Người đi đường hoảng loạn vì móc cẩu từ trên trời rơi xuống

Móc cẩu trên công trình xây dựng tòa nhà 23 tầng bất ngờ rơi xuống đường Võ Nguyên Giáp (TP Đà Nẵng) khiến nhiều người hoảng sợ.

Ngày 2/7, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một móc cẩu rơi từ trên cao xuống đường Võ Nguyên Giáp (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), rất may không trúng người đi bên dưới nhưng khiến mặt đường lún khoảng 20 cm.
Nguoi di duong hoang loan vi moc cau tu tren troi roi xuong
Móc cẩu rơi từ độ cao hàng chục mét xuống lòng đường. Ảnh: D.Chính. 
Theo ghi nhận tại hiện trường chiều 2/7, vết lún trên mặt đường do móc cẩu rơi đã được đơn vị thi công tòa nhà vá lại. Người dân địa phương cho biết vụ việc xảy ra 3 hôm trước.
"Lúc móc cẩu rơi xuống gây tiếng động mạnh, nhiều người đi đường vô cùng hoảng sợ", một bảo vệ nhà hàng chứng kiến vụ việc kể.
Công trình đang thi công trên thuộc dự án khách sạn 4 sao Liberty Central Đà Nẵng do Công ty TNHH MTV Phạm Ngân Nhi làm chủ đầu tư, khởi công vào tháng 5/2017. Công ty cổ phần Kỹ thuật xây dựng Dinco là nhà thầu thi công.
Dự án trên tọa lạc tại số 1-2 đường Võ Nguyên Giáp giao Loseby (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) với quy mô 3 tầng hầm, 23 tầng nổi.
Nguoi di duong hoang loan vi moc cau tu tren troi roi xuong-Hinh-2
Vị trí móc cẩu rơi từ dự án khách sạn 4 sao Liberty Central Đà Nẵng xuống đường Võ Nguyên Giáp giao Loseby (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà). Ảnh: Tiến Đạt. 
Ông Huỳnh Văn Bảy, Đội trưởng Quy tắc đô thị quận Sơn Trà (Đà Nẵng), cho biết sau khi nhận thông tin, đơn vị đang tiến hành kiểm tra, xử lý. “Sáng nay chúng tôi đã làm việc với chủ công trình và yêu cầu cung cấp các hồ sơ liên quan để xử lý”, ông Bảy nói.
Đại diện nhà thầu Dinco cho biết trong lúc vận hành, người điều khiển cần cẩu không quan sát làm móc cẩu va chạm vào cần cẩu dẫn đến sự cố.
Công ty này cũng cho hay đã báo cáo sự cố lên cơ quan chức năng và ra quyết định đình chỉ công việc của người lái cẩu 6 tháng, kỷ luật ban chỉ huy công trình.
Nguoi di duong hoang loan vi moc cau tu tren troi roi xuong-Hinh-3
 Nơi xảy ra sự cố. Ảnh: Google Maps.

Đang đi đường tử nạn vì vật liệu công trình rơi trúng

Vụ tại nạn xảy ra vào khoảng 8h ngày 25/1, tại công trường tòa nhà chung cư Học viện Quân y của Công ty 36.68 thuộc Tổng Công ty 36 (Bộ Quốc Phòng) có địa chỉ tại tổ 8 - phường Phúc La - quận Hà Đông - Hà Nội. Nạn nhân được xác định là anh Đỗ Đại Hiệp (20 tuổi) là một người dân sống trong khu tổ dân phố kể trên. Nạn nhân Hiệp đang là sinh viên năm thứ 2 của một trường cao đẳng trên địa bàn.

Hiện trường vụ tai nạn
 Hiện trường vụ tai nạn

Dân khổ vì canh giữ hòn đá chỉ điểm kho báu bí ẩn

Câu chuyện bí ẩn về tảng đá khắc kí tự lạ và kho báu của người Chăm để lại khiến kẻ gần người xa đổ xô đến kiếm tìm...

Câu chuyện bí ẩn về kho báu người Chăm
Người dân thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai) gọi hòn đá có khắc kí tự lạ tại thôn mình là “hòn đá chữ”. Cách gọi này được truyền từ đời cha ông và đến nay vẫn được dùng bởi nó vẫn còn quá bí ẩn. Mỗi khi có khách lạ tìm đến hỏi về hòn đá chữ, cả thôn lại xôn xao. Chỉ cần ai đó có ý định đập phá hoặc đưa hòn đá về làm tài sản thì tức khắc bị dân làng ngăn chặn. Dân làng làm vậy chẳng phải để chiếm giữ kho báu mà bởi họ muốn giữ gìn một di vật gắn với cha ông và bằng chứng lịch sử của vùng đất.
Ngay trên triền đồi có một cánh đồng mía trải dài bạt ngàn. Giữa cánh đồng mía cao phủ đầu người là một mảnh đất hoang và giữa mảnh đất um tùm cây bụi ấy là hòn đá chữ. Tảng đá trông rất bình thường, cao khoảng 2m, chân rộng 1,5m, thu nhỏ dần về phía đỉnh. Điều đặc biệt là cả 2 mặt đá đều có những dòng chữ lạ chằng chịt trông như chữ Chăm cổ được khắc chìm. Bên mặt lớn của tảng đá có 8 dòng chữ, mặt nhỏ có 3 dòng.
Ông Võ Xuân Thành - trưởng thôn Tư Lương kể: Thôn Tư Lương được thành lập từ năm 1959 dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, gốc gác của những người đi khai hoang đều từ tỉnh Bình Định. Ngay từ những ngày đầu khai hoang vỡ đất, các cụ đã phát hiện ra hòn đá lạ với những dòng chữ bí ẩn nên không ai dám đập phá. Ngay cả khoảnh đất xung quanh cũng được giữ lại để cây dại bao bọc hòn đá.
Không ai lý giải được ý nghĩa của dòng chữ nên một thời gian dài dân làng tỏ ra hoang mang pha lẫn tò mò. Bao nhiêu giải thuyết và những lời đồn đại vô căn cứ xuất hiện. Trong số đó có một câu chuyện khiến nhiều người tin là thật. Chuyện kể rằng, vùng đất thôn Tư Lương trước đây là của người Chăm sinh sống. Khi đất nước suy vong, người Chăm đành phải rời bỏ làng mạc nhà cửa, xuôi xuống phía nam. Trước khi đi, họ cất giấu kho báu, đánh dấu bằng hòn đá có khắc chữ và hi vọng có ngày trở về tìm lại.
Cũng theo lời kể, người Chăm đã chôn một đứa bé cùng vàng bạc châu báu để nó canh giữ kho báu. Hòn đá có sức nặng cả tấn được dùng trấn kín miệng hang và dùng ngôn ngữ Chăm để ghi lại. Những bậc cao niên cho rằng muốn tìm được kho báu thì phải đào xung quanh tảng đá để tìm ra miệng hang. Vì vậy, từ khoảng 15 năm trước, nhiều dòng người đã đổ xô lên đây, đào bới tìm kiếm. Song, càng đào họ càng chỉ thấy đất đá trơ trơ chứ chẳng có một mẩu vàng nào nên thất vọng ra về.
Xung quanh chân tảng đá bị đào khoét để tìm kho báu.
 Xung quanh chân tảng đá bị đào khoét để tìm kho báu.  

Đổ xô tìm kiếm kho báu

Cùng có lòng tham và mơ mộng hão huyền, biết bao người đã lặn lội tìm đến với hi vọng thấy được kho báu. Không hiểu những dòng chữ lạ muốn nói điều gì, song họ vẫn vác cuốc, xẻng đào bới xung quanh tảng đá. Khi chẳng tìm thấy gì, nhiều người còn đào bới tung lung, kiếm tìm vận may ở nương rẫy bốn phía, song đều ra về tay không. Người dân Tư Lương bao năm chứng kiến cảnh hết nhóm người này thất vọng ra về, nhóm người khác lại dắt nhau tìm đến, kho báu thì chẳng thấy đâu còn ruộng đồng bị dẫm phá.

Ông Thành cho biết, trước đây viên đá chỉ cao hơn 1m so với mặt đất. Vì hình dáng to dần về phía chân nên lúc ấy hòn đá nhìn nhỏ nhắn. Về sau, do nhiều người đào sâu xuống tìm kho báu nên tảng đá có chiều cao như bây giờ. Một số thanh niên còn đập vào đỉnh phiến đá khiến hình thù của nó mới thay đổi như ngày nay. Tuy nhiên, cũng có nhiều lời đồn cho rằng tảng đá đang biến đổi, cao lớn dần theo thời gian. Nó lớn là để che chắn, bảo vệ kho báu của người Chăm khỏi bị xâm phạm.

Ông Trần Xuân Thái - phó thôn Tư Lương cho biết, cách đây khoảng 10 năm có một đoàn người đến thôn để tìm hiểu về hòn đá chữ. Những người này sau khi xem xét những dòng kí tự lạ đã xác định được hai địa điểm bí ẩn ở khu vực lân cận. Họ biết chính xác được rằng cách 2km về phía nam có một tảng đá hình mui rùa. Trên lưng tảng đá có một dấu chân người bí ẩn. Theo lời truyền thì đây là dấu chân của Cao Biền, một viên tướng nhà Đường (Trung Quốc) ngày xưa. Cách hòn đá về phía tây có một cái giếng cổ được cho là của người Chăm. Tuy nhiên năm 1974 nó đã bị máy ủi san lấp phục vụ việc khai hoang.

Câu chuyện của nhóm người lạ mặt càng khiến những lời đồn thổi về kho báu, mà hòn đá chữ chính là tấm bản đồ chỉ dẫn, bay xa. Song dù xục xạo tìm kiếm vẫn không một ai tìm thấy kho báu như đồn đại.

Ông Võ Xuân Thành kể lại chuyện về hòn đá chữ.
 Ông Võ Xuân Thành kể lại chuyện về hòn đá chữ.  

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.