Người đàn ông sống trong 'lá phổi sắt' lâu nhất lịch sử

Mặc dù phải sống trong 'lá phổi sắt' cồng kềnh và nặng vài trăm kg nhưng người đàn ông này vẫn rất nghị lực.

Người đàn ông sống trong 'lá phổi sắt' lâu nhất lịch sử  ảnh 1

Ông Paul Alexander, đến từ bang Texas có lẽ là một trong những trường hợp bệnh nhân có một khát vọng sống mãnh liệt với những ước mơ lớn lao và truyền cảm hứng tới nhiều người. Người đàn ông 77 tuổi mắc bệnh bại liệt năm 1952, hồi tháng 3 vừa qua, Tổ chức Kỷ lục Guinness đã công nhận ông là bệnh nhân sống trong lá phổi sắt lâu nhất từ trước tới nay.

NY Post chia sẻ, ông Alexander sinh ra năm 1946, vào năm 6 tuổi, ông bị bệnh bại liệt. Căn bệnh này làm gián đoạn sự giao tiếp giữa hệ thần kinh trung ương và các cơ, các tế bào thần kinh vận động trong tủy sống bị tấn công khiến một người không thể tự thở.

Người đàn ông sống trong 'lá phổi sắt' lâu nhất lịch sử  ảnh 2

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nguy hiểm, ông đã được các bác sĩ cắt khí quản khẩn cấp và đặt vào một lá phổi sắt, đây còn gọi là máy thở được phát minh vào năm 1928 (Hiện tại không còn sản xuất từ cuối những năm 1960), từ năm đó cho tới hiện tại ông vẫn sử dụng nó để duy trì sự sống.

Medscape cho biết cơ chế hoạt động của lá phổi sắt này là máy thở áp lực kín khí, bao phủ mọi thứ trừ phần đầu, khi nó hút oxy thông qua áp suất âm, buộc phổi giãn ra để bệnh nhân có thể thở được. Trọng lượng của thiết bị này khoảng 272kg và bệnh nhân phải được buộc chặt vào bên trong. Mặc dù hiện tại máy móc công nghệ đã phát triển nhưng ông Paul Alexander vẫn thích tiếp tục sống trong lá phổi sắt của mình.

Người đàn ông sống trong 'lá phổi sắt' lâu nhất lịch sử  ảnh 3

Theo Guardian đưa tin vào năm 2020, ông Alexander bày tỏ sự quen thuộc với “con ngựa sắt cũ” của mình thay vì những chiếc máy hiện đại hơn. Theo đó, ông đã từ chối tiến hành cắt một lỗ khác trên cổ họng để phù hợp với việc lắp các thiết bị trợ thở mới hơn. Kỹ thuật thở ngắn bên ngoài lá phổi sắt được gọi là "thở ếch", sử dụng cơ cổ họng để đẩy không khí đi qua dây thanh âm giúp bệnh nhân nuốt từng ngụm oxy, đẩy nó xuống cổ họng và vào phổi.

Người đàn ông sống trong 'lá phổi sắt' lâu nhất lịch sử  ảnh 4

Không chỉ học cách tự thở mà người đàn ông đầy nghị lực còn theo đuổi ước mơ của mình, ông từng học trung học, tốt nghiệp đại học bằng luật, thậm chí hành nghề luật trong vài thập kỷ và viết hồi ký, những điều mà ông làm đã truyền cảm hứng tới rất nhiều người.

Vào năm 2021, ông Alexander cho biết trong một đoạn video phỏng vấn với truyền thông rằng ông chưa bao giờ bỏ cuộc và sẽ không bỏ cuộc. Tháng 11/2022 đã có một lời kêu gọi được thực hiện trên trang gây quỹ GoFundMe để đóng góp cho người đàn ông không may mắn.

Video: 6 cách “quét sạch” độc tố trong phổi

(Kiến Thức) - Phổi là cơ quan tiếp xúc với khá nhiều độc tố từ không khí trong cuộc sống, vậy làm gì để "quét sạch" chất độc cho cơ quan thuộc hệ hô hấp này.

Video: 6 cách “quét sạch” độc tố trong phổi
Mời quý độc giả xem clip 6 cách “quét sạch” độc tố trong phổi: Thực hiện mỗi ngày vì phổi hít phải nhiều chất bẩn - Nguồn: Youtube

Những thói quen khiến phổi chết dần chết mòn

Lá phổi là cơ quan nội tạng quan trọng hàng đầu của cơ thể, nếu phổi có vấn đề, sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là những thói quen bạn nên thay đổi để giữ cho phổi được khỏe mạnh.

Những thói quen khiến phổi chết dần chết mòn
Thời tiết chuyển sang mùa đông lạnh chính là thời điểm mà càng ngày càng nhiều người có vấn đề sức khỏe ở hệ hô hấp. Ví dụ như ho, có đờm, thở khò khè. Đặc biệt vào mùa đông, khi thời tiết thất thường hơn và nhiệt độ giảm thấp, thỉnh thoảng lại xuất hiện những luồng gió lạnh, nếu không chú ý rất dễ mắc bệnh về đường hộ hấp.

Thậm chí có nhiều người còn thường xuyên có những hành vi gây hại cho sức khỏe của phổi thì bệnh phổi có thể sẽ đến với bạn ngay trong mùa đông này mà không cần báo trước
Nhung thoi quen khien phoi chet dan chet mon

4 thói quen buổi sáng bào mòn chức năng phổi

Lá phổi là cơ quan nội tạng quan trọng hàng đầu của cơ thể, nếu phổi có vấn đề, sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là những thói quen vào buổi sáng nên bỏ sớm.

4 thói quen buổi sáng bào mòn chức năng phổi

Thời tiết chuyển sang mùa đông lạnh chính là thời điểm mà càng ngày càng nhiều người có vấn đề sức khỏe ở hệ hô hấp. Ví dụ như ho, có đờm, thở khò khè. Đặc biệt vào mùa đông, khi thời tiết thất thường hơn và nhiệt độ giảm thấp, thỉnh thoảng lại xuất hiện những luồng gió lạnh, nếu không chú ý rất dễ mắc bệnh về đường hộ hấp.

Thậm chí có nhiều người còn thường xuyên có những hành vi gây hại cho sức khỏe của phổi thì bệnh phổi có thể sẽ đến với bạn ngay trong mùa đông này mà không cần báo trước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.