rác thải. 

Cụ bà 96 tuổi chèo thuyền đánh cá mưu sinh ở Hưng Yên

(Kiến Thức) - Sống một mình lủi thủi trong chiếc thuyền nhỏ, thỉnh thoảng cụ bà 96 tuổi chèo thuyền đánh cá cùng cháu nội để cải thiện bữa ăn trong sinh hoạt.

Cụ bà 96 tuổi chèo thuyền đánh cá mưu sinh ở Hưng Yên
Cu ba 96 tuoi cheo thuyen danh ca muu sinh o Hung Yen
Nhiều năm qua, những hành khách đi trên chuyến phà qua sông Hồng thuộc bến phà Đại Tập (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đều quen thuộc với hình ảnh một cụ bà 96 tuổi chèo thuyền đánh cá, sống lủi thủi một mình trong chiếc thuyền nhỏ.
Cu ba 96 tuoi cheo thuyen danh ca muu sinh o Hung Yen-Hinh-2
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, cụ bà tên Phạm Thị Vi, là người nơi khác dạt về xã Đại Tập làm ăn, sinh sống. Thấy hoàn cảnh khó khăn, một mình phải nuôi cháu nội, chính quyền xã đã cấp cho cụ một miếng đất nhỏ tại xóm 7, thôn Chi Lăng, xã Đại Tập làm nhà.

Ngắm cây đa Chủ tịch nước trồng nhớ ơn Bác 23 năm trước

(Kiến Thức) - 23 năm qua, được sự chăm sóc của ban quản trang, cây đa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng ngày nào nay đã cao lớn như cổ thụ...

Ngắm cây đa Chủ tịch nước trồng nhớ ơn Bác 23 năm trước

Ngam cay da Chủ tịch nuóc tròng nho on Bac 23 nam truoc
Nhân dịp kỷ niệm 102 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 – 19/5/1992), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM (quận 9) và trồng cây đa nhớ ơn Bác. 
Ngam cay da Chủ tịch nuóc tròng nho on Bac 23 nam truoc-Hinh-2
Vào thời điểm đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đang là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM

Ngam cay da Chủ tịch nuóc tròng nho on Bac 23 nam truoc-Hinh-3
Suốt 23 năm qua, được sự chăm sóc hàng ngày của ban quản trang, cây đa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng ngày nào nay đã cao lớn như cổ thụ...
Ngam cay da Chủ tịch nuóc tròng nho on Bac 23 nam truoc-Hinh-4
... tán lá xum xuê rợp bóng nơi yên nghỉ của hàng nghìn người con ưu tú của Tổ quốc.
Ngam cay da Chủ tịch nuóc tròng nho on Bac 23 nam truoc-Hinh-5
Gốc đa là nơi dừng chân lý tưởng đối với những người đến viếng mộ ở nghĩa trang giữa những ngày nắng nóng.
Ngam cay da Chủ tịch nuóc tròng nho on Bac 23 nam truoc-Hinh-6
Nữ quân nhân ngắm nhìn cây đa do Chủ tịch nước trồng nhân dịp sinh nhật Bác Hồ kính yêu 23 năm trước. 

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới