'Người đi trong bão lũ': Kinh nghiệm quý giá trong phòng chống thiên tai

Cuốn sách “Người đi trong bão lũ'” viết về những kinh nghiệm quý giá trong hoạt động phòng chống thiên tai của nguyên Bộ trưởng Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ.

Ông Lê Huy Ngọ nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương (nay là Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT), Đại biểu Quốc hội khóa X, khóa XI.
Ông sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo ven biển tỉnh Thanh Hóa, hơn ai hết, ông hiểu sức tàn phá khủng khiếp, khốc liệt của bão lũ. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông chia sẻ, từ nhỏ, ông đã tiếp xúc, trải qua bão lụt và sớm biết sợ cảnh bão lụt. Người dân miền biển, theo nghề biển nếu không biết sợ thì mất mát lớn lắm. Và người miền biển thường rất tinh, có khi cảm giác còn chính xác hơn cả dự báo thời tiết... Những điều đó đã đi vào cuộc sống gia đình, bà con quê hương ông.
'Nguoi di trong bao lu': Kinh nghiem quy gia trong phong chong thien tai
 Cuốn sách “Người đi trong bão lũ'” viết về những kinh nghiệm quý giá trong hoạt động phòng chống thiên tai của nguyên Bộ trưởng Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ. Ảnh: nongnghiep.vn.
Trong quá trình công tác, ông cũng đã nhiều lần trực tiếp chứng kiến, chỉ đạo khắc phục những trận bão lũ lịch sử.
Khi ở Ty Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phú (nay là hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ), ông đã đối mặt với trận lũ lụt đầu tiên năm 1971. Mùa hè năm 1988, ông được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa thì 1 năm sau, Thanh Hóa bị trận bão nặng nề nhất trong lịch sử địa phương - cơn bão số 6 năm 1989.
Năm 1997, khi vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ NN&PTNT (ngày 29/9/1997) ông đã phải đương đầu với cơn bão Linda (bão số 5). Đây là một trong những cơn bão mạnh nhất ập vào Tây Nam Bộ trong 100 năm qua, gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản.
Sau bão Linda 1997 là trận “đại hồng thủy” ở miền Trung năm 1999; Đoàn công tác Trung ương do ông làm Trưởng đoàn đã vào miền Trung, trực tiếp chỉ đạo ứng cứu. Kế đó nữa là chỉ đạo chống đỉnh lũ năm 2000 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt là chiến đấu với lũ quét ở Du Tiến, Du Già phía Bắc tỉnh Hà Giang năm 2004…
Trong 10 năm công tác tại Bộ NN&PTNT với cương vị là Bộ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương, ông đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả 67 trận thiên tai khác nhau ở hầu khắp các vùng, miền của Tổ quốc. Ông được Nhân dân yêu mến gọi bằng cái tên “Bộ trưởng nông dân”, “Bộ trưởng bão lũ” 
Cuốn sách “Người đi trong bão lũ” dày hơn 200 trang, bố cục thành 3 phần: “Tầm nhìn và tư duy về phòng, chống thiên tai”; “Người đi trong bão lũ”; “Bộ trưởng của nông dân”.
Nội dung cuốn sách mang tính tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm theo nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng tựu trung đặc biệt chú trọng phương châm “tại chỗ” trong phòng và ứng phó với mọi tình huống thiên tai ngay từ đầu; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động, phối hợp tốt các lực lượng; chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả khẩn trương, hiệu quả; tinh thần trách nhiệm, sát thực tiễn, gắn bó với dân, không quản khó khăn, hiểm nguy của cán bộ lãnh đạo các cấp... Đây là những kinh nghiệm, bài học vô cùng quý giá vẫn đang tiếp tục được quán triệt và thực hiện.
Cuốn sách "Người đi trong bão lũ" cũng là ghi nhận sự đóng góp to lớn, có trách nhiệm của các đồng chí nguyên là lãnh đạo, cán bộ, đồng nghiệp của các cơ quan, tổ chức trung ương, địa phương, lực lượng quân đội, công an, một số nhà báo và người dân - họ là những người đã từng lăn lộn, đóng góp công sức to lớn trong công tác phòng chống thiên tai theo chức trách, nhiệm vụ được giao và cũng là tác giả các bài viết trong cuốn sách này.
Đọc cuốn sách, bạn đọc ấn tượng sâu sắc về một “chính khách” gần gũi, giản dị hết mực trong cuộc sống thường nhật, sinh hoạt hằng ngày nhưng quyết liệt, tâm huyết, trách nhiệm với công việc, không ngại khó, ngại khổ. Đặc biệt là tầm nhìn và tư duy về phòng, chống thiên tai của người “Bộ trưởng nông dân”, “Bộ trưởng bão lụt”. Đó là những kinh nghiệm, bài học vô cùng quý giá. Cuốn sách được giới thiệu và ra mắt bạn đọc vào tháng 4/2023.

Sập cầu Phong Châu - Phú Thọ, chưa rõ thiệt hại

Theo lãnh đạo huyện, hiện chưa xác định được thiệt hại về người và tài sản. Do nước chảy xiết, lực lượng chức năng đang có các biện pháp khẩn cấp tìm kiếm cứu nạn.

Sập cầu Phong Châu -  Phú Thọ, chưa rõ thiệt hại

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu

Thủ tướng giao Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ và các cơ quan liên quan triển khai công tác khắc phục hậu quả vụ sập nhịp cầu Phong Châu và mưa lũ, sạt lở.

Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.

Sập cầu Phong Châu: Hoảng hồn lời kể của nạn nhân thoát chết

"Khi rơi xuống nước, cảm giác như người và xe đã chạm gần đáy sông. Tôi lấy hết sức để bơi ngoi lên. Khi lên đến mặt nước thì dường như hết hơi...", nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu kể.

Được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện sau khi được vớt lên từ sông dưới chân cầu Phong Châu, anh Phan Trường Sơn vẫn chưa hết bàng hoàng và hoảng sợ khi nhớ lại giây phút rơi từ trên cầu Phong Châu xuống và được "hồi sinh" sau đó.
Nằm trên giường cấp cứu, anh Phan Trường Sơn kể: Khi di chuyển trên cầu, anh liên tục nghe tiếng uỳnh uỳnh phía sau. Ban đầu cứ nghĩ có xe tải trọng lớn chuẩn bị đi qua cầu, chưa kịp phản xạ quay đầu lại thì đã bị rơi xuống sông.

Đọc nhiều nhất

Tin mới