Người đàn ông 20 năm giả chị gái đã chết để giúp mẹ chữa bệnh

Video quay một người đàn ông ăn mặc như phụ nữ trong 20 năm để giúp người mẹ vượt qua cái chết của chị gái đang khiến Trung Quốc xôn xao.

Video quay cảnh người đàn ông ở độ tuổi 50, ở Quế Lâm, Quảng Tây, mặc áo xường xám đang chăm sóc mẹ.
Trong video, người đàn ông ngồi bên mẹ già, bà nằm phía sau một chiếc xe tải nhỏ. Với mái tóc dài và trong bộ xường xám màu trắng, xanh, người đàn ông cho mẹ ăn và giúp mẹ giãn xương cốt.
Đoạn video dài 90 giây do Pear Video đăng tải trên mạng xã hội Weibo đã thu hút hơn 4,3 triệu lượt xem và được chia sẻ trên nhiều trang thông tin lớn khác.
Nguoi dan ong 20 nam gia chi gai da chet de giup me chua benh
Hình chụp từ đoạn video đăng trên mạng Weibo. Ảnh: Pear Video. 
Khi mẹ có dấu hiệu bệnh tâm thần sau cái chết của con gái, người đàn ông bắt đầu ăn mặc như phụ nữ để an ủi mẹ và cứ làm như vậy suốt 20 năm nay. Ông chia sẻ người mẹ ngay lập tức tin rằng con gái bà đã sống lại.
"Bà quá vui mừng, vậy nên tôi cứ tiếp tục làm như thế", người đàn ông giải thích, "Tôi sống như phụ nữ từ hồi đó. Tôi không có quần áo đàn ông". Người đàn ông cho biết thêm ông không quan tâm những gì người khác nghĩ, bởi ông làm điều này cho mẹ mình: "Sao tôi lại phải lo sợ người ta cười chứ?".
Trong đoạn video, người mẹ già nói về con trai: "Nó là con gái tôi. Khi con gái kia của tôi chết, nó đã trở thành con gái tôi", bà nói.
Nhiều cư dân mạng bày tỏ xúc động trước hành động của người đàn ông, ca ngợi ông là "người con hiếu thảo". "Đó là người đàn ông đích thực", một tài khoản Weibo viết. Cũng có bình luận rằng trông ông thật đẹp trong hình dáng phụ nữ.

Kỳ lạ tục khóc như đưa đám trong lễ cưới

Theo phong tục, những cô dâu dân tộc Thổ Gia ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) buộc phải khóc trong đám cưới của chính mình cho dù có thích hay không.
Được biết, tục lệ khóc trong đám cưới được phổ biến nhất vào đầu thế kỷ 17 cho tới cuối triều đại nhà Thanh vào năm 1911.

Tục lệ này được cho là có nguồn gốc trong thời kỳ Chiến quốc (472 -211 TCN) khi công chúa của nước Triệu được gả sang nước Yên. Trước khi lên đường, mẹ công chúa đã quỳ xuống chân cô khóc và dặn dò con gái trở về nhà sớm nhất có thể. Đây được cho là đám cưới khóc đầu tiên.

Mặc dù không phổ biến như trước kia nhưng vẫn có một số gia đình ở tỉnh Tứ Xuyên tây nam Trung Quốc, đặc biệt là người dân tộc Thổ Gia vẫn giữ tập tục kỳ lạ này. Là dân tộc thiểu số lớn thứ 6 tại Trung Quốc, hiện có khoảng 8 triệu người Thổ Gia đang sống ở vùng núi Wuling.

Nghi lễ khóc trong đám cưới khá đơn giản, cô dâu chỉ cần bật khóc. Nếu không khóc hoặc không thể khóc thì những hàng xóm sẽ coi rằng cô dâu không có khả năng sinh nở. Tồi tệ hơn, cô dâu thậm chí còn trở thành trò cười cho dân làng hoặc bị mẹ đánh.
 

 
 

Tục lệ này được tiến hành theo cách khác nhau tại những khu vực khác nhau của tỉnh Tứ Xuyên.

Ở phía tây, phong tục này được gọi là "Zuo Tang" (Ngồi trong lễ đường). Theo đó, cô dâu được yêu cầu ngồi trong một phòng lớn và khóc lóc. Trong suốt một tháng trước khi ngày đại hỷ diễn ra, cô gái phải tới phòng lớn mỗi đêm và khóc trong vòng một tiếng đồng hồ. Sau 10 ngày, mẹ cô dâu và hai người nữa cũng tới khóc cùng. 10 ngày tiếp nữa, bà cô dâu cũng phải tham gia nghi lễ này. Trong những ngày cuối cùng, chị/em gái cô dâu và các cô, dì đều phải tới phòng lớn để cùng khóc.

Tuy nhiên, tới lúc đó khóc không chỉ đơn thuần là nhỏ lệ mà phải khóc theo giai điệu. Ngoài bài hát "Khóc hôn nhân" truyền thống, những phụ nữ trong phòng lớn còn phải khóc một số bài hát có chủ đề ca ngợi sự siêng năng và lòng hiếu thảo.

Khóc trong đám cưới không chỉ là một nghi thức xã giao và thủ tục trong ngày cưới của người Thổ Gia mà còn là một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc thiểu số ở phía tây nam Trung Quốc này.

Theo Vietnamnet/ Odditycentral

Hiếu thảo bé gái 7 tuổi một mình chăm sóc ông bà

(Kiến Thức) - Sau khi bố qua đời, mẹ bỏ nhà đi biệt tăm, bé gái 7 tuổi trở thành “trụ cột” trong gia đình chăm sóc cho ông bà già yếu, bệnh tật.

Hieu thao be gai 7 tuoi mot minh cham soc ong ba
Năm 2015, cha của bé gái 7 tuổi Yi Miaomiao qua đời trong một vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Sau đó, mẹ của bé bỏ nhà biệt tích. Miaomiao trở thành chỗ dựa cho ông bà già yếu, bệnh tật. 
Hieu thao be gai 7 tuoi mot minh cham soc ong ba-Hinh-2
Ba người sống trong ngôi nhà nhỏ ở ngôi làng Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 
Hieu thao be gai 7 tuoi mot minh cham soc ong ba-Hinh-3
Theo China Daily, bà của Miaomiao mắc chứng bệnh tâm thần và cánh tay phải rất khó cử động. Trong khi đó, ông của bé bị bệnh về da hiếm gặp nên không thể tiếp xúc nhiều với nước, nhất là vào mùa đông. 
Hieu thao be gai 7 tuoi mot minh cham soc ong ba-Hinh-4
Chính vì vậy, cô bé Miaomiao nhỏ nhắn trở thành "trụ cột" trong gia đình, giúp ông bà làm nhiều việc nhà như gọt khoai tây, quét dọn...
Hieu thao be gai 7 tuoi mot minh cham soc ong ba-Hinh-5
hay rửa bát.
Hieu thao be gai 7 tuoi mot minh cham soc ong ba-Hinh-6
Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Miaomiao vẫn cố gắng học tập... 
Hieu thao be gai 7 tuoi mot minh cham soc ong ba-Hinh-7
 ...và là một học sinh giỏi trong trường. 
Hieu thao be gai 7 tuoi mot minh cham soc ong ba-Hinh-8
Cũng tương tự với hoàn cảnh của Miaomiao, cậu bé 7 tuổi Ou Yanglin đến từ tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) cũng phải một mình chăm sóc người cha bị liệt sau khi mẹ bỏ nhà đi. 
Hieu thao be gai 7 tuoi mot minh cham soc ong ba-Hinh-9
Bé Yanglin thường dậy từ 6 giờ sáng chuẩn bị đồ ăn cho bố trước khi đến trường. Sau khi tan học, bé vội đi nhặt rác để kiếm những đồng tiền ít ỏi. 
Hieu thao be gai 7 tuoi mot minh cham soc ong ba-Hinh-10
"Cháu không thể sống thiếu bố được", Yanglin chia sẻ. Mong muốn của bé là sẽ kiếm được tiền chữa bệnh cho cha. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.