Người nghèo ở Mỹ bị bóc lột như thế nào?

(Kiến Thức) - Không thẻ tín dụng, không tiền mặt, không có tài khoản ngân hàng, người nghèo ở Mỹ phải mua đồ trả góp với lãi suất cắt cổ.

Cuối cùng thì chiếc sofa mà Jamie Abbott yêu thích nhưng vượt ngoài khả năng chi trả của cô cũng đã thuộc về cô khi cô và gia đình tìm đến một của hàng mới có tên là Buddy’s. Cô Abbott không có thẻ tín dụng, không có tài khoản ngân hàng và chỉ có một ít tiền, nhưng cửa hàng này là nơi dành cho những khách hàng như vậy. Cô có thể mua bất cứ thứ gì và những cơ hội và giá cả thật khiến người ta phải chóng mặt. Ở Buddy’s, một chiếc Ipad 32 Gb đời mới đã qua sử dụng có giá 1439,28 USD, trả góp trong 72 tuần. Một chiếc laptop Acer có gia 1943,28 USD trả góp trong 72 tuần. Một chiếc máy rửa bát Maytag giá 1999 USD cũng có thể được trả góp trong 100 tuần.
Năm năm sau sự khôi phục nền kinh tế trong nước khiến cho cuộc sống của tầng lớp lao động nghèo ở Mỹ ngày càng trở nên vất vả hơn, cả một ngành công nghiệp đã phát triển bằng cách trao cho họ khả năng sở hữu những món đồ của tầng lớp trung lưu. Những nhà bán lẻ trong những năm sau cuộc Đại Suy thoái đã tập trung hơn trước vào đối tượng khách hàng không có khả năng tài chính để trả trước, họ mở rộng các hình thức chi trả khiến người mua phải tốn nhiểu tiền hơn và làm cho cuộc sống của những người thu nhập thấp thêm gánh nặng.
Jamie Abbott ( phải) và con trai Brody 9 tuổi
 Jamie Abbott ( phải) và con trai Brody 9 tuổi
Người nghèo giờ đây có thể mua hàng trên mạng Internet, trả góp hay đến những cửa hàng bán lẻ cho thuê đồ tại của hàng như Kmart. Sự thay đổi mạnh mẽ nhất trong ngành thương mại dành cho người thu nhập thấp này chính là sự phát triển nhanh chóng của những cửa hàng thuê - để - mua như Buddy’s, khi hệ thống này mở chi nhánh mới hàng tuần và tập trung chủ yếu ở phía nam.
Theo một cách nào đó, ngành thương mại này làm theo cuộc bùng nổ cho vay dưới chuẩn hồi đầu những năm 2000, khi những ngân hàng cho vay cho phép người có ít lịch sử tín dụng vay tiền. Nhưng nếu khi đó người vay chỉ phải chịu mức lãi suất 5 đến 10% thì tại những trung tâm cho thuê đồ này người nghèo phải chịu mức lãi suất hàng năm là hơn 100%. Với những kiểu kinh doanh như “thuê - để - mua” này, các giao dịch được xem là cho thuê nên những của hàng như Buddy có thể tránh được các luật cho vay nặng lãi và các quy định khác.
Còn những người có thu nhập thấp ở Mỹ giờ đang ngày càng ít lựa chọn. “Chúc mừng, Bạn sắp được phê duyệt” là thông điệp của Buddy’s dành cho 40% số người nghèo nhất nước Mỹ trên website của mình. Nhóm người này hiện đang có thu nhập ít hơn so với 20 năm trước và thường phải làm nhiều công việc bán thời gian khác nhau để trang trải các hóa đơn của họ. Không lâu trước đó, công việc của họ còn được đảm bảo và lương cao hơn để có thể trả tiền mặt ở Wal-Mart hay tiếp cận với những loại tín dụng phù hợp. Nhưng hiện nay, với sự bùng nổ cho vay dưới chuẩn khiến cho nhiều ngân hàng tránh tiếp xúc với người vay có thu nhập thấp, và đó có lẽ là lựa chọn duy nhất của họ. Các chuyên gia nhận định, so với thời kì trước khủng hoảng, những người vay có rủi ro cao nhất sẽ không được tiếp cận với những khoản vay lớn như vay thế chấp. Ông Micheal Barr, giáo sư luật tại đại học Michigan, nói: “Về cơ bản, thị trường đang cố gắng tránh xa những người vay có thu nhập thấp thay vì tìm cách giải quyết các vấn đề cho họ”.
Nhân viên của Buddy's lau chùi đồ nội thất
Nhân viên của Buddy's lau chùi đồ nội thất
Không có ai muốn mua một món đồ đắt gấp 2 hay 3 lần so với những cửa hàng bán lẻ. Nhưng khi cô Abbott mua chiếc sofa hồi tháng 2, cô không có đủ tiền để trả một khoản nhỏ cho bất cứ thứ gì có chất lượng, ngay cả là trên Craiglist. Cô cũng không đủ tiền để đáp ứng kế hoạch ứng trước và Wal-Mart chỉ áp dụng dịch vụ đó trong mùa nghỉ lễ. Cô có thể tự tiết kiệm cho mình, nhưng mỗi lần cô cố gắng làm vậy thì những khoản này lại bị lấy ra để trang trải cho cuộc sống thường ngày. Cô nói: “Hình thức thuê - để - mua này gần như là tất cả những gì chúng tôi có thể làm”. Thế là cô cùng chồng đến Buddy’s với hi vọng có thể thay thế chiếc sofa cũ kĩ của họ. Việc mua chiếc sofa mới này gần như là một canh bạc với gia đình cô. Chồng cô, Donald, khi đó đang đi làm bình thường và kiếm được khoảng 500 USD một tuần bằng việc chở ruột gà xay nhuyễn dùng cho thức ăn động vật tới những nhà máy ở phía nam. Nếu anh có thể giữ được tiến độ này, họ sẽ vẫn chi trả được.
Và ngay ngày hôm sau, gia đình Abbott đã có một bộ sofa mới trong phòng khách với giá 1500 USD được trả góp trong 2 năm, mặc dù cô Abbott vẫn phải thanh toán cho những lựa chọn sẽ trả theo tháng hoặc theo tuần. Nếu trả theo tuần, tổng số tiền mà cô phải thanh toán là 4158 USD.

“Tôi chưa bao giờ thấy một nền kinh tế như vậy”

Một cửa hàng thuê - để - mua sẽ cho thấy rõ nhất thực trạng tại nơi đáy của nền kinh tế. Tại những cửa hàng như Buddy’s, những khách hàng sẽ phải đánh cược với khả năng chi trả của mình, kể cả khi những món trả góp hàng tuần hay hàng tháng sẽ khiến cuộc sống của họ thêm một gánh nặng. Và đây cũng là nơi những người này chơi ván cược của mình đến cùng khi họ kiên trì hay vẫn do dự trong việc đều đặn trả tiền cho món đồ họ sở hữu.
Với số ít những người kiên trì, đó là những cựu binh ở Iraq đến cửa hàng, đi ngang qua những gian bày ghế bành và TV màn hình phẳng với những phong bì tiền. Một thợ làm tóc nói rằng nếu tuần nào đó anh không kiếm được nhiều, anh sẽ phải trả cho Buddy’s tất cả những gì mà anh có. Một người đã lên chức bà ở tuổi 37 nói rằng hầu như tất cả mọi thứ trong nhà đều đến từ cửa hàng Buddy’s.
Phần lớn còn lại là những người do dự. Tại chi nhánh Buddy’s ở Cullman, khoảng 75% số hàng được trả lại hay bị thu hồi chỉ vài tuần sau khi giao dịch, quản lý cửa hàng Angela Shutt cho biết. Và trên toàn quốc, tỉ lệ hàng trả về đang tăng dần – một dấu hiệu cho thấy người làm việc có thu nhập thấp đang phải vật lộn nhiều hơn, theo như ông Joe Gazzo, chủ tịch của Buddy’s tiết lộ. Ông trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ trụ sở công ty ở Tampa: “Tôi chưa từng thấy một cơ sở khách hàng hay một nền kinh tế như thế này… Bạn có thể có 5 người mở tài khoản trong một ngày, nhưng đồng thời cũng có 5 người trả hàng vào ngày hôm đó. Chúng tôi gần giống như một bộ phim bom tấn vậy”.
Buddy’s và các đối thủ cạnh tranh lớn khác là Aaron’s và Rent-A-Center đang bị những người ủng hộ người tiêu dùng chỉ trích vì chính sách cắt cổ của họ. Những món đồ đều được gắn bảng giá với giá mua một lần bằng tiền mặt và giá trả góp, trong đó trả góp theo tuần là phổ biến nhất. Ở Cullman, những nhân viên của Buddy’s dán những tờ quảng cáo viết “Sở hữu nhanh hơn để tiết kiệm” tại nhiều địa điểm công cộng.
Nhưng những người trong ngành lại nói rằng họ cung cấp một dịch vụ hợp pháp với một cơ sở khách hàng dễ kiểm soát. Những khách hàng không thể thanh toán sẽ không phải chịu bất cứ hình phạt nào, bởi lẽ họ vốn là những người đi thuê, không phải chủ sở hữu, họ sẽ không bị trả nợ hay bị trừ tiền trong tài khoản nếu trả lại hàng.
Chi nhánh ở Cullman là một trong những chi nhánh tốt nhất của Buddy’s, và 5 nhân viên ở đây đều rất thông cảm cho khách hàng của họ. Derek Bland, người lái xe quanh hạt để thu hồi sản phẩm từ người thuê không còn khả năng thnh toán, vừa bỏ việc Papa John’s. Brandy Day, một trong những nữ nhân viên bán hàng, nhăn mặt khi nói về những món nữ trang của Buddy’s đặt gần quầy đăng ký. Cô nói: “Lấy đi chiếc TV 42 inch của ai đó là một chuyện, nhưng nhẫn cưới ư?”
Một cửa hàng Buddy's ở Mỹ
 Một cửa hàng Buddy's ở Mỹ

Sự phát triển nhanh chóng của Buddy’s bắt nguồn từ từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Năm 2007, Buddy’s là một công ty tư nhân do gia đình làm chủ tại Florida. Nhưng khi những khách hàng thuê đầu tiên bắt đầu phá sản, đã có 6000 sản phẩm được đem trả lại chỉ trong vài tuần, ông Gazzo nói. Mục đích ban đầu của việc mở rộng, theo ông, là để sinh tồn nhiều hơn là thống trị: công ty Buddy’s muốn thoát khỏi thị trường Florida, nơi tập trung nhiều những bong bóng nhà đất. Nhưng rồi công ty lại tìm thấy chiến lược phát triển một cách tình cờ. Trên trang web dành cho những chủ sở hữu nhượng quyền thương mại tiềm năng, Buddy’s nói rằng nhiều khách hàng được tiếp cận với những khoản vay dưới chuẩn trước thời kì suy thoái giờ đang “không thể có được nguồn tài chính như trước và do đó tiếp tục ở trong cơ sở khách hàng thuê - để - mua”.

Năm 2008, Buddy’s có 80 cửa hàng. Giờ đây con số này là 204 và đến năm 2017 công ty nhắm đến con số 500. Ông Gazzo cho biết doanh thu hàng năm của công ty đang tăng theo cấp độ hai con số, dù cho phải cạnh tranh với làn sóng mới của những trang web cung cấp dịch vụ tương tự. Ông nói: “Nhìn chung ngành công nghiệp này đang ở trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất, bởi vì chúng tôi phải cạnh tranh với tất cả mọi người và khách hàng thì không còn có nhiều tiền như trước kia”.
“Chúng tôi không biết sẽ xoay sở như thế nào”
Đã 8 tháng kể từ khi cô Abbott mua bộ sofa, và đôi khi cô có thể quên đi cái giá của nó. Cô sẽ nằm trên chiếc sofa đó ngay khi các con cô trở về từ trường học và nói rằng cô sẽ không đánh đổi cảm giác này để lấy một triệu dollar. Những gia đình bình thường có sofa, và bạn sẽ làm bất cứ thứ gì để được cảm thấy bình thường. Nhưng cũng có những ngày, như ngày thứ 5 tuần này, không khí lại trở nên căng thẳng. Đó là ngày trả lương, và Donald gọi cho tổng đài miễn phí từ sáng sớm để xem trong thẻ ghi nợ trả trước của gia đình họ còn bao nhiêu tiền. Anh nghe thấy giọng nói từ máy trả lời tự động: “Hai trăm ba mươi dollar”, và đó là lương tuần này của anh – toàn bộ tiền chi tiêu của gia đình trong cả tuần. Abbott và Donald vào nhà tắm hút thuốc và bắt đầu tính toán. Số tiền này ít hơn so với những gì họ có trước kia, nhưng bệnh tật và số lái xe quá nhiều khiến cho lương của anh bị giảm đáng kể.
Hiện giờ họ đã rút nốt 1500 USD còn lại trong tài khoản tiết kiệm, tiêu 2/3 trong số đó để mua cái bơm nhiên liệu mới cho chiếc Ford cũ kĩ và phần còn lại là trả cho Buddy’s. Có vài tuần họ còn không trả nổi hóa đơn điện thoại di động và 2 tháng nay họ chưa từng ăn ở ngoài. Nhà Abbott cũng đang chậm thanh toán khoản trả góp cho Buddy’s và phải bỏ qua một tuần rồi trả bù, với phí chậm trễ là 5 USD. Tình hình còn tệ hơn khi những lần đến Buddy’s để thanh toán khiến họ bị cám dỗ nhiều hơn. Có tuần họ đặt hàng một chiếc smartphone, còn có tuần họ đặt một cặp loa của Samsung, và rồi hàng tuần họ phải trả cho Buddy’s khoản tiền lên đến 110 USD. Và trong những tuần như tuần này, những khoản chi trở nên nhiều không thể tưởng tượng nổi, nhất là khoản tiền thuê nhà hàng tháng 598,99 USD.
Cô Abbott nói: “Chúng tôi không biết sẽ phải xoay sở như thế nào”, và giải pháp nào cũng mang đến những vấn đề. Trả lại chiếc sofa? Được thôi, nhưng thế cũng có nghĩa là cô đã đem cho số tiền mà cô trả góp cho nó và khiến phòng khách nhà cô có một khoảng trống lớn. Tìm việc? Cô đã cố tìm, nhưng cả Wal-Mart hay Jack’s hay căng tin của viện dưỡng lão đều không quan tâm đến một người đến tìm việc bị bệnh vẩy nến và mới chỉ học hết lớp 9. Hi vọng và chờ đợi? Có thể Donald sẽ được giao việc lái xe nhiều hơn, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào chủ của anh.
Đến trưa thứ 5, 51 USD trong khoản tiền 230 USD đó đã biến mất để tiêu vào xăng và thuốc lá và cô Abbott đến Wal-Mart và tiêu ít nhất có thể vào đồ tạp hóa. Cô mua 12 gói mì ăn liền và vài cái xúc xích rồi tình cờ gặp Rachel Bryant, bạn của cô.
Bryant nói: “Cô trông mệt mỏi quá”
Abbott: “Tôi đang bị hạ đường huyết”
Bryant chỉ biết gật đầu và rồi cô Abbott trở nên im lặng và dụi mắt, nghẹn giọng nói: “Tôi nhịn ăn cả ngày rồi”.
Cô Abbott ra khỏi Wal-Mart mà chỉ tiêu 11,18 USD, vẫn còn vài giờ nữa cô mới phải đón con,làm bữa tối và nghĩ ra cách làm thế nào để xoay sở số tiền cô có trong 6 ngày tới.
Trên đường về cô nói: “Chúng tôi luôn bàn về những lợi ích và giá cả… Vì với một gia đình bạn không thể nói ‘Tôi muốn cái này và tôi sẽ mua nó’. Nhưng lớn lên với những vật dụng đời thường ở xung quanh: cái ghế, ghế tựa, sofa và nhiều thứ khác, bạn đã quen thuộc với chúng. Đôi khi thật là khó để tránh khỏi những thứ tưởng như là bình thường đó để trở về với thực tại”.

Mỹ sẽ dạy cho TQ bài học nếu cần thiết?

(Kiến Thức) - Mỹ bóng gió sẽ dạy TQ bài học bằng vũ lực nếu nước này không tôn trọng luật pháp quốc tế và đe dọa đồng minh của Mỹ.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng vừa đăng tải bài viết của ông Deng Yuwen - nhà phân tích chính trị tại Bắc Kinh và ông Jonathan Sullivan - phó giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc. Theo đó, phản ứng của Trung Quốc đối với chiến thuật "kiềm chế" của Mỹ sẽ quyết định cách xung đột được giải quyết.
Dưới đây là nội dung bài viết được Kiến Thức lược dịch:

Mỹ sẽ can thiệp giúp Việt Nam trị Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tờ Want China Times dẫn lời chuyên gia Mỹ khẳng định, Bắc Kinh không nên giả định rằng Mỹ không can thiệp quân sự chống lại Trung Quốc để bảo vệ Việt Nam.

Mặc dù Mỹ nhiều lần lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là “khiêu khích” nhưng nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng, Mỹ sẽ không tham chiến nếu xảy ra xung đột quân sự. 
Tuy vậy, chuyên gia Ernest Z Bower, một nhà phân tích cấp cao về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Washington cho rằng, việc Mỹ cung cấp hỗ trợ quân sự cho Việt Nam sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể và Bắc Kinh không nên đánh giá sai tình hình.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.