Người phố Cổ tiêu tiền như thế nào ở đặc khu mua sắm Tết

Khu chợ Hàng Bè (Hà Nội) vốn nổi tiếng là chốn mua sắm tấp nập của người dân phố Cổ Hà Nội. Nơi đây được mệnh danh là phố nhà giàu bởi việc kinh doanh buôn bán… chẳng giống ai.

Người phố Cổ tiêu tiền như thế nào ở đặc khu mua sắm Tết
Ra đời từ thời Pháp thuộc nhưng đến nay Hàng Bè không phải khu chợ chính mà chỉ là tập hợp loạt gian hàng thực phẩm, đồ ăn chế biến sẵn nằm trên các đoạn phố cổ: Gia Ngư, Cầu Gỗ, Hàng Bè và ngõ Trung Yên. Đoạn ngõ Trung Yên nhỏ hẹp, các sạp hàng bày bán ngay vỉa hè, thoạt nhìn rất giản dị nhưng hầu như không thiếu thứ gì và luôn tươi ngon.

Cả khu chợ Hàng Bè hiện nay có khoảng 20 gian hàng, chủ yếu bày bán thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt liên quan đến đồ cúng, lễ lạt.

Những ngày giáp Tết, các tiểu thương sẽ đa dạng hóa nhiều mặt hàng để phục vụ nhu cầu của người dân.

Khu chợ này được mệnh danh là “chợ nhà giàu” vì phần lớn phục vụ cho nhu cầu mua bán của người dân phố Cổ Hà Nội. Theo đó, giá thành các mặt hàng ở đây tương đối đắt đỏ, việc mua bán diễn ra theo thói quen không mặc cả.

Người phố Cổ tiêu tiền như thế nào ở đặc khu mua sắm Tết ảnh 4

Chủ và khách thường đã quen mặt nhau nên phát giá bao nhiêu mua bấy nhiêu, miễn sao chất lượng đảm bảo.

Chỉ mất chưa đầy 20 phút, người thủ đô có thể mua sắm đủ lễ phẩm cho một mâm cúng tươm tất.

Giá thực phẩm ở đây thường đắt hơn mức trung bình trên thị trường. Ví dụ như: Bưởi Diễn từ 50.000 – 70.000 đồng/quả; phật thủ khoảng 250.000 đồng/quả…

Gà luộc sẵn ngoài yêu cầu chất lượng là gà ngon còn phải đảm bảo trình bày đẹp mắt. Giá mỗi con gà luộc sẵn loại 1kg khoảng 230.000 đồng/con.

Trước đây, để mua được một con gà luộc như thế này, khách hàng phải xếp hàng dài đứng đợi. Nhưng năm nay do tác động của dịch Covid-19 nên hoạt động mua bán cũng ảm đạm hơn.

Cảnh tượng vắng vẻ chưa từng thấy ở “chợ nhà giàu”.

Một tiểu thương kinh doanh mặt hàng xôi chè phố Gia Ngư cho biết: “Chợ này đa số phục vụ người phố Cổ khu vực lân cận nên không trông chờ nhiều từ khách ngoài. Tuy vậy năm nay đến “khách ruột” cũng vắng bóng kể cả ngày lễ. Hình như một năm kinh tế buồn, đến nhà giàu cũng phải thắt chặt chi tiêu.

Nhiều tiểu thương vẫn kỳ vọng từ ngày 23 tháng Chạp trở đi khách mua sắm sẽ đông đúc trở lại như mọi năm.

Đi chợ sắm Tết đã xưa rồi, nay phải sắm tết online mới đúng trào lưu

Không còn phải chen chúc trong các siêu thị để mua sắm, vài năm trở lại đây, mua sắm Tết online đã trở thành một trào lưu thịnh hành trong giới công sở.

Đi chợ sắm Tết đã xưa rồi, nay phải sắm tết online mới đúng trào lưu
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết nguyên đán, người dân ùn ùn đổ về các siêu thị để mua sắm Tết, tạo nên quang cảnh đông đúc, chen lấn đến nghẹt thở. Không chỉ khó khăn trong việc chọn lựa hàng mà ngay tại quầy thu ngân cũng có đến hàng trăm người đứng xếp hàng chờ thanh toán. Nhiều người đã phải bỏ lại hàng hóa để về tay không vì không đủ kiên nhẫn chờ đến lượt.
Sắm Tết online đang trở thành trào lưu trong giới văn phòng. Ảnh minh họa
Sắm Tết online đang trở thành trào lưu trong giới văn phòng. Ảnh minh họa 
Thiết nghĩ, do không có thời gian đi sắm rải rác ở ngoài nên vào siêu thị mua cho tiện. Nhưng bon chen mãi mới mua được hàng rồi chờ đợi hàng tiếng đồng hồ chưa đến lượt thanh toán thì thật ngao ngán. Đấy là chưa kể việc phải lếch thếch mang vác đồ cồng kềnh về nhà nữa.

Thị trường Tết: Hàng Việt chiếm ưu thế bằng chất lượng và mẫu mã

Nhiều doanh nghiệp Việt liên tục "tung chiêu" khuyến mại kích cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu dịp Tết Nguyên đán.

Thị trường Tết: Hàng Việt chiếm ưu thế bằng chất lượng và mẫu mã
Gần đến Tết Nguyên đán, tại các trung tâm thương mại không khí mua sắm tết đã nhộn nhịp, tấp nập người mua hàng hóa. Năm nay hàng hóa Việt Nam phục vụ tết chiếm ưu thế trên thị trường, phong phú về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, giá thành hợp lý. Các siêu thị, doanh nghiệp "tung" các chương trình khuyến mại kích cầu thu hút người dân mua sắm.

Kế hoạch tiêu Tết 2019 với 2,5 triệu đồng khiến chị em choáng ngợp

Sắp đến Tết Nguyên Đán, cô vợ trẻ tên Lan đã lên kế hoạch cân đối chi tiêu để sao cho tiết kiệm nhất có thể.

Kế hoạch tiêu Tết 2019 với 2,5 triệu đồng khiến chị em choáng ngợp
Năm nay là cái Tết đầu tiên sau khi Lan (27 tuổi, quê Bắc Giang) kết hôn, trong khi công việc của hai vợ chồng vừa chuyển chỗ mới, thu nhập chưa ổn định nên cô đang lên kế hoạch chi tiêu Tết một cách tiết kiệm nhất.
Ke hoach tieu Tet 2019 voi 2,5 trieu dong khien chi em choang ngop
Kế hoạch tiêu Tết 2019 của vợ trẻ chỉ vỏn vẹn 2,5 triệu đồng . Ảnh minh họa 
Sau bao nhiêu lần tính toán và cân nhắc, Lan dự tính mức chi phí tiêu Tết của mình năm nay như sau:

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.