Người mạo danh vụ trưởng khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn bị phạt thế nào?

(Kiến Thức) - Khi bị lực lượng chức năng dừng xe lại để kiểm tra nồng độ cồn, một người đàn ông đã mạo danh là Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, không chấp hành kiểm tra sẽ phải đối diện mức phạt thế nào?

Tối 2/1, tổ tuần tra Đội CSGT số 6 làm nhiệm vụ tại nút giao Xuân Thủy - Cầu Giấy (Hà Nội) trong buổi tuần tra, tổ cảnh sát dừng xe kiểm tra và phát hiện hàng loạt tài xế lưu thông trên đường sau khi uống rượu bia. Đáng chú ý, cảnh sát dừng xe ông Lưu Hoàng Hải (SN 1953, trú tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) vì có biểu hiện đã sử dụng rượu bia.
Tuy nhiên, khi cảnh sát dừng xe yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông trung niên mặc áo khoắc sẫm màu lớn tiếng, quát tháo và bất hợp tác với lực lượng chức năng. Tổ cảnh sát nhiều lần thông báo, hướng dẫn về công tác tuần tra xử phạt hành chính vi phạm luật giao thông theo Nghị định 100 của Chính phủ vừa ban hành, tuy nhiên ông Hải vẫn không hợp tác.
Người này còn tự xưng là Vụ trưởng thuộc Bộ GD&ĐT. Sau hai giờ không chấp hành đo nồng độ cồn, ông Hải để lại giấy tờ, xe máy và hẹn lên Đội CSGT làm việc lúc 0h đêm rồi rời đi.
Nguoi mao danh vu truong khi CSGT kiem tra nong do con bi phat the nao?
 Ông Lưu Hoàng Hải không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn dù thừa nhận có uống bia trước khi lái xe còn tự xưng là Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên.

Một cán bộ trong tổ tuần tra cho biết, sau khi giải thích cụ thể nhưng người đàn ông trung niên vẫn không hợp tác, đơn vị đã lập biên bản "không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ" đối với ông Lưu Hoàng Hải.

Một cán bộ Đội CSGT số 6 cho biết: "Sáng 3/1, đơn vị vẫn chưa thấy ông Hải tới cơ quan để làm việc về lỗi vi phạm xảy ra một ngày trước. Tổ tuần tra đã tạm giữ phương tiện, giấy tờ để làm căn cứ xử lý vi phạm sau".

Theo quy định tại điểm g, Khoản 8, Điều 6, Ngị định 100/2020/NĐ-CP, người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu đo nồng độ cồn sẽ bị phạt từ 6-8 triệu đồng, tương đương hành vi vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất trên 0,4miligam/lít khí thở. Ngoài ra, người vi phạm bị tước GPLX từ 22-24 tháng.

Ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ GDCTHSSV, Bộ GD&ĐT cho biết, người tự nhận là Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị học sinh sinh viên - Bộ GD&ĐT không phải cán bộ thuộc Bộ GD&ĐT. Ông Linh thông tin: Đây là sự mạo danh của người đàn ông vi phạm giao thông. Vụ Giáo dục chính trị học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT) đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm video: Tài xế Trung Quốc bị thổi nồng độ cồn do ăn nhiều... sầu riêng

Nguồn: VTC 14.

Cấp cứu người có nồng độ cồn cao gấp 200 lần người thường

Khoa cấp cứu bệnh viện Việt Đức, Hà Nội đã cấp cứu một trường hợp nạn nhân tai nạn có nồng độ cồn cao gấp 200 lần người bình thường.

Video: Nồng độ cồn cao gấp 200 lần người thường:

10x sáng chế máy đo nồng độ cồn biết... gọi điện cho người thân

Thiết bị nhỏ gọn được gắn trên đầu xe, vừa giúp người lái xe sử dụng rượu đo được nồng độ cồn trong máu. Đặc biệt, nếu độ cồn vượt quá mức cho phép, thiết bị sẽ tự động khóa xe.

Đó là tính năng có trong thiết bị kiểm soát thông minh và nâng cao an toàn cho người lái xe sử dụng rượu, của bạn Nguyễn Văn Sỹ, học sinh lớp 11/2 Trường THPT Phan Châu Trinh (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) sáng chế.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.