Người nước ngoài vui Tết ở TP.HCM

Anh Tây lần đầu đón Tết phương Nam, vợ chồng người Hàn muốn "trốn" Tết của mình nên ở lại TP.HCM.

“Nghe nói TP.HCM đông vui vào dịp Tết. Tôi muốn đến đây vào dịp này thử xem sao”, Geogre Katsadze (27 tuổi, quốc tịch Georgia) háo hức chia sẻ.

Vì tình hình dịch bệnh, nhiều cư dân ngoại quốc ở TP.HCM không về nước trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam. Hoặc họ vừa kết thúc kỳ nghỉ Tết Dương lịch và đã quay trở lại thành phố.

Với Katsadze, đây là Tết đầu tiên ở TP.HCM của anh. Tâm thế của chàng Tây là sự tò mò, ngóng chờ những trải nghiệm mới. Còn với Victor Vladovich (người Nga) và Yu Young Kuk (người Hàn), Tết Việt đã trở nên quen thuộc với họ.

Tìm đến TP.HCM chơi Tết

Hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28/1 (trước Tết 3 ngày), Geogre Katsadze đi lòng vòng quận 1 tìm nơi lưu trú ưng ý để vui chơi đến hết Tết ở TP.HCM.

Chàng trai đến từ quốc gia Tây Á này đã sống ở Việt Nam hơn 2 năm, thăm thú nhiều nơi nhưng chưa có dịp đến TP.HCM. Là giáo viên làm việc toàn thời gian ở Hà Nội, anh tranh thủ kỳ nghỉ lớn của người Việt để đi chơi.

Nguoi nuoc ngoai vui Tet o TP.HCM

Người nước ngoài thích thú với những nét truyền thống của Tết Việt. Ảnh minh họa: Khang Trần.

Geogre Katsadze đã du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) vào dịp Tết năm ngoái. Còn vào năm trước đó, anh ở lại Hà Nội. Đó là lần đầu Katsadze đón Tết ở Việt Nam và cho biết trải nghiệm này "khá đáng sợ". Lý do là hầu hết hàng quán đều đóng cửa nghỉ Tết, ngay cả cửa hàng tiện lợi cũng không mở. Anh hy vọng điều này không xảy ra ở TP.HCM.

“Tôi biết đây không phải là thời điểm tốt nhất để di chuyển giữa Hà Nội và TP.HCM trong tình hình dịch bệnh. Đồng thời du lịch dịp Tết có khi các thành phố vắng vẻ vì nhiều nơi đóng cửa. Nhưng bạn bè nước ngoài của tôi ở TP.HCM lại nói nơi này sẽ rất vui”, Katsadze cho hay.

Theo kế hoạch của Katsadze, anh sẽ đến những điểm tham quan nổi tiếng của thành phố, đặc biệt là phong cách kiến trúc ở đây. Là người ăn chay, chàng trai 27 tuổi nóng lòng đến những địa chỉ quán chay mở cửa xuyên Tết ở thành phố đa dạng và phong phú ẩm thực này.

Trong chuyến du xuân TP.HCM, chàng trai Tây Á cũng muốn khảo sát một chút về cuộc sống ở đây. Anh có dự định chuyển đến trong năm sau.

“Dù đó chưa phải là một kế hoạch cụ thể, nhưng là một lựa chọn. Mọi người đều nói TP.HCM hiện đại hơn và phù hợp với người nước ngoài. Muốn tự mình kiểm tra và xem liệu tôi có cảm thấy thoải mái khi sống ở đó không”, Geogre Katsadze chia sẻ với Zing.

Quen thuộc Tết Việt

Dịp Tết Nhâm Dần 2022, anh Victor Vladovich (38 tuổi, quốc tịch Nga) dành hầu hết thời gian tại chung cư Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh) nơi anh sống. Trong những tuần trước Tết, anh đã tham gia hội chợ xuân, nấu và gói bánh chưng cùng cư dân hàng cũng như nhiều hoạt động đón Tết của địa phương.

Nguoi nuoc ngoai vui Tet o TP.HCM-Hinh-2

Victor Vladovich cùng cư dân chung cư nấu bánh chưng. Anh. đã có 14 năm ở Việt Nam và đón 10 cái Tết Việt. Ảnh: NVCC.

“Tôi thấy Tết ở Việt Nam rất đặc biệt, là những ngày quan trọng cho gia đình, mọi người trở về quê để đoàn tụ. Mỗi gia đình tôi quen đều có những cách đón Tết riêng, nhưng tổng thể vẫn là sự đoàn tụ gia đình”, Vladovich nói.

Điều mà anh người Nga thích nhất về Tết ở Việt Nam là phong tục lì xì, khi những đứa trẻ đứng chúc Tết ông bà và được ông bà dặn dò, mừng tuổi.

Anh nhận thấy phong tục đón năm mới của Việt Nam và Nga cũng có nhiều nét tương đồng. Ở Nga, kỳ nghỉ năm mới quan trọng nhất trong năm, kéo dài 10 ngày. Trong những ngày đó, mọi người thường đi thăm bạn bè, họ hàng và tranh thủ nghỉ ngơi. Một điều tương đồng khác mà anh nhận thấy chính là các gia đình Việt hay Nga đều chuẩn bị sẵn các món ăn cho những ngày Tết, khi khách tới sẽ có đồ ăn.

“Bên Nga cùng vậy, mọi người chuẩn bị sẵn đồ ăn cho bữa cơm gia đình, ngoài ra khi đi thăm bạn bè, họ hàng, chúng tôi sẽ mang theo và chia sẻ cùng nhau”, Vladovich chia sẻ về phong tục đón năm mới ở Nga.

Những ngày đầu xuân mới, Victor Vladovich dự định dành thời gian để thăm và dùng cơm trưa với một số hàng xóm trong nhóm tình nguyện viên tại chung cư. Đồng thời, nếu xe khách và xe buýt hoạt động, anh sẽ có một vài chuyến thăm bất ngờ tới nhà bạn ở TP Thủ Đức, khu Thảo Điền, tỉnh Bình Dương.

“Thoát ly” truyền thống

Với ông Yu Young Kuk (43 tuổi, người Hàn Quốc), đây là dịp Tết thứ hai ở TP.HCM. Người Hàn Quốc cũng ăn Tết Nguyên đán cùng lịch âm với người Việt Nam, tiếng Hàn gọi là Seollal.

Ông Yu cho biết trong dịp Seollal người dân cũng có truyền thống trở về quê sum họp gia đình. Đa số bạn bè người Hàn của ông đang sinh sống và làm việc ở TP.HCM không về nước năm nay. “Vì Covid-19, vì quá lạnh (với tôi), hoặc vì vấn đề đề kinh tế…”, ông Yu liệt kê nguyên nhân.

Song lý do lớn nhất khiến ông Yu Young Kuk muốn ở lại ăn Tết TP.HCM là vì “muốn tự do”. Ông coi Tết là cơ hội tốt nhất để đi du lịch một mạch dài ngày.

“Tuy nhiên bây giờ tình hình Covid-19 phức tạp, tôi hơi ngại di chuyển trong nước, chưa nói đến việc không thể du lịch nước ngoài. Vì vậy, tôi sẽ ở nhà dành thời gian cho gia đình, nhưng chỉ với vợ tôi ở đây”, ông Yu nói.

Nguoi nuoc ngoai vui Tet o TP.HCM-Hinh-3

Vợ chồng ông Yu Young Kuk đón Tết lần thứ 2 ở TP.HCM, trong khi những năm trước họ thường du lịch. Ảnh: NVCC.

Doanh nhân người Hàn này coi Seollal là thời điểm tồi tệ nhất với phụ nữ nước ông, bên cạnh Chuseok (Trung thu). Họ phải chăm sóc gia đình chồng, nấu ăn, dọn dẹp, nấu nướng, bị căng thẳng từ mẹ chồng và các chị em. Theo ông, tỷ lệ ly hôn ở Hàn thường gia tăng sau Tết. Trong 2 năm dịch bệnh, tỷ lệ này đang giảm xuống vì các nàng dâu ở xa khó về nhà chồng ở quê.

“Đó là sự thật trớ trêu ở Hàn. Thế nên Tết đối với người Hàn Quốc sống ở Việt Nam như vợ chồng tôi là để thư giãn và chỉ dành thời gian cho nhau chứ không phải cho nhà chồng, để đi du lịch, thực hiện dự định riêng của 2 người”, người đàn ông 43 tuổi bày tỏ.

Ở lại TP.HCM, vợ chồng ông Yu sẽ mời một số bạn bè đồng hương đến ăn tối vào các ngày Tết. Thay vì áp lực nấu ăn cho đại gia đình nhà chồng, người vợ sẽ rủ vài bạn thân đến cùng làm món bánh xèo truyền thống Tết của Hàn. Các cô bạn của vợ, 2 người đã kết hôn và một người chưa, cùng vui vẻ nấu ăn rồi mang một ít về cho chồng họ.

“Tôi nhất định sẽ dẫn vợ đến đường hoa xuân Phú Mỹ Hưng gần chỗ làm. Mỗi ngày thấy đường hoa dần hình thành, làm tôi hào hứng với Tết ở đây. Tết ở Hàn Quốc thường lạnh lẽo nên chẳng có đường hoa như ở TP.HCM”, ông Yu Young Kuk nói.

Video: Người dân quận 7, TP.HCM những ngày đầu đi siêu thị theo phiếu

Ghi nhận tại siêu thị Co.op Xtra (phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM) trong sáng 18/9, lượng người đi siêu thị mua thực phẩm khá đông. Người dân đều tỏ ra phấn khởi, vui mừng khi được tự tay mình đi chợ trở lại.

  

Còn 7 ngày "chạy nước rút" cho bình thường mới, TP HCM cần làm

TP HCM sẽ phải hoàn thành cam kết kiểm soát dịch trước 30/9 theo Nghị quyết 86 và dần dần mở cửa nền kinh tế đã đóng băng gần 5 tháng nay.

Một trong những tuyên bố đầu tiên của ông Phan Văn Mãi khi trở thành Chủ tịch UBND TP.HCM là lên kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế. Tuyên bố đó được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM chưa có dấu hiệu giảm và số ca tử vong còn rất cao; Việt Nam vẫn đang theo đuổi "Zero Covid-19" và ít ai nghĩ tới bình thường mới.

Người dân TP.HCM tất bật với cuộc sống “bình thường mới”

Người dân TP.HCM đang dần trở lại nhịp sống sinh hoạt “bình thường mới” sau 2 tuần nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 18 của UBND TP, dù tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Mỗi ngày đi dạo “một chút” để hít thở khí trời

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.