Người Nhật biến bao cám "đồng nát" thành túi hàng hiệu giá trăm đô

Việc các sản phẩm giá rẻ bèo ở Việt Nam nhưng “lên đời” ở thị trường quốc tế đã quá quen thuộc, nhưng vỏ bao đựng cám thức ăn chăn nuôi trở thành những chiếc túi hàng hiệu với giá gấp 1.000 lần thì quả thật… hiếm.

Ở Việt Nam một bao đựng cám sau khi đã qua sử dụng có thể bán giá “đồng nát” chưa đầy 5.000 đồng, thế mà cũng bao cám đấy, sau khi được may thành những tiếc túi xách, ví, túi đựng laptop, thậm chí cả quần áo thì giá lại lên tới 4-5 triệu đồng.
Nguoi Nhat bien bao cam
Không chỉ phụ nữ mà cả đàn ông cũng chọn cho mình chiếc túi xách từ bao tải. Ảnh: PL&ĐS 
Cách đây không lâu, nhiều người đã rất ngạc nhiên và thích thú thì thấy giới trẻ Nhật Bản ra phố với những chiếc túi còn nguyên những dòng chữ quen thuộc với người Việt như: “Heo ham ăn, lớn nhanh, chóng tăng ký”, “Vịt siêu trứng”, “Thức ăn cho cá basa, cá tra”...
Nguoi Nhat bien bao cam
Độ hot của những chiếc túi này ngày càng tăng khiến giá sản phẩm tăng lên gấp nhiều lần. (Ảnh: PL&ĐS) 
Tò mò, chúng tôi tìm hiểu thử trên trang Amazon và thấy những chiếc túi này đang được bán với giá từ 2 - 5 triệu đồng tùy loại.
Được biết kiểu túi độc đáo này bắt nguồn từ một sáng tạo của một nhà thiết kế người Nhật là cô Yuki. Cô đã cộng tác cùng cộng sự là anh Kazutoshi Ishihara để phát triển thêm nhiều mẫu sản phẩm.
Nguyên liệu chính để làm nên những sản phẩm độc đáo này chính là bao bì tái chế nhập khẩu từ Việt Nam.
Ý tưởng về kiểu túi “cám Con cò” này sinh khi cô Yuki tới dự lễ hội Việt Nam tại công viên Yoyogi. Khi tới đây, cô Yuki thấy những vỏ túi đựng thức ăn gia súc và cảm thấy nó thực sự thú vị và cuốn hút. Cô đã kiểm tra chất liệu và đánh giá rằng nó hoàn toàn có thể tạo nên được những mẫu túi độc đáo và tiện dụng.
Cô Yuki cho biết cô mình chưa muốn sản xuất sản phẩm này đại trà, hàng loạt bởi muốn ổn định chất lượng của túi. Tuy nhiên, do kiểu túi này đang nhận được sự đón nhận nồng nhiệt nên trong tương lai, cô sẽ đẩy mạnh việc sản xuất.

Từ vụ Khaisilk, chạnh lòng nghĩ đến doanh nhân Nhật

Việc Khaisilk hàng chục năm “treo lụa Việt bán lụa Tàu” khiến tôi chạnh lòng nghĩ đến triết lý “ba bên cùng có lợi” (Sanpo-yoshi) trong kinh doanh của người Nhật.   

Nhiều chuyên gia và báo chí gần đây bàn về triết lý kinh doanh "win - win", hiểu nôm na là hai bên, chủ và khách cùng thắng. Từ khi du nhập vào Việt Nam, triết lý này đã thổi một luồng gió mới vào môi trường kinh doanh vẫn chưa thực sự thoát khỏi "tư duy tiểu nông" của nước ta.

Vai trò người Nhật trong cơn sốt Bitcoin

Đội ngũ hùng hậu các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Nhật đã nổi lên thành một lực lượng lớn phía sau đà tăng giá chóng mặt gần đây của Bitcoin.

Yoshinori Kobayashi, 39 tuổi, từng là một nhà giao dịch cổ phiếu và đã chuyển sang giao dịch Bitcoin từ hai năm rưỡi trước - Ảnh: Reuters.
Yoshinori Kobayashi, 39 tuổi, từng là một nhà giao dịch cổ phiếu và đã chuyển sang giao dịch Bitcoin từ hai năm rưỡi trước - Ảnh: Reuters. 
Theo hãng tin Reuters, từng hoài nghi về tiền ảo, các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Nhật giờ đây đã bị hấp dẫn bởi những pha biến động giá kinh hoàng của Bitcoin.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.