Người nghèo ở TP.HCM không nhà ở, miếng ăn hậu giãn cách

Dưới những mái hiên ở TP.HCM, người vô gia cư ngồi chờ mạnh thường quân đến tặng đồ ăn, tiền bạc. Sau 4 tháng giãn cách xã hội, họ không thể cầm cự được thêm nữa.

20h30 tối 4/10, những chiếc xe cứu thương nháy đèn đỏ chạy vụt qua đường 3/2, chẳng cần hú còi bởi dọc đường không mấy người qua lại.

Tuyến phố trung tâm từng sầm uất bậc nhất TP.HCM giờ tĩnh mịch dù cho lệnh giãn cách xã hội đã được nới lỏng cách đây ít ngày.

Sự lặng lẽ ấy cũng bao trùm lên cả hàng chục người vô gia cư đang đứng, ngồi tại đây chờ đợi người ghé qua hỗ trợ.

Không còn cái ăn, chốn ở

"Người cho quà kìa, cho quà kìa" - chị Trần Thị Mỹ Dung (sinh năm 1970) vừa chạy, vừa hô lớn khi thấy PV Zing dừng xe sát vỉa hè.

Sau tiếng gọi của chị, khoảng hơn mười người khác bao gồm phụ nữ, đàn ông đều chạy tới, thay nhau kể hoàn cảnh với mong muốn được giúp đỡ quà.

Ngay khi được PV giải thích không phải mạnh thường quân, họ nhanh chóng tản ra, trở về vị trí dưới các gốc cây hoặc mái hiên cửa hiệu đã sập cửa.

Nguoi ngheo o TP.HCM khong nha o, mieng an hau gian cach

Chị Dung, chị Trâm và cô Bích nằm, ngồi trên vỉa hè đường 3/2 chờ mạnh thường quân.

Trước dịch, chị Mỹ Dung mưu sinh nhờ nghề bán vé số. Suốt nhiều tháng qua, chị không có việc làm, phải về nhà mẹ đẻ ở nhờ.

Hơn một tháng gần đây, cả gia đình đã khó khăn lại càng túng quẫn, chị đành ra đường xin cơm, tiền để sống qua ngày.

"Nhà mẹ tôi ở khúc đường Hồ Thị Kỷ. Tôi may mắn có chỗ ở tạm nhưng không có gì ăn. Tôi ra đây đứng chờ người ta cho cơm, bữa có, bữa không", chị Dung nói.

Nguoi ngheo o TP.HCM khong nha o, mieng an hau gian cach-Hinh-2

Chị Dung chưa thể đi bán vé số, phải xin ăn từng bữa trên những vỉa hè.

Nằm cách chị Dung không xa, chị Quỳnh Trâm cho biết cả ngày hôm nay chưa được ai cho đồ, buổi tối cũng chưa có gì bỏ bụng.

Người phụ nữ sinh năm 1988 từ Vĩnh Phúc vào TP.HCM kiếm sống nhờ nghề phụ may. Dịch bệnh bùng phát, chị mất việc, giờ không còn cả nhà trọ do đã cạn tiền.

"Mấy tháng dịch, tôi vẫn được ở trong nhà trọ. Nhưng vừa hết giãn cách, tôi đã bị họ yêu cầu rời đi vì không còn tiền trả nữa. Tôi nằm đây mấy ngày rồi, chỉ còn biết chờ chủ xưởng may cũ gọi đi làm mà thôi", chị Trâm chia sẻ.

Nguoi ngheo o TP.HCM khong nha o, mieng an hau gian cach-Hinh-3

Chị Trâm chờ đợi được xưởng may gọi đi làm trở lại.

Cũng trong tối 4/10, dọc tuyến đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), một vài nam thanh niên nằm trên vỉa hè, tay ôm theo bịch lớn chứa đồ đạc.

Thấy chiếc xe máy dừng lại gần, Nguyễn Hữu Hiếu (sinh năm 1990) ngồi bật dậy, vội vã thu đồ toan rời đi. Nam thanh niên tưởng người mới đến là chủ nhà nơi mình nằm nhờ trước cửa, hoặc tệ hơn là lực lượng chức năng đến làm việc.

Chia sẻ với Zing, anh cho biết mình vẫn còn 20 nghìn đồng trong túi, đủ mua một phần cơm bụi lấp chiếc dạ dày cồn cào vì đói.

Dù vậy, Hiếu vẫn có một chút niềm vui. Sáng mai, anh sẽ được nhận làm phụ hồ tại một công trường xây dựng, có chỗ ở và tiền công trả theo tuần.

Nguoi ngheo o TP.HCM khong nha o, mieng an hau gian cach-Hinh-4

Hiếu chờ mong mình sẽ được nhận vào làm thợ hồ tại công trình xây dựng.

Cũng như chị Quỳnh Trâm, Hiếu bị chủ nhà trọ yêu cầu rời đi khi vừa hết giãn cách xã hội. Nhiều ngày qua, anh thang lang quanh một số công trường để xin việc làm, không ngại vất vả mà chỉ sợ cảnh đói, khát như bây giờ.

"Hết giãn cách, chủ nhà trọ biết tôi đã có thể đi làm lại nên liền thu lại nhà. Tôi đang chờ được đi làm, sẽ ứng trước chủ một - hai trăm nghìn để ăn uống. Ngày mai nếu không được nhận việc, tôi không biết sống sao", Hiếu cho hay.

Khao khát về quê

21h30, anh Nguyễn Thanh Xuân (sinh năm 1988) ngồi bệt trên cầu Sài Gòn hướng từ quận Bình Thạnh sang TP Thủ Đức.

Đây là cung đường anh sẽ đi bộ để về quê, huyện Giồng Trôm (Bến Tre).

"Nhưng mới đến cầu thì đuối sức quá. Tôi ngồi nghỉ đã", anh giải thích.

Nguoi ngheo o TP.HCM khong nha o, mieng an hau gian cach-Hinh-5

Anh Xuân quyết đi bộ về quê dù trong người không còn một chút tiền.

Trong người không một xu dính túi, tất cả những gì anh có là đôi dép tông mòn đế, chiếc nón lưỡi trai, một chai chứa chất lỏng màu trắng nhặt được bên đường, nghĩ là nước lọc.

Nhưng thực tế, đó là chai cồn sát khuẩn.

"Tôi nhặt được chiếc chai ở bên kia cầu, mang lên đây uống vì khát quá, uống rồi mới biết đây là cồn. Tôi đang lo không biết có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không".

Trước đây, anh Xuân chạy xe ôm. Trong dịch, không có việc, xe máy hỏng không sửa được, anh bỏ lại xe ở thành phố rồi quyết đi bộ về miền Tây dù biết có nhiều khó khăn.

"Tôi có vợ và 2 con, đứa lớn 11 tuổi còn đứa nhỏ mới lên 3. Vợ tôi đang ở nhờ nhà người quen ở Sài Gòn còn 2 con đã về quê ở với ông bà từ lâu. Giờ tôi chỉ muốn được về quê, tôi sẽ vừa đi vừa xin người ta giúp đỡ, chứ ở lại đây thật sự tôi không sống nổi", anh thở dài.

Cũng khao khát được về quê hương ở Vĩnh Long, nhưng cô Thái Thị Bích (sinh năm 1965) lại không có đủ sức khỏe để đi bộ như anh Xuân.

Cô dọn đi khỏi nhà trọ với chiếc xe đạp cũ cùng vài túi quần áo lỉnh kỉnh, lấy tạm mái hiên nhà dân trên đường 3/2 làm nơi trú ẩn, che mưa, che nắng.

Nguoi ngheo o TP.HCM khong nha o, mieng an hau gian cach-Hinh-6

Cô Bích cũng mong mỏi được về quê mà không tìm được cơ hội.

Không chồng con, nhiều năm nay cô Bích kiếm sống nhờ nghề làm tạp vụ, giúp việc theo ngày. Chuyện miếng cơm, manh áo càng trở nên chật vật khi dịch bệnh ập đến. Hậu đại dịch, cô tưởng chừng khó khăn giảm đi, thế mà hiện giờ vẫn chồng chất gánh nặng.

"Hôm nay tôi ngồi ở đây, được người ta đi qua cho 2 chiếc bánh bao. Bây giờ tôi muốn về quê thôi mà đâu có được. Về quê, ít nhất tôi còn có nhà của ba mẹ và họ hàng thân thích làm chỗ dựa. Ở TP.HCM, tôi không có ai cả", cô nghẹn ngào.

Video: Thủ khoa từ chối học Harvard, tốt nghiệp Yale thành người vô gia cư

Shawn Pleasants là thủ khoa ở trung học, ông được nhận vào Harvard nhưng đã chọn học chuyên ngành Kinh tế ở Yale. Ông hiện là người vô gia cư trên vỉa hè Los Angeles.

Mời quý độc giả xem video Thủ khoa từ chối học Harvard, tốt nghiệp Yale thành người vô gia cư:

 

Cận cảnh cuộc sống người vô gia cư ở vùng đất Siberia lạnh giá

(Kiến Thức) - Để không bị chết cóng trong tiết trời lạnh -30 độ C, những người vô gia cư ở Siberia đã phải ăn, ngủ, nghỉ ngay cạnh những đường ống sưởi công nghiệp.

Can canh cuoc song nguoi vo gia cu o vung dat Siberia lanh gia
 Giống như nhiều người vô gia cư ở Siberia, Alexei Vergunov (ảnh) sống sót qua những đêm lạnh buốt với nhiệt độ -30 độ C bằng cách ngủ gần những đường ống sưởi ấm công nghiệp. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.