Người đàn ông suýt cụt chi do lạm dụng kháng sinh

Chủ quan khi bị thương lại lạm dụng thuốc kháng sinh, anh Trần bị nhiễm trùng nặng, suýt phải cắt cụt chi.

Anh Trần, người Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) bất ngờ phát hiện ngón chân cái của mình bị thương, nhưng không biết vết thương từ đâu, vì bận rộn nên anh đã bỏ qua. Vài ngày sau, anh Trần tình cờ phát hiện ngón chân cái bên trái của mình chuyển sang màu đen, vùng da xung quanh hơi đỏ và sưng tấy.
Khi đến Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Bắc, anh Trần đã bị sốt nhẹ, nghi ngờ là do nhiễm trùng, vết mẩn đỏ lan rộng từ ngón chân đến mắt cá chân, tình trạng nghiêm trọng.
Nguoi dan ong suyt cut chi do lam dung khang sinh
Anh Trần suýt phải cắt cụt chi vì lạm dụng thuốc kháng sinh.  
Theo bác sĩ Lý Chấn Đức, người tiếp nhận trường hợp này, anh Trần có tiền sử mắc bệnh tiểu đường đã 10 năm, vì không đau nên nhận thức về bệnh tiểu đường của anh rất thấp, khi phát hiện vết thương ở ngón chân, anh đã không băng bó, không chủ động chữa trị, không che chắn vết thương, không thấm nước khi tắm, không chủ động đi khám, và tự uống thuốc kháng sinh, cho rằng kháng sinh có thể chữa bách bệnh.
Nào ngờ, vì lạm dụng kháng sinh, anh Trần đã gặp cái kết đắng. Do vết thương của anh Trần quá nghiêm trọng nên sau khi nhập viện, các nhân viên y tế ngay lập tức lấy mủ từ vết thương, gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy vi khuẩn và tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch, đồng thời hội chẩn để đánh giá phẫu thuật.
Bác sĩ Lý Chấn Đức tiết lộ, kết quả xét nghiệm đã chứng minh rằng Acinetobacter baumannii đa kháng thuốc đã phát triển trên vết thương của anh Trần. Đó là tác dụng phụ của việc lạm dụng kháng sinh. Trường hợp nghiêm trọng có thể phải cắt cụt chi.
May mắn thay, bác sĩ phẫu thuật đã nhanh chóng sắp xếp phẫu thuật cắt bỏ vết thương cho anh Trần. Hiện, tình trạng nhiễm trùng vết thương đã được cải thiện đáng kể, anh Trần cũng giữ lại được ngón chân của mình.
Qua chuyện này, bác sĩ nhắc nhở mọi người, không lạm dụng thuốc kháng sinh, dùng thuốc cần theo lời khuyên của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh là một thành tựu quan trọng trong lịch sử y học, giúp các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn không còn gây tử vong cao. Thế nhưng, thuốc kháng sinh không theo kịp tốc độ tiến hóa của vi khuẩn, trong tương lai, nỗi sợ hãi về các bệnh nhiễm trùng không có thuốc chữa, sinh ra "siêu vi khuẩn" khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây bệnh và tử vong rất lớn.
Năm 2022, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng thông báo rằng do việc điều trị đại dịch mới, việc sử dụng kháng sinh diện rộng đã dẫn đến đến sự gia tăng vi khuẩn kháng thuốc. Vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh phải vô cùng cẩn thận.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường. 

Nguồn video: TTV

Kinh ngạc thực phẩm quen thuộc là “kháng sinh tự nhiên”, giá rẻ bèo

Dưới đây là 5 loại "thuốc kháng sinh tự nhiên" mà bạn có thể sử dụng thay cho thuốc không kê đơn.

Kinh ngac thuc pham quen thuoc la “khang sinh tu nhien”, gia re beo
Theo Times of India, thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Nhiều người sử dụng kháng sinh không đúng cách, thường dùng để điều trị các bệnh do virus như ho và cảm lạnh. Ảnh: Times of India.  

Rau diếp cá là loại kháng sinh tự nhiên, giúp chống ung thư

Theo các chuyên gia y học cổ truyền, diếp cá nguyên bản là một loại kháng sinh tự nhiên, có công dụng thanh nhiệt giải độc, bảo vệ và dưỡng gan, chống ung thư.

Diếp cá là một loại cây tương đối phổ biến ở các vùng nông thôn, nó có tên này vì mùi tanh nhàn nhạt. Thân rễ của diếp cá liên kết với nhau, có hoa nhỏ màu trắng, vị hơi tanh, khi ăn cùng một số món ăn sẽ có hương vị đặc biệt.
Trong y học cổ truyền, diếp cá luôn đóng vai trò kép là thuốc và thực phẩm, các thầy thuốc y học cổ truyền coi diếp cá như một loại kháng sinh tự nhiên. Bạn đã biết tác dụng của diếp cá chưa? Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn nâng cao khả năng miễn dịch của con người, có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt.

Tin mới