Người Nga có tổng cộng bao nhiêu ngày Tết trong năm?

Trong khi thế giới đón năm mới vào ngày 1/1 thì ngày Tết ở Nga lại được tổ chức vào 3 ngày khác nhau. Trước đây, người Nga đón năm mới vào tháng 9 và tháng 3.

Người Nga có tổng cộng bao nhiêu ngày Tết trong năm?
Vì sao người Nga cổ đại đón năm mới vào ngày 1/3?
Nước Nga cổ đại chọn ngày 1/3 là Tết. Về sự bắt nguồn của ngày này, các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn chưa thể giải đáp. Tuy nhiên, họ đưa ra giả thiết cho rằng tháng 3 là thời điểm bắt đầu làm nông.
Một giả thiết khác cho rằng 1/3 là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch La Mã cổ đại. Người Nga thời tiền Thiên chúa giáo chọn ngày này bởi trong lịch cổ, đây là tháng đầu tiên trong 10 tháng.
Đế chế Byzantine - vùng đất của Cơ đốc giáo, cũng sử dụng lịch này. Theo kinh thánh, lịch này bắt đầu từ khi tạo ra thế giới. Nó bắt đầu vào khoảng năm 5508 trước khi Chúa Giê-su ra đời.
Từ khoảng thế kỷ thứ 7, năm mới của người Byzantine bắt đầu vào ngày 1/3. Năm đầu tiên áp dụng ngày này là năm 6496 trong lịch Byzantine. Tuy nhiên, cùng năm đó, Đế chế Byzantine chuyển ngày Tết sang 1/9.
Nguoi Nga co tong cong bao nhieu ngay Tet trong nam?
Nước Nga cổ đại chọn ngày 1/3 là Tết. Ảnh: RBTH.

Tại sao Tết của Nga được chuyển sang ngày 1/9?

Từ thế kỷ 10 cho đến năm 1492 ở Nga, ngày 1/9 và ngày 1/3 đều được sử dụng làm ngày đầu tiên của năm mới. Trong cuộc sống hàng ngày, ngày Tết ở Nga được tổ chức vào tháng 3. Tháng 9 thường được dùng trong việc xác định niên đại các tài liệu chính thức như thỏa thuận, hợp đồng, giấy chứng nhận. Tuy nhiên, nhà thờ Chính thống giáo tổ chức Tết vào ngày 1/9, giống Đế chế Byzantine.

Xã hội Nga khi ấy rất mê tín và họ tin những lời tiên tri được lưu truyền trong dân gian: “Vào cuối thế kỷ 15, ngày 1/9/1492, thế giới sẽ xuất hiện ngày tận thế”. Hầu hết người Nga, ngay cả những người cao quý và có học thức nhất, đều tin vào những lời tiên tri này.

Đến ngày 1/9/1492 (năm 7001 trong hệ thống lịch Byzantine), lời “tiên tri” đó không xảy ra. Do vậy, Hội đồng Nhà thờ Chính thống giáo Moskva ra quyết định lấy ngày này để đánh dấu một năm mới. Ngày 1/3 chính thức được xóa bỏ hoàn toàn.

Ngày 1/9 từ đó được cho là ngày sụp đổ của đế chế Byzantium. Chính quyền mới khẳng định, chỉ có Moskva mới là nhà nước Chính thống giáo thực sự.

Peter Đại đế chuyển Tết sang ngày 1/1

Trong hơn 200 năm, từ 1492-1699, người dân Nga, cũng như Nhà thờ Chính thống, tổ chức lễ đón năm mới vào ngày 1/9. Ngày này trở thành truyền thống lâu dài của người Nga.

Nguoi Nga co tong cong bao nhieu ngay Tet trong nam?-Hinh-2
Lịch của nước Nga thế kỷ 19. Ảnh: RBTH. 

Trong khi đó, người châu Âu sống theo các hệ thống lịch hoàn toàn khác - đầu tiên là lịch Julian, được gọi là “Phong cách cổ” và lịch Gregorian mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay, còn gọi là “Phong cách mới”. Cả hai lịch đều dễ tính và dễ đọc hơn nhiều so với lịch Byzantine. Theo lịch này, ngày 1/1 là ngày đầu của năm mới.

Peter Đại đế luôn coi thương mại quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng của sự phát triển của Nga. Ông hiểu rằng để giao thương thành công với châu Âu, người Nga phải giống người châu Âu hơn, học ngoại ngữ và phải đón năm mới giống người châu Âu.

Việc mỗi nơi có ngày đón năm mới khác nhau khiến Nga sụt giảm về kinh tế. Vì ở châu Âu, đầu tháng 9 là thời gian thực hiện các giao dịch và ký kết các hợp đồng. Trong khi đó, người Nga được nghỉ hơn một tuần để ăn mừng năm mới. Đối với Peter Đại đế, điều này không thể chấp nhận.

Vào ngày 19/12/7208 (theo lịch Byzantine), Peter Đại đế ban hành một sắc lệnh: Ngày 31/12/7208 sẽ được gọi là ngày 1/1/1700.

Peter Đại đế cũng đưa ra cách tổ chức năm mới “theo cách của người châu Âu”: Sau khi cầu nguyện, chúng ta cần trang trí nhà và cổng bằng những cành thông, vân sam hoặc bách xù. Chúng ta chúc mừng nhau vào đầu năm mới và thế kỷ mới. Peter cho phép mọi người dân được tự do sử dụng pháo hoa và thắp đèn lễ hội trong sân của họ, từ ngày 1 đến ngày 7/1.

Người Bolshevik áp dụng lịch Gregorian

Trong khoảng thời gian 1700-1918, lịch Nga và châu Âu khác nhau hơn 10 ngày.

Năm 1918, lịch Gregory được những người Bolshevik thông qua. Vào đầu thế kỷ 20, sự khác biệt giữa lịch Julian và lịch Gregorian là 13 ngày.

Nguoi Nga co tong cong bao nhieu ngay Tet trong nam?-Hinh-3
Bìa lịch Liên Xô theo “phong cách mới". Ảnh: RBTH. 
Vào ngày 26/1/1918 (lịch Julian), nhà lãnh đạo Vladimir Lenin ký sắc lệnh giới thiệu lịch Gregorian ở Nga.
Cuối cùng, Nga và hầu hết thế giới bắt đầu sống theo cùng một lịch. Tuy nhiên, Nhà thờ Chính thống Nga vẫn giữ lịch Julian. Do đó, Tết Chính thống vẫn bắt đầu vào ngày 1/9 theo lịch Julian (tức ngày 14/9 theo lịch Gregorian).

Ngẩn ngơ trước cảnh sắc mùa thu lá vàng tuyệt đẹp ở nước Nga

Nước Nga được thiên nhiên ưu đãi cho một mùa thu lá vàng tuyệt đẹp. Từ cuối tháng 9, đầu tháng 10, khắp xứ sở bạch dương đã phủ một màu vàng rực.

Ngẩn ngơ trước cảnh sắc mùa thu lá vàng tuyệt đẹp ở nước Nga
Ngan ngo truoc canh sac mua thu la vang tuyet dep o nuoc Nga

Mùa thu lá vàng đã trở thành “thương hiệu” riêng của nước Nga với rừng bạch dương mơ màng, rừng phong lá đỏ, lá vàng chạy miên man ngút tầm mắt…

Ngan ngo truoc canh sac mua thu la vang tuyet dep o nuoc Nga-Hinh-2
Mùa thu nước Nga kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 nhưng có lẽ tháng 9 là thời điểm thích hợp nhất để đến nước Nga và cảm nhận, chiêm ngưỡng mùa thu đẹp đến nao lòng ở đây.
Ngan ngo truoc canh sac mua thu la vang tuyet dep o nuoc Nga-Hinh-3
Nước Nga vào thu sớm hơn nhiều địa danh khác trên thế giới. Thời tiết ở xứ sở bạch dương thời điểm này vô cùng biết chiều lòng người: dễ chịu, ôn hòa và trong lành, mát mẻ.
Ngan ngo truoc canh sac mua thu la vang tuyet dep o nuoc Nga-Hinh-4
Du khách sẽ khó có thể rời bước, rung động trước hình ảnh nước Nga vào thu tinh tế, nhẹ nhàng với những cây Phong lá đỏ, sồi vàng, hàng ngàn cây bạch dương được nhuộm một sắc vàng ngút ngàn cộng với những làn gió nhẹ rung rinh trên những ngọn cây. 
Ngan ngo truoc canh sac mua thu la vang tuyet dep o nuoc Nga-Hinh-5
Mùa thu ở thủ đô Moscow dịu dàng, nhẹ nhàng với những con đường trải đầy lá vàng rơi hay trong những cánh rừng nằm giữa Moscow như: Neskuchny Sad, Sokolniki, Izmailovsky.
Ngan ngo truoc canh sac mua thu la vang tuyet dep o nuoc Nga-Hinh-6
Đặc biệt, khi đi thuyền trên sông Moscow bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ thành phố từ phía xa, ngắm đất nước Nga cổ kính, nguy nga. 
Ngan ngo truoc canh sac mua thu la vang tuyet dep o nuoc Nga-Hinh-7
Chỉ những ai đã từng một lần ngắm nước Nga vào mùa thu mới cảm nhận hết được vẻ đẹp lung linh mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người.
Ngan ngo truoc canh sac mua thu la vang tuyet dep o nuoc Nga-Hinh-8
Trong cái nắng vàng óng ánh, bầu trời trong xanh và những áng mây trắng xóa, nước Nga chìm trong sắc thu lãng mạn.
Ngan ngo truoc canh sac mua thu la vang tuyet dep o nuoc Nga-Hinh-9
Đến xứ sở bạch dương, bạn sẽ không những được tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, mà còn được thưởng ngoạn những công trình kiến trúc vĩ đại giữa một khung cảnh đẹp như cổ tích.
Ngan ngo truoc canh sac mua thu la vang tuyet dep o nuoc Nga-Hinh-10
Khoảng thời gian này, đất trời Nga có chút se lạnh của cơn gió lạ, chút dịu nhẹ của tia nắng ban mai, chút sương còn đọng lại trên chiếc lá vàng khẽ rơi. Ảnh: IT. 

Những điểm du lịch nước Nga thu hút đông đảo du khách

Thánh đường Saint Basils, Quảng trường Đỏ, Điện Kremlin, Hồ Baikal,… là những cái tên luôn xuất hiện trong danh sách những điểm du lịch hấp dẫn du khách ở Nga.

Những điểm du lịch nước Nga thu hút đông đảo du khách
Nhung diem du lich nuoc Nga thu hut dong dao du khach

Cung điện Kremlin: Nhắc đến các điểm du lịch nước Nga không thể không nhắc đến Cung điện Kremlin. Kremlin là tổ hợp pháo đài lịch sử nhìn ra Quảng trường Đỏ tại Moscow. Cung điện mở cửa hàng ngày cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Nhung diem du lich nuoc Nga thu hut dong dao du khach-Hinh-2
Thánh đường Saint Basil's: Với thánh đường Saint Basils, du khách sẽ bị thu hút bởi kiến trúc đặc biệt của nhà thờ, được thiết kế giống như hình dạng của một ngọn lửa, là địa điểm du khách nên ghé khi đến nước Nga.
Nhung diem du lich nuoc Nga thu hut dong dao du khach-Hinh-3
Quảng trường Đỏ: Là biểu tượng của thủ đô Moscow và là cái tên luôn xuất hiện đầu tiên trong tâm trí du khách. Một khi bạn du lịch nước Nga, nhất định phải ghé không là phí cả chuyến đi Nga của bạn. 
Nhung diem du lich nuoc Nga thu hut dong dao du khach-Hinh-4
Cung điện mùa đông: Nước Nga nổi tiếng với cung điện mùa đông. Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của xứ sở Bạch dương. Cung điện Mùa Đông gồm hơn 700 căn phòng được trang hoàng lộng lẫy, được xây bằng chất liệu đá hoa cương nhập từ Italia, Phần Lan.
Nhung diem du lich nuoc Nga thu hut dong dao du khach-Hinh-5
Hồ Baikal: Là hồ nước ngọt lâu đời nhất trên thế giới, nằm ở phía nam Siberi thuộc Nga. Có thể thấy hồ Baikal được đánh giá là địa điểm lý tưởng cho du khách tham quan nước Nga.
Nhung diem du lich nuoc Nga thu hut dong dao du khach-Hinh-6
Thung lũng Geysers: Geysers thuộc Kamchatka nằm ở viễn Đông Nga là một trong những thung lũng suối nước nóng lớn nhất thế giới. Nơi đây được mai phục bởi những hố nước nóng trực trào phun lên từ mặt đất đẹp như tiên cảnh.️ 
Nhung diem du lich nuoc Nga thu hut dong dao du khach-Hinh-7
Đồi Chim Sẻ: Ngọn đồi soi mình dưới mặt nước sông Moscow xanh biếc, địa điểm lý tưởng để xây đài vọng cảnh ngắm toàn cảnh thủ đô.
Nhung diem du lich nuoc Nga thu hut dong dao du khach-Hinh-8
Thành phố Suzdal: Nơi này tọa lạc bên dòng sông Kamenka êm đềm, cách thành phố Vladimir 26 km về phía Bắc. Một thành phố nhỏ nhắn, yên bình với những hàng cây xanh mướt vào mùa hè. Suzdal có rất nhiều điểm tham quan thú vị với khoảng 200 di tích kiến trúc.
Nhung diem du lich nuoc Nga thu hut dong dao du khach-Hinh-9
Tháp Ostankino: Là công trình kiến trúc nổi tiếng ở Nga có độ cao nhất thế giới, rất thu hút đông đảo du khách đến tham quan du lịch. Với độ cao là 540m, tháp nhọn như một mũi kim vươn cao lên trời cao.
Nhung diem du lich nuoc Nga thu hut dong dao du khach-Hinh-10
Nhà thờ hồi giáo Nurulla: Nhà thờ có hai màu sắc chủ đạo là màu trắng và xanh da trời. Màu xanh được sử dụng cho phần ngói và màu trắng cho những phần còn lại. Chính vì vậy, công trình mang trên mình vẻ đẹp trang nhã và hài hòa đến lạ thường.
Nhung diem du lich nuoc Nga thu hut dong dao du khach-Hinh-11
Nhà thờ Saint Isaac có vị trí khá đặc biệt, nhà thờ nằm ngày bên dòng Neva êm ả. Kiến trúc của nhà thờ Thánh Isaac được đánh giá là một bảo tàng kiến trúc – nghệ thuật nổi tiếng của Saint Petersburg. Nhà thờ có độ cao xếp thứ 4 trên thế giới so với những nhà thờ khác. Ảnh: IT. 

Loạt biểu tượng truyền thống nước Nga du khách nào cũng ấn tượng

Búp bê Matryoshka, đàn Balalaika hay ủng dạ...là những biểu tượng truyền thống nước Nga để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho du khách nước ngoài khi tới Nga.

Loạt biểu tượng truyền thống nước Nga du khách nào cũng ấn tượng
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong

Búp bê Matryoshka: Matryoshka là biểu tượng truyền thống nước Nga hay món quà không thể thiếu của du khách khi đến xứ sở bạch dương xinh đẹp.

Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-2
Búp bê Matryoshka có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nhưng khi có mặt tại nước Nga thì Matryoshka được biến hóa thành đồ chơi mang đậm phong cách Nga.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-3
Búp bê mang hình ảnh của cô gái Nga với khăn trùm đầu, áo xaraphan. Và mỗi búp bê đều chứa bên trong khoảng 8 búp bê nhỏ. Sau này, hình tượng búp bê gái được phát triển thêm hình tượng búp bê trai.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-4
Đàn Balalaika là một nhạc cụ truyền thống của Nga. Nó không chỉ là một nhạc cụ đơn thuần, mà còn mang trong mình cả tâm hồn Nga. 
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-5
Đàn Balalaika chính là một biểu tượng văn hóa đặc trưng của nước Nga xinh đẹp. Tiếng đàn gợi nhớ đến những khung cảnh hùng vĩ, ấn tượng và cũng rất đỗi giản dị của người Nga.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-6
Đàn Balalaika có hình tam giác với các lỗ nhỏ. Du khách đến với nước Nga thường mua nó để làm quà lưu niệm cho người thân và bạn bè.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-7
Ủng dạ: Đây là những đôi giày mùa đông ấm nhất của nước Nga nhưng lịch sử của nó bắt đầu cách đây vài nghìn năm. Ở nước Nga cổ, chỉ những người nông dân khá giả mới đi ủng dạ vì nó khá đắt.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-8
Những gia đình có chúng trong nhà được coi là những gia đình giàu có. Chúng được giữ gìn và truyền cho thế hệ sau. Có được đôi ủng dạ được coi là một điềm may mắn. Những người thợ thủ công làm ủng dạ không nhiều, còn kỹ thuật sản xuất được giữ bí mật, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-9
Bát đĩa gỗ: Những bát đĩa bằng gỗ của người Nga từ xa xưa đã được sử dụng rộng rãi. Màu vàng lấp lánh, ngọn lửa của màu đỏ son, chiều sâu bí ẩn của phông nền màu đen.  
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-10
Những tách trà, bình đựng muối, những chiếc đĩa, thìa... phải trải qua rất nhiều công đoạn sơn, sấy, phủ đất sét, tráng thiếc rồi mới được vẽ trên bề những họa tiết bằng sơn đen và đỏ nhờ một chiếc bút nhỏ.
Loat bieu tuong truyen thong nuoc Nga du khach nao cung an tuong-Hinh-11
Những hoa văn họa tiết này có liên quan tới hội họa truyền thống của nước Nga cổ. Những thân cỏ mềm mại chạy khắp mặt vật dụng tạo nên một vẻ ngoài đặc biệt lộng lẫy cho đồ vật. Ảnh: IT. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.