Người nào cả gan đánh cắp bộ não của thiên tài Albert Einstein?

Người nào cả gan đánh cắp bộ não của thiên tài Albert Einstein?

Thiên tài Albert Einstein qua đời ngày 18/4/1955 tại bệnh viện ở Mỹ. Dù ông có tâm nguyện cuối đời là được hỏa táng, rải tro cốt ở nơi bí mật nhưng vẫn có người đánh cắp bộ não của ông để nghiên cứu.

Khi nhắc đến  thiên tài Albert Einstein, nhiều người nghĩ ngay đến một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất thế giới sống trong thế kỷ 20. Ông đam mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt là lĩnh vực vật lý. Theo đó, vào năm 1922, ông vinh dự nhận giải Nobel Vật lý nhờ phát hiện hiệu ứng quang học.
Khi nhắc đến thiên tài Albert Einstein, nhiều người nghĩ ngay đến một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất thế giới sống trong thế kỷ 20. Ông đam mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt là lĩnh vực vật lý. Theo đó, vào năm 1922, ông vinh dự nhận giải Nobel Vật lý nhờ phát hiện hiệu ứng quang học.
Đến những năm 1930, thiên tài Einstein phát triển thuyết tương đối tổng quát và chứng minh hiệu ứng từ hồi chuyển. Ngoài ra, ông còn đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu hố đen, lỗ giun vũ trụ...
Đến những năm 1930, thiên tài Einstein phát triển thuyết tương đối tổng quát và chứng minh hiệu ứng từ hồi chuyển. Ngoài ra, ông còn đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu hố đen, lỗ giun vũ trụ...
Vào ngày 18/4/1955, nhà khoa học thiên tài Einstein qua đời tại bệnh viện Princeton, Mỹ sau khi bị vỡ động mạch chủ gần tim, hưởng thọ 76 tuổi. Trước lúc qua đời, ông dặn dò người nhà về việc muốn hỏa táng thi thể và rải tro cốt ở một nơi bí mật.
Vào ngày 18/4/1955, nhà khoa học thiên tài Einstein qua đời tại bệnh viện Princeton, Mỹ sau khi bị vỡ động mạch chủ gần tim, hưởng thọ 76 tuổi. Trước lúc qua đời, ông dặn dò người nhà về việc muốn hỏa táng thi thể và rải tro cốt ở một nơi bí mật.
Einstein không muốn hài cốt của mình trở thành tâm điểm thu hút những người tò mò, thậm chí trở thành đối tượng nghiên cứu. Thế nhưng, tâm nguyện của nhà khoa học này không được thực hiện.
Einstein không muốn hài cốt của mình trở thành tâm điểm thu hút những người tò mò, thậm chí trở thành đối tượng nghiên cứu. Thế nhưng, tâm nguyện của nhà khoa học này không được thực hiện.
Lễ hỏa táng thi hài Einstein được gia đình dự định tiến hành vào ngày hôm sau tại Trenton, bang New Jersey. Thế nhưng, trước lúc đem đi hỏa táng. con trai của Einstein là Hans Albert nhận thấy rằng thi hài người cha quá cố có điểm bất thường. Sau khi kiểm tra, Hans kinh hoàng nhận ra thi hài không nguyên vẹn.
Lễ hỏa táng thi hài Einstein được gia đình dự định tiến hành vào ngày hôm sau tại Trenton, bang New Jersey. Thế nhưng, trước lúc đem đi hỏa táng. con trai của Einstein là Hans Albert nhận thấy rằng thi hài người cha quá cố có điểm bất thường. Sau khi kiểm tra, Hans kinh hoàng nhận ra thi hài không nguyên vẹn.
Sau khi tiến hành cuộc điều tra tại bệnh viện, một sự thật kinh hoàng được phơi bày. Trong quá trình khám nghiệm tử thi tại bệnh viện Princeton, Thomas Harvey, nhà bệnh học xử lý thi thể đã đi ngược lại di nguyện của Einstein và lấy đi bộ não để nghiên cứu.
Sau khi tiến hành cuộc điều tra tại bệnh viện, một sự thật kinh hoàng được phơi bày. Trong quá trình khám nghiệm tử thi tại bệnh viện Princeton, Thomas Harvey, nhà bệnh học xử lý thi thể đã đi ngược lại di nguyện của Einstein và lấy đi bộ não để nghiên cứu.
Sau khi sự thật được phơi bày, bác sĩ Harvey xin gia đình Einstein cho phép ông giữ lại bộ não để phục vụ nghiên cứu khoa học. Sau một thời gian suy nghĩ, con trai của Einstein đồng ý.
Sau khi sự thật được phơi bày, bác sĩ Harvey xin gia đình Einstein cho phép ông giữ lại bộ não để phục vụ nghiên cứu khoa học. Sau một thời gian suy nghĩ, con trai của Einstein đồng ý.
Dù vậy, sau khi gây ra vụ việc động trời trên, ông Harvey bị đuổi việc ở bệnh viện Princeton. Điều này không khiến ông Harvey thay đổi suy nghĩ về việc nghiên cứu bộ não của Einstein khác người thường thế nào. Theo đó, ông đã đo đạc, chụp bộ não của nhà bác học thiên tài, thậm chí nhờ họa sĩ vẽ lại.
Dù vậy, sau khi gây ra vụ việc động trời trên, ông Harvey bị đuổi việc ở bệnh viện Princeton. Điều này không khiến ông Harvey thay đổi suy nghĩ về việc nghiên cứu bộ não của Einstein khác người thường thế nào. Theo đó, ông đã đo đạc, chụp bộ não của nhà bác học thiên tài, thậm chí nhờ họa sĩ vẽ lại.
Tiếp đến, ông Harvey chia bộ não của Einstein thành 240 khối nhỏ và những lát cắt. Chúng được đưa đến những tổ chức nghiên cứu giải phẫu tốt nhất lúc bấy giờ.
Tiếp đến, ông Harvey chia bộ não của Einstein thành 240 khối nhỏ và những lát cắt. Chúng được đưa đến những tổ chức nghiên cứu giải phẫu tốt nhất lúc bấy giờ.
Vào năm 1998, ông Harvey đã trao 170 phần não cho bác sĩ Elliot Kraus công tác Đại học Y Trung tâm Princeton. Ông Krauss cho hay đó là một vinh dự nhưng cũng là một gánh nặng. Trước khi qua đời năm 2007, Harvey quyên tặng phần não còn lại của Einstein cho Bảo tàng Sức khỏe và Y học Quốc gia và Bảo tàng Mütter ở Philadelphia.
Vào năm 1998, ông Harvey đã trao 170 phần não cho bác sĩ Elliot Kraus công tác Đại học Y Trung tâm Princeton. Ông Krauss cho hay đó là một vinh dự nhưng cũng là một gánh nặng. Trước khi qua đời năm 2007, Harvey quyên tặng phần não còn lại của Einstein cho Bảo tàng Sức khỏe và Y học Quốc gia và Bảo tàng Mütter ở Philadelphia.
Mời độc giả xem video: Lola June - Thiên tài hội họa 2 tuổi người Mỹ. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT