Người đặt tên Việt Nam vào bản đồ mạng lưới đột quỵ thế giới

Đã có lúc, PGS Nguyễn Huy Thắng bị xem là "người điên" khi bán đất để lấy tiền đi học ở Mỹ và từ chối mức lương hàng trăm triệu để làm việc tại 1 bệnh viện công

Người đặt tên Việt Nam vào bản đồ mạng lưới đột quỵ thế giới

Người Việt Nam đầu tiên được vinh danh tại Hội đột quỵ thế giới

PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng là một trong 6 bác sĩ trên thế giới vừa được Hội đột quỵ thế giới vinh danh với giải cống hiến, dành cho cá nhân hoạt động xuất sắc.

PGS Thắng là đại diện đầu tiên của Việt Nam cũng như Đông Nam Á được vinh danh. 5 cá nhân khác đoạt giải cống hiến năm nay đến từ Brazil, Ấn Độ, Chile, Mexico và Ai Cập.

“Để đạt giải thưởng cống hiến đó, không phải vì điều trị được nhiều bệnh nhân đột quỵ. Chính việc góp phần hình thành mạng lưới đột quỵ tại Việt Nam với hơn 100 đơn vị đột quỵ tại các tỉnh thành trong cả nước là yếu tố quyết định. Đó là một quá trình rất dài, với rất nhiều đồng nghiệp cùng tham gia”, PGS Thắng chia sẻ.

Nguoi dat ten Viet Nam vao ban do mang luoi dot quy the gioi

PGS Nguyễn Huy Thắng - Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115.

Anh hiện là Phó chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 tại TP.HCM. Đây cũng là trung tâm đột quỵ chuyên sâu của TP.HCM và khu vực phía Nam, tiếp nhận khoảng 20.000 bệnh nhân đột quỵ mỗi năm.

Năm 2006, sau 1 năm tu nghiệp tại trường Đại học quốc gia Singapore, bác sĩ Thắng xây dựng đơn vị đột quỵ hoàn chỉnh tại bệnh viện. Tại đây, anh áp dụng những kỹ thuật điều trị tiên tiến, lần đầu tiên tiếp cận cho bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam.

“Nhìn những bệnh nhân đang liệt, mất ý thức nhưng sau đó có thể đi lại được, nói chuyện được gần như bình thường, cảm giác của mình khó tả lắm!”.

Thế nhưng, cảm thấy vẫn chưa đủ! Năm 2007, anh đưa ra 1 quyết định vừa “điên” nhưng sáng suốt nhất trong sự nghiệp của mình: bán đất của gia đình để tham gia khóa học 2 năm về chuyên ngành đột quỵ tại Mỹ.

“Lãnh đạo bệnh viện ủng hộ đi học là mừng rồi. Về kinh phí, tôi quyết định rất nhanh, bán đất lấy tiền đi học, đưa cả gia đình sang Mỹ. Các cháu khi đó còn nhỏ, thích nghi với môi trường mới rất nhanh. Vợ tôi đã hy sinh rất lớn, là bác sĩ tim mạch, nhưng cô ấy đã nghỉ việc đi theo chồng”, anh chia sẻ.

Thời gian học tập tại Mỹ, anh đi theo các giáo sư đầu ngành đột quỵ, tham gia nhiều dự án và dần tạo được những mối quan hệ quốc tế. Đây là cơ hội không chỉ của PGS Thắng mà còn là cơ hội của y học Việt Nam.

Tại sao không ở lại Mỹ? “Nếu ở lại thì vô nghĩa lắm, vì chắc họ không cần thêm mình! Nhưng trở về, mình hy vọng sẽ tạo được những thay đổi rất lớn cho ngành đột quỵ và bệnh nhân ở quê nhà”, anh chia sẻ.

Nguoi dat ten Viet Nam vao ban do mang luoi dot quy the gioi-Hinh-2

PGS TS BS Nguyễn Huy Thắng là bác sĩ Việt Nam đầu tiên được Hội đột quỵ thế giới vinh danh.

Anh tự hào nhìn nhận những đóng góp của mình và đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhân dân 115 đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân phục hồi ngoài kỳ vọng. Đặc biệt, 2 kỹ thuật tiên tiến là thuốc tiêu sợi huyết và sử dụng dụng cụ can thiệp lấy huyết khối đã đóng vai trò quan trọng trong điều trị đột quỵ cấp tại Việt Nam.

Tính riêng 2 kỹ thuật trên, mỗi tháng có khoảng 130 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhân dân 115 được chỉ định. Trung bình mỗi năm khoảng 1.500 ca được can thiệp, chiếm tỷ lệ khoảng 40% tổng số ca trên cả nước.

Đáng mừng, thời gian từ khi bệnh nhân đột quỵ nhập viện đến khi được tiêm thuốc tiêu sợi huyết chỉ còn 40 phút, so với khuyến cáo của Hội đột quỵ Hoa Kỳ là 60 phút. Chỉ số này tiệm cận với thời gian trung bình của các trung tâm Đột quỵ lớn trên thế giới là 30 phút.

Quan sát xu hướng trên thế giới, PGS Thắng nhận thấy, muốn can thiệp nhanh và hiệu quả, phải có trung tâm chuyên sâu và hệ thống mạng lưới. Nếu không, việc di chuyển với khoảng cách quá xa có thể làm chậm trễ việc điều trị và bệnh nhân là người thiệt thòi nhất.

“Chìa khóa quan trọng nhất để làm giảm gánh nặng tàn phế và tử vong của đột quỵ chính là việc tổ chức các đơn vị đột quỵ". Từ đó, anh tập trung phát triển mạng lưới đơn vị đột quỵ tại Việt Nam.

Kỳ vọng bệnh nhân đột quỵ được can thiệp sớm và đúng

Năm 2006, Bệnh viện Nhân dân 115 là nơi duy nhất có đơn vị đột quỵ độc lập. Hiện nay, trên cả nước đã hình thành hơn 100 đơn vị, tốc độ phát triển mỗi năm từ 10-20 cơ sở. Bác sĩ Thắng và đồng nghiệp nhận trách nhiệm chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân sự.

Từ năm 2016, Hội đột quỵ Việt Nam đã đề xuất Cục Quản lý Khám chữa bệnh đưa đơn vị Đột quỵ thành một tiêu chí phân loại bệnh viện.

Cuối năm 2016, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 47, quy định việc tổ chức khám chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở y tế. Đây là cột mốc mang tính bước ngoặt để phát triển mạng lưới.

Năm 2017, Chương trình Angels đã hỗ trợ Hội đột quỵ TPHCM trong mở rộng mạng lưới, tổ chức nhiều hội thảo với sự tham gia của chuyên gia trong nước và quốc tế, cung cấp tài liệu chuẩn của Hội đột quỵ thế giới.

Nhờ đó, trong 5 năm gần đây, tốc độ hình thành các đơn vị nhanh hơn hẳn so với thời gian trước đó. Đồng thời, những đóng góp và nỗ lực của anh cũng được Angels ghi nhận.

“Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An... đều đã có Trung tâm đột quỵ. Các trung tâm này có thể điều trị tốt cho bệnh nhân trong và ngoài tỉnh, đảm bảo người bệnh được can thiệp sớm, đúng kỹ thuật.

Nếu vượt quá chuyên môn, các đơn vị vệ tinh sẽ liên hệ để chuyển lên các trung tâm lớn xử lý, theo mô hình “Mothership”, rất hiệu quả!”, PGS Nguyễn Huy Thắng tâm đắc.

Nguoi dat ten Viet Nam vao ban do mang luoi dot quy the gioi-Hinh-3

PGS Nguyễn Huy Thắng trong một hội thảo quốc tế.

Anh chia sẻ một tín hiệu tích cực, khi hiện nay bệnh nhân đột quỵ đến cấp cứu trong giờ vàng đạt 20%.Con số này thấp hơn nhiều so với những nước phát triển, nhưng đã tăng gấp đôi so với 10 năm trước.

Là một trưởng khoa tại Bệnh viện Nhân dân 115, chủ nhiệm bộ môn Thần Kinh tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đồng thời là Phó chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, quỹ thời gian của anh gần như kín đặc. Thế nhưng hàng tuần, anh vẫn đến nhiều bệnh viện, chủ trì các hội thảo, mời các chuyên gia quốc tế đến chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam.

Đó cũng là 1 phần trong bước phát triển mạng lưới hơn 100 đơn vị đột quỵ cả chiều rộng và chiều sâu, mà anh và các đồng nghiệp đang cống hiến từng ngày.

Từ chối mức lương hàng trăm triệu, anh tập trung tối đa cho bệnh nhân tại bệnh viện công lập. Đồng thời, mở ra cơ hội phục hồi cho người bệnh đột quỵ trên khắp cả nước. PGS TS Nguyễn Huy Thắng khẳng định. “Mình đã đúng khi trở về Việt Nam.”

Giáo sư “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng hỏi đáp về mọi chuyện

Thông qua bộ ba cuốn Hỏi đáp về mọi chuyện, GS. TS. NGND. Nguyễn Lân Dũng trả lời các câu hỏi trên trời dưới biển và bật mí nhiều kiến thức lý thú quanh các chủ đề khoa học tự nhiên; khoa học xã hội; sức khỏe và đời sống.

Giáo sư “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng hỏi đáp về mọi chuyện
Giao su “biet tuot” Nguyen Lan Dung hoi dap ve moi chuyen
 GS. TS. NGND. Nguyễn Lân Dũng, tác giả bộ sách Hỏi đáp về mọi chuyện, không chỉ là nhà khoa học, nhà giáo nổi tiếng, ông còn được biết đến là tác giả của nhiều cuốn sách có giá trị rất được bạn đọc yêu thích. Thông qua những cuốn sách, GS. TS. NGND. Nguyễn Lân Dũng mong muốn đem những kiến thức mà mình tích lũy được để giúp ích cho xã hội.

Sự thật ấn tượng về “Vua” vũ khí Việt Nam Trần Đại Nghĩa (kỳ 1)

Với “gia sản” vũ khí gồm đạn Bazooka, súng SKZ hay các loại bom bay... có sức công phá mạnh, gây sát thương cao, GS.VS Trần Đại Nghĩa đã tạo nên cơn địa chấn lay chuyển cục diện chiến trường thời chống Pháp và Mỹ.

Sự thật ấn tượng về “Vua” vũ khí Việt Nam Trần Đại Nghĩa (kỳ 1)

Ít ai ngờ rằng, Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa - người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam - là Chủ tịch đáng kính đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) khóa I, nhiệm kỳ 1983 - 1988.

Su that an tuong ve “Vua” vu khi Viet Nam Tran Dai Nghia (ky 1)
 Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỹ sư Trần Đại Nghĩa (phải). Ảnh tư liệu

PGS-TS Trần Thị Lý: Nhà nữ khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky

PGS.TS Trần Thị Lý, Đại học Deakin, Úc là nhà khoa học nữ Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky - Ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu.

PGS-TS Trần Thị Lý: Nhà nữ khoa học Việt đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky
Được biết, PGS.TS Trần Thị Lý (SN 1975), quê ở Quảng Trị đang công tác tại khoa Nghệ thuật và Giáo dục, thuộc trường Đại học Deakin, Australia. Cô cũng là nhà khoa học có tiếng với nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật và giảng dạy.
Năm 2019, PGS.TS Trần Thị Lý từng được tạp chí Forbes Việt Nam công bố là 1 trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. Cô cũng từng là giảng viên Đại học Huế, Việt Nam trước khi đến Australia.
PGS.TS Trần Thị Lý có nhiều nghiên cứu liên quan đến Việt Nam, đặc biệt là các nội dung đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nhìn từ phương diện quốc tế; mối tương quan giữa chương trình giáo dục đại học và thị trường lao động; khả năng làm việc của sinh viên mới tốt nghiệp; quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam...
PGS-TS Tran Thi Ly: Nha nu khoa hoc Viet dau tien nhan giai thuong Noam Chomsky
PGS.TS Trần Thị Lý (sinh năm 1975), công tác tại Khoa Nghệ thuật và Giáo dục, Đại học Deakin, Úc. Trước đó, cô từng là giảng viên của Đại học Huế. 
Trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, PGS.TS Trần Thị Lý giành được hơn 30 giải thưởng và học bổng nghiên cứu từ các hiệp hội quốc tế, quốc gia cho thành tích xuất sắc về nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. Cô cũng là nhà khoa học duy nhất của Australia trong lĩnh vực giáo dục từng được trao giải thưởng uy tín Nhà khoa học tiềm năng của Ban hỗ trợ nghiên cứu khoa học Australia.
Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Thị Lý còn tham gia khởi xướng Dự án “Trao yêu thương-nhận hạnh phúc” cùng với 3 đồng nghiệp nhằm nuôi dưỡng tình yêu đọc sách và khuyến khích văn hóa đọc, rèn luyện kỹ năng tiếng Anh, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn sách hay, cả tiếng Việt và tiếng Anh cho trẻ em nghèo vùng xa xôi của Việt Nam có một "giấc mơ đọc sách" trọn vẹn.
Ngoài nghiên cứu và viết sách về giáo dục đại học Việt Nam, PGS.TS Trần Thị Lý còn viết thêm rất nhiều quyển sách hay khác về giáo dục quốc tế.
Cũng theo báo cáo của Mạng lưới các nhà nghiên cứu Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2019, PGS.TS Trần Thị Lý còn là tác giả nữ có số lượng dự án công bố quốc tế nhiều nhất (dựa trên dữ liệu Scopus). Hồ sơ công bố của cô đặc biệt nổi bật với các dự án nghiên cứu xuyên quốc gia.
Trong 20 năm công tác, cô đã hợp tác với hơn 70 học giả và các nhà nghiên cứu Úc, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Hồng Kông, Mỹ, Anh và Hà Lan trong các dự án nghiên cứu, xin tài trợ, hợp tác xuất bản và hợp tác trình bày tại các hội thảo quốc tế. Một trong những dự án hợp tác này là Exploring Hybrid Universities in East Asia (tạm dịch: Khám phá các trường đại học tổng hợp tại Đông Nam Á).
Cái tên Trần Thị Lý không chỉ xuất hiện trên những tạp chí khoa học hàng đầu như Journal of Studies in International Education, Higher Education, mà còn lan toả tới cả các nền tảng truyền thông khoa học hàng đầu như University World News, The Conversation, Times Higher Education, góp phần giới thiệu các kết quả nghiên cứu tới công chúng. Trong đó, đáng chú ý nhất là bài viết trên The Conversation về tình trạng khó khăn của sinh viên quốc tế mới tốt nghiệp và ở lại Úc theo diện visa tạm thời trong đại dịch COVID-19. Bài viết đã thu hút hơn 210.000 lượt đọc và là một trong những phân tích đầu tiên về cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo mà nhóm sinh viên này phải đối mặt.
PGS-TS Tran Thi Ly: Nha nu khoa hoc Viet dau tien nhan giai thuong Noam Chomsky-Hinh-2
Ngoài nghiên cứu và viết sách về giáo dục đại học Việt Nam, PGS-TS Trần Thị Lý còn viết thêm rất nhiều quyển sách hay khác về giáo dục quốc tế.
Với cơ sở nghiên cứu và lý thuyết vững chắc của mình, cô đã tích cực ứng dụng những hiểu biết đó vào việc cung cấp các cố vấn chính sách cho chính phủ và các tổ chức về các chiếc lược thúc đẩy sự dịch chuyển của sinh viên quốc tế và giáo dục quốc tế. Bên cạnh đó, cô cũng tham gia tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu mới vào nghề, hỗ trợ họ trên con đường sự nghiệp giáo dục quốc tế.
Đặc biệt, vào đầu tháng 10 năm 2020, Mạng lưới STAR Scholars đã thành lập Giải thưởng Kết nối Toàn cầu mang tên A.Noam Chomsky (A. Noam Chomsky Global Connections Award) để tôn vinh sức mạnh kết nối con người và vinh danh những cá nhân có ảnh hưởng sâu sắc tới việc thúc đẩy hợp tác nghiên cứu xuyên quốc gia. Lễ công bố Giải thưởng lần đầu tiên diễn ra trực tuyến trong khuôn khổ Hội nghị STAR 2020 tại Đại học Mở Nepal, Kathmandu, ngày 9/12/2020 theo giờ Việt Nam. Và PGS.TS Trần Thị Lý trở thành nhà khoa học nữ Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky này.
Việc nhận giải thưởng Ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu vừa là một sự ghi nhận quốc tế về những đóng góp của PGS-TS Trần Thị Lý trong nghiên cứu và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, vừa là một bước tiến để cô tiếp tục thực hiện “sứ mệnh đi tiên phong” trong lan toả tinh thần kết nối, hợp tác để cùng nhau phát triển cho các tầng lớp trí thức trẻ trong nước lẫn trên toàn thế giới.
Mặc dù công tác chính tại Úc, nhưng những nỗ lực to lớn của PGS-TS Trần Thị Lý trong hợp tác quốc tế và thúc đẩy dịch chuyển quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học luôn có phần nhiều hướng về Việt Nam. Hiện tại, cô cũng đang thực hiện hai dự án do chính phủ Úc tài trợ liên quan đến Việt Nam.
Trong đó, một dự án tập trung vào phân tích tác động của hiện tượng thực tập và học tập ngắn hạn của sinh viên Úc ở Việt Nam, Nhật và Trung Quốc qua chương trình New Colombo Plan, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm xây dựng Việt Nam thành điểm đến được ưa chuộng và bền vững của sinh viên Úc, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế hóa giáo dục, trao đổi sinh viên, kinh tế và ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Úc.
Dự án thứ hai tập trung vào nghiên cứu nhu cầu đối với nguồn nhân lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, dựa trên cơ sở này cung cấp các khuyến nghị và giải pháp hỗ trợ sinh viên ở các trường đại học khu vực này nâng cao năng lực tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới