Người đàn ông sống lại nhờ ghép phổi của chàng trai 20 tuổi

Từ một người nằm thoi thóp, sự sống chỉ còn tính từng ngày, anh Khương đã khoẻ mạnh trở lại, tăng thêm 6kg sau khi ghép phổi.

Người đàn ông sống lại nhờ ghép phổi của chàng trai 20 tuổi
Trưa 4/10, sau 53 ngày được ghép phổi từ người cho chết não, bệnh nhân Nguyễn Văn Khương, 38 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội đã bình phục sức khoẻ và được xuất viện.
Đây là ca ghép phổi thứ 2 tại BV Việt Đức và là bệnh nhân ghép phổi đầu tiên được xuất viện.
GS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức cho biết, trước khi được ghép phổi, bệnh nhân bị giãn toàn bộ phế quản giai đoạn cuối, nếu không ghép, bệnh nhân sẽ phải dùng máy thở và có tiên lượng sống dưới 1 năm.
Nguoi dan ong song lai nho ghep phoi cua chang trai 20 tuoi
 Anh Khương khoẻ mạnh trở lại sau gần 2 tháng ghép phổi
Ca ghép thực hiện vào ngày 12/8 vừa qua. GS cho biết, ghép phổi là một trong những kĩ thuật ghép tạng khó và phức tạp nhất với quy trình gồm hàng trăm bước.
Sau ghép phổi, việc chăm sóc và phục hồi cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn như kiểm soát nhiễm trùng phổi, chăm sóc đường hô hấp, thuốc chống thải ghép, vật lý trị liệu và nâng cao thể trạng.
Sau gần 2 tháng nằm viện, hiện anh Khương đã ổn định, ăn uống tốt. Cân nặng trước mổ chỉ có 41 kg, giờ anh đã tăng lên 47 kg.
Bà Nguyễn Thị Điển, mẹ của bệnh nhân Khương không giấu nổi xúc động, những giọt nước mắt lăn dài khi thấy con khoẻ mạnh xuất viện.
“Thực sự là tôi vô cùng xúc động. Con tôi đã được sinh ra lần thứ 2. Không biết nói gì hơn, gia đình tôi vô cùng cảm ơn các bác sĩ, cảm ơn gia đình người hiến tạng đã trao lại sự sống cho con tôi thêm lần nữa”, Bà Điển xúc động chia sẻ.
Bà Điển cho biết, từ khi được 8 tháng, anh Khương đã phải đi viện 11 ngày vì viêm phế quản, ho suyễn. Thời điểm đó cứ tiêm, uống thuốc đều là đỡ nhưng hễ trái gió trở trời, bệnh lại tái phát.
Qua từng năm, sức khoẻ anh Khương cứ kém dần. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, phổi của anh Khương giãn nặng khiến anh không thể tự thở hay đi lại, gia đình phải mua máy thở về nhà để hỗ trợ.
Khi bị bệnh, gia đình đã đưa anh chạy chữa ở nhiều nơi, nhưng đều nhận được những cái lắc đầu.
“Bác sĩ nói giờ không còn cách nào khác ghép phổi. Lúc đó thấy rất tuyệt vọng, tưởng sẽ chết. Nhưng rồi sau 5 ngày đăng ký chờ ghép tạng, con trai tôi may mắn tìm được tạng hiến của người cho chết não phù hợp và giờ đã khoẻ mạnh, ra viện. Tôi rất hạnh phúc”, bà Điển xúc động nói.
Được biết anh Khương vốn là tài xế xe taxi, hiện có 2 con trai, con lớn năm nay 15 tuổi, con trai út 9 tuổi.
Người hiến phổi cho anh Khương là nam thanh niên Nguyễn Hồng Dương, 20 tuổi, ở thôn Lương Xá, xã Kim Lương, huyện Kim Thành, Hải Dương.
Hồng Dương là con trai độc nhất của vợ chồng ông Nguyễn Văn Sang. Ngoài 40 tuổi, ông Sang mới kết hôn, sau đó may mắn sinh được Dương.
Do 2 vợ chồng thường xuyên đau yếu, mẹ Dương từng đi viện điều trị nhiều ngày nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Căn nhà dựng tạm ven sông cũng do anh em nội ngoại cùng đóng góp và đến nay vẫn chưa có sổ đỏ. Trong nhà không có gì đáng giá, đến bàn uống nước cũng không. Hàng tháng, anh em họ hàng cùng biếu gạo hỗ trợ nhà Dương.
Hoàn cảnh éo le nên niềm hy vọng lớn nhất của vợ chồng ông Sang là cậu con trai tuấn tú, trắng trẻo, cao trên 1,72m mới tròn 20 tuổi, dự định cuối năm nay sẽ đi bộ đội ở Trường Sa.
Tuy nhiên, tối 10/8, không may Dương gặp tai nạn giao thông rồi rơi vào trạng thái chết não. Để quyết định đặt bút ký vào đơn hiến tạng cho con, ông Sang đã có nhiều tiếng dằn vặt, khóc không thành tiếng.
Gia đình đã quyết định hiến tặng lại toàn bộ mô, tạng của Dương gồm tim, phổi, gan, 2 thận, 2 giác mạc và 9 gân cho y học, cứu sống ít nhất 7 người xa lạ.
Ông chỉ mong, tất cả các bệnh nhân được ghép tạng đều khoẻ mạnh vì đó chính là một phần cơ thể của con trai ông. Ông không mong họ phải cảm ơn hay nhớ đến mình.
Trước đó, ca ghép phổi đầu tiên cho nam thanh niên 17 tuổi được thực hiện ngày 12/12/2018 vẫn đang điều trị phục hồi tại bệnh viện do thể trạng bệnh nhân quá suy kiệt, khi ghép đã mắc ung thư giai đoạn cuối và suy đa tạng rất nặng.

Việt Nam thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên

Ngày 21/2, Bệnh viện 103 - Học viện Quân y đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên của Việt Nam. Bệnh nhân được ghép là cháu bé 6 tuổi.

Việt Nam thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên
Tháng 11/2016 Học viện Quân y được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ thực hiện đề tài “Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống và người cho chết não” thuộc chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chủ nhiệm đề tài là GS.TS Đỗ Quyết, giám đốc học viện.

Bệnh nhân ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên tại VN đã tự thở

Thông tin từ GS.TS Mai Hồng Bàng – Giám đốc bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau đúng 1 tháng, bệnh nhân đầu tiên được ghép phổi từ người cho chết não đã đi lại được trong phòng, rút nội khí quản, tự thở, chức năng ghép ổn định.

Bệnh nhân ghép phổi từ người cho chết não đầu tiên tại VN đã tự thở
Bệnh nhân ghép phổi từ người cho chết não trên đang trong giai đoạn tập vận động, phục hồi chức năng. Dự kiến khoảng 1 tháng nữa, bệnh nhân sẽ được xuất viện.

9 sự kiện tiêu biểu của ngành y tế trong năm 2018

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên thực hiện ghép phổi thành công và tiến hành lấy đồng thời 6 tạng từ cùng một người cho chết não để ghép cho 5 bệnh nhân;... là một sự kiện tiêu biểu ngành y tế đạt được trong năm 2018

9 sự kiện tiêu biểu của ngành y tế trong năm 2018

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.