Người duy nhất được đụng chạm vào phi tử của vua là ai?

Không phải thái giám, không phải cung nữ, đây là người duy nhất được đụng chạm vào phi tử của vua mà không bị xử chém.

Hậu cung cả ngàn giai tử, để kiểm soát và cũng tiện cho việc chăm sóc, triều đại phong kiến sinh ra tầng lớp hoạn quan.

Từ thời Đông Hán trở đi, toàn bộ hoạn quan đã bị thiến đi để tránh "vấy bẩn" hậu cung. Trong hoàng cung ngoài trừ Hoàng đế thì không thể có nam nhân thứ 2 được phép "làm liều" với các người đẹp.

Tất nhiên, tuyên bố trên là không chính xác, bởi vì ngoài Hoàng đế vẫn còn rất nhiều nam nhân khác lui đến hậu cung. Họ chính là tầng lớp thị vệ và các thái y.

Nguoi duy nhat duoc dung cham vao phi tu cua vua la ai?

Thái y cũng là nam nhân, tại sao Hoàng đế lại không hề lo lắng khi phái họ đến hậu cung xem bệnh cho các phi tần trong khi đó, việc khám chữa bệnh khá nhạy cảm.

Thứ nhất, xuất thân của thái y không phải hạng tầm thường. Họ là những người có gia thế, học vị, trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc đời, là những người học cao hiểu rộng và kiến thức uyên bác nên bản thân họ hiểu rõ, điều gì là nên làm và không nên làm.  

Với kẻ sĩ, với nhà nho học như thái y, hành động "hoạn" là một trong những điều sỉ nhục rất lớn với họ. Hơn nữa, các thái y đều là những người lớn tuổi, họ không còn đủ sức để trăng gió và không để cho dục vọng chiếm lĩnh bản thân.

Hơn nữa, việc thiến ít nhiều sẽ khiến sức khỏe của nam nhân suy yếu, phát sinh nhiều hệ lụy sau này – đặc biệt những người tài giỏi cần có dòng giống nối dõi để vẻ vang cho gia tộc.

Ngoài ra, khi thái y tiến vào hậu cung sẽ luôn có thái giám đi bên cạnh 24/7.

Toàn bộ quá trình xem bệnh sẽ được thái giám đứng cạnh theo dõi. Bất kỳ hành vi thất lễ nào của thái y đều lọt vào tầm mắt của thái giám và cung nữ.

Dĩ nhiên, họ không thể nào vì một phút giây mê sắc mà hủy hoại thanh danh cả đời.

Theo thủ tục, khi 1 phi tần cần xem bệnh, thái giám của phi tần ấy sẽ hô hoán cho thái giám tại Ngự dược phòng biết. Sau đó, chính những thái giám tại Ngự dược phòng sẽ đi mời thái y đến tẩm cung của hậu phi.

Trước hết các thái y bắt mạch cho hậu phi bằng một sợi chỉ đỏ hay còn gọi là "huyền ty bắt mạch" để tuân thủ quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân". Thậm chí các thái ý còn phải ngồi qua một phòng khác, cảm nhận mạch của bệnh nhân qua nhịp đập rung ở sợi chỉ được buộc vào cổ tay người đẹp.

Nguoi duy nhat duoc dung cham vao phi tu cua vua la ai?-Hinh-2

Sau khi chẩn bệnh, thuốc được kê đơn được chia thành 2 phần, 1 phần để cho thái y chữa trị chính, viện phán (người đứng đầu thái y viện) và thái giám sử dụng trước. Nếu không có độc hoặc chuyện gì bất thường xảy ra, phần thuốc còn lại sẽ được đưa cho hậu phi dùng.

Đặc biệt, trong hoàng cung có một quy tắc: Nếu bệnh nhân qua đời thì lúc đó, thái y chịu trách nhiệm chữa trị sẽ bị cách chức hoặc trị tội, thậm chí còn có thể liên lụy đến gia đình, chu di tam tộc. Chính vì vậy, các thái y phải dồn hết sức vào việc chữa trị, không hề có thời gian để nghĩ đến vấn đề tư thông với các mỹ nữ hậu cung.

Vén màn sự thật hậu cung Trung Hoa khác xa với phim ảnh

Bí mật hậu cung Trung Hoa khác xa trên phim khiến nhiều người ngã ngửa.

Các triều đại được dựng thành phim hầu hết là những bộ phim ăn khách nổi tiếng như Hoàn Châu cách cách, Bộ bộ kinh tâm, Chân hoàn truyện,...Và những câu chuyện gia đình cũng như màn đấu đá hậu cung trong phim luôn là điểm nhấn đáng chú ý nhất.

Hoàng đế Trung Hoa chọn người để ân ái bằng cách nào?

Nói việc được Hoàng đế ân ái là một "ván bài" của cung tần mỹ nữ trong hậu cung Trung Hoa xưa quả không có gì sai, bởi không ai biết rằng điều này tùy thuộc vào vận may rất lớn của mỗi người khi sử dụng những "công cụ tuyển chọn" đầy may rủi dưới đây.

Nói đến hậu cung Trung Hoa xưa, thì không thể nào không nhắc đến những cụm từ mang nhiều ý nghĩa mường tượng khổng lồ như "tam cung lục viện", hay "3 vạn mỹ nữ". Thành thử ra mà nói, Vua chúa hay Hoàng đế Trung Hoa có lẽ là những người đàn ông có nhiều vợ (cả chính và phi) nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc rằng, nếu có hàng ngàn người vợ như thế thì Hoàng đế biết chọn ai để ân ái mỗi đêm? Câu trả lời của câu hỏi đó dưới đây chắc chắn sẽ khiến nhiều người bất ngờ.

Số phận thật sự của những phi tần, cung nữ bên cạnh hoàng đế

Mọi người thường lầm tưởng chỉ cần vào được hoàng cung trở thành phi tần bên cạnh Hoàng thượng là số phận đã đổi thay, nhưng sự thật không phải vậy đôi khi họ đã rất khổ cực.

Người ta thường nói, hậu cung hoàng đế có hơn 3 nghìn giai nhân, trên thực tế đây chỉ là cách nói nhằm chỉ số nhiều chứ không phải là số thực. Theo sử sách ghi chép có những hoàng đế hậu cung còn có đến hơn 40 nghìn cung nữ. Điều đáng nói là hậu cung của đế vương Trung Quốc có bao nhiêu hậu phi là do chế độ cung đình thời đó quy định. Như thế căn cứ vào chế độ hậu cung một bậc đế vương sẽ có bao nhiêu hậu phi chính thức?

Theo ghi chép trong “Lễ kí hôn nghĩa”: "Thiên tử hậu lập lục cung, tam phu nhân, cửu tần, nhị thập thất thế phu, bát thập nhất ngự thê”. (Tức gồm 1 hoàng hậu, 3 vị phu nhân, 9 tần, 27 thế phu, 81 ngự thê). Nếu nói như thế thì phi tần của hoàng thượng có 121 người, ngoài ra còn có vô số cung nữ lúc nào cũng sẵn sàng có thể được hoàng đế lâm hạnh. Hậu cung người đẹp nhiều như mây, nhưng cũng chỉ để dành phục vụ một người duy nhất là hoàng thượng. Còn với hoàng thượng làm thế nào để có thể lâm hạnh hết đám mỹ nhân hùng hậu như thế?

Theo “lễ chế” thì các bậc đế vương có quyền lâm hạnh tất cả các cung nữ trong hậu cung nhưng có nghĩa vụ phải lâm hạnh định kỳ tất cả 121 các phi tần. Xem ra để hoàn thành nhiệm vụ này đối với hoàng đế là điều không dễ dàng và nhẹ nhàng gì. Nếu hoàng đế mới kế vị sẽ biên chế đầy đủ 121 cung tần ở hậu cung. Nếu chẳng may có nàng nào qua đời thì sẽ được bổ sung người khác vào vị trí đó mà không để trống. Đám cung nữ phi tần lần lượt sẽ có người bước vào tuổi 50 thì chế độ thị tẩm sẽ thế nào?

So phan that su cua nhung phi tan, cung nu ben canh hoang de

Ảnh minh họa. 

Ngoài hoàng hậu và 3 vị phu nhân ra thì những cung phi ngoài 50 tuổi không được phép tiến ngự. Đây cũng là một thực tế đau lòng, hồng nhan chưa nhạt ân tình đã đoạn, nhan sắc chưa phai nhưng hoàng thượng đã không còn mặn mà, tình nghĩa. Một điều quan trọng nữa có lẽ do phụ nữ khi đã đến ngưỡng50 tuổikhả năng sinh lý đã kémnên không được hoàng thượng sủng hạnh.

Số 117 phi tần còn lại khi đến 50 tuổi sẽphải thay thế bằng người mới,nhưng cho dù thay thế bằng hình thức nào thì số người 121 người không thay đổi.

Cuộc sống nhàn hạ nhưng sự cô đơn giống như thuốc độc. Phụ nữ trong cung thường lấy việc hút thuốc, đánh bài, thêu thùa để giết thời gian.

Hậu cung cũng là nơi cực kỳ coi trọng địa vị, không phải nào ở đây cũng sống xa hoa và được coi trọng. Địa vị không giống nhau, đến khẩu phần ăn mỗi ngày cũng có sự khác biệt lớn.

Trong cung, từ hoàng thái hậu tới nữ quan, lượng rau quả và thịt được cung cấp mỗi ngày đều không giống nhau. Thời nhà Thanh, hoàng quý phi được chia 6 kg thịt lợn, trong khi quý phi được 4,9 kg, phi được 4,5 kg, thiếp chỉ được 3,4 kg. Rau củ như cà tím, hoàng quý phi sẽ được 10 quả, quý phi và phi được 8.

Chung thân dang dở

Khi vào cung họ mới 16 tuổi, đến khi đã 60 tuổi, xuân sắc qua đi, hồng nhan phai nhạt, họ lại làm phận ni cô, bầu bạn với ngọn đèn vàng và những cuốn sách cổ trong am, miếu, sống những tháng ngày còn lại trong lạnh lẽo.

Cũng có một số cung nữ già bị điều tới lăng mộ của tiên hoàng để đèn nhang hàng ngày, kết thúc quãng đời đau khổ của mình. Khi chết đi,họ bị chôn chung ở phần mộ của các cung nữ có tên "Dã Cô Lạc" hoặc "Cung Nhân Tà". Thậm chí, nhiều còn không có đất để chôn,xác của họ được đốt và vứt xuống giếng trong cung.

Một số triều đại có ngoại lệ, cho phép cung nữ xuất cung khi mãn hạn. Như triều Thanh quy định, cung nữ làm việc tròn 10 năm thì có thể được xuất cung, tự do cưới chồng. Ngoài ra, một vài triều đại còn có thả cung nữ sau khi hoàng đế băng hà, như thời nhà Đường. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới