Người dân New York hoài niệm khi bốt điện thoại công cộng bị tháo dỡ

Điện thoại công cộng đã biến mất và trở thành một phần của lịch sử nước Mỹ, đặc biệt là thành phố New York.

Người dân New York hoài niệm khi bốt điện thoại công cộng bị tháo dỡ
Nguoi dan New York hoai niem khi bot dien thoai cong cong bi thao do
Ngày 26/4/2022 tại phố Tây 101 và Đại lộ West End. 
"Sự kết thúc của một thời đại. Bốt điện thoại công cộng cuối cùng ở Quảng trường Thời đại, New York, đã bị dỡ bỏ. Không còn những giây phút loay hoay lục lọi trong túi để tìm đồng xu 'quarter dollar' (0,25 đô)", Thị trưởng quận Manhattan Mark Levine thuộc thành phố New York đã đăng dòng trạng thái lên Twitter.
Vào ngày 23/5, Thị trưởng đã ra lệnh dỡ bỏ bốt điện thoại công cộng cuối cùng dưới sự theo dõi của truyền thông. Bốt điện thoại sau đó được gửi đến Bảo tàng Thành phố New York để lưu trữ và triển lãm.
Nguoi dan New York hoai niem khi bot dien thoai cong cong bi thao do-Hinh-2
Hiện trường diễn ra sự kiện dỡ bỏ bốt điện thoại cuối cùng của New York vào ngày 23/5/2022. 
Bốt điện thoại công cộng này có 2 chiếc điện thoại, từng nằm ở góc Đại lộ số 7 và phố số 50 ở trung tâm thành phố New York, với logo quả chuông màu xanh của công ty viễn thông Bell Systems Mỹ.
Trong thời đại của điện thoại thông minh, thật khó để hình dung được tầm quan trọng của điện thoại hoạt động bằng tiền xu trong cuộc sống hàng ngày của người dân New York.
Vào đầu những năm 2000, cứ khoảng 10 mét trên một con phố, bạn có thể bắt gặp một bốt điện thoại công cộng.
Lilly Tuttle, giám đốc Bảo tàng Thành phố New York, cho biết: "New York là một thành phố đông đúc dành cho người đi bộ. Cho đến những năm 1940, ít nhất một nửa số người Mỹ sở hữu điện thoại di động. Nhưng trong quá trình du lịch hoặc đang đi ngoài đường, điện thoại công cộng là thứ thực sự cần thiết".
Các bốt điện thoại hoạt động bằng tiền xu ở Mỹ xuất hiện lần đầu tiên tại Connecticut vào năm 1880. William Gray đã phát minh ra cơ chế hoạt động bằng tiền xu và được cấp bằng sáng chế vào năm 1891. Kể từ đó, loại điện thoại này đã dần trở nên phổ biến như một dịch vụ công cộng của nhà nước.
Số lượng điện thoại công cộng cao nhất ở Mỹ là khoảng 2,6 triệu vào năm 1995. Tính đến năm 2018, ước tính vẫn có khoảng 100.000 điện thoại công cộng ở Mỹ, và khoảng 1/5 trong số đó nằm ở thành phố New York.
Myles MacLaren là một trong những người hiếu kỳ tụ tập tại Quảng trường Thời đại vào ngày phá dỡ. Lớn lên ở một khu phố gần đó vào những năm 70, những cuộc gọi mà ông từng thực hiện ở bốt điện thoại công cộng đã để lại ấn tượng vô cùng mạnh mẽ.
"Gia đình 6 người chúng tôi sống trong căn chung cư chỉ có một phòng ngủ với 2 con chó, 4 con mèo và 2 con cá vàng", Myles chia sẻ.
Khi đó, các thành viên trong gia đình hiếm khi có được không gian riêng tư, "vì vậy bốt điện thoại công cộng ở góc đường là cọng rơm cứu mạng tôi hồi cấp 3".
Nhiều câu chuyện về những đứa trẻ mồ côi, trường hợp cấp cứu y tế, tống tiền, động vật bị bỏ rơi, ví tiền bị mất và bao thuốc lá hoặc kẹo cao su... đều diễn ra tại bốt điện thoại công cộng ở New York như một minh chứng của thời gian. Khi nó biến mất, tất cả dấu ấn cũng tan biến và trở thành kỷ niệm.
Hình ảnh của chiếc bốt điện thoại công cộng đi vào trí nhớ của nhiều người thông qua phim ảnh và tin tức. Ấn tượng nhất phải kể đến phân đoạn trong phim "Siêu nhân". Nhân vật chính là phóng viên Clark Kent đã thay "đồng phục siêu nhân" trong một bốt điện thoại thu phí và hóa thân thành siêu anh hùng.
Vào những năm 1970, Công ty Điện thoại New York đã thuê 500 công nhân bảo trì để thực hiện việc kiểm tra và sửa chữa định kỳ 8.300 điện thoại trên đường phố.
Kiến trúc sư chủ nghĩa hiện đại Le Corbusier đã ca ngợi ưu điểm của kính trong một bài luận năm 1935, "Những bức tường kính đã chinh phục sự hiện đại". Bốt điện thoại công cộng những năm 1950 đã sử dụng kính để người sử dụng có thể quan sát bên ngoài và ngược lại.
Một phụ nữ gọi điện thoại công cộng từ Penn Station. Năm 1978, điện thoại công cộng Penn Station của New York là nơi bận rộn nhất nước Mỹ với trung bình 5.500 cuộc gọi mỗi tháng.
Công ty Điện thoại New York trưng bày rất nhiều điện thoại bị phá hoại bên ngoài văn phòng vào tháng 9/1984. Công ty cho biết các vụ phá hoại tăng cao vào mùa hè năm đó sau khi giá điện thoại công cộng tăng từ 0,1 đô lên 0,25 đô.
Với sự ra đời của điện thoại di động vào đầu những năm 2000 và sự đột phá phổ biến của điện thoại thông minh sau năm 2010, điện thoại công cộng có dây dần biến mất trên đường phố. Trong những năm qua, điện thoại công cộng đã dần thụt lùi sau ánh hào quang.
Năm 2014, thành phố New York bắt đầu xử lý các bốt điện thoại công cộng, và chính phủ đã trưng cầu các đề xuất để tìm ra các giải pháp thay thế mới.
Thành phố New York bắt đầu thay thế bốt điện thoại công cộng bằng LinkNYC (dự án cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra mạng lưới phủ khắp thành phố với dịch vụ Wi-Fi miễn phí) vào năm 2015.
Bốt điện tử mới được kết nối mạng 5G, cung cấp dịch vụ cuộc gọi nội hạt "liên thông New York", thậm chí còn có thể sạc điện thoại, cung cấp Wi-Fi miễn phí. Màn hình điện tử hiển thị thông tin thời tiết và tình hình giao thông được cập nhật liên tục với hình ảnh hiện trường cụ thể.
Thị trưởng Mark Levine đã viết trong một bài đăng tiếp theo trên Twitter: "Tôi đã có mặt tại đây hôm nay để nói lời 'tạm biệt' lần cuối với các bốt điện thoại công cộng được tin dùng nhất New York. Tôi sẽ không đau đáu với những khoảng khắc thực hiện cuộc gọi nhưng không thể kết nối trước đây. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng việc chứng kiến chúng biến mất khiến lòng tôi quặn thắt".
Ông kể lại những chiếc điện thoại công cộng lắm lúc bị "chập mạch". Khi muốn sử dụng, bạn phải tìm trong túi đồng xu quarter dollar (0,25 đô) và xếp hàng giữa nắng nóng đợi tới lượt.
Người New York nói đùa rằng: "Các bốt điện thoại công cộng đều đã tuyệt chủng nhưng chúng vẫn còn đó, giống như một biểu tượng văn hóa của thành phố này".

13 sự thật về thành phố New York đắt đỏ

Theo Business Insider, cư dân New York phải tốn rất nhiều tiền để sống thoải mái, giá thuê nhà đang cán mức kỷ lục và 1,5 triệu người dân thành phố đang phải sống trong nghèo đói.

13 sự thật về thành phố New York đắt đỏ
13 su that ve thanh pho New York dat do
Một số cư dân New York đang chi hàng triệu USD để sống trong các tầng hầm. "Khi giá ở thị trường xa xỉ tiếp tục giảm, các nhà phát triển muốn tối đa hóa từng m2, bao gồm cả không gian bên dưới, trong khi người mua muốn tìm kiếm một món hời trong thị trường có nguồn cung dồi dào", Stefanos Chen của New York Times bình luận. Theo Chen, một người mua đã bỏ 2,3 triệu USD để mua một căn song lập ngầm hai phòng ngủ ở Upper West Side, rộng gấp đôi căn nhà cũ tại Brooklyn. Ảnh: Shutterstock. 

"Cơn ác mộng" ở thành phố New York: COVID-19, biểu tình và chết chóc

(Kiến Thức) - Dịch COVID-19 hoành hành, các cuộc biểu tình của BLM, bạo lực và chết chóc...đang biến New York (Mỹ) trở thành "vùng cấm địa", cơn ác mộng đối với nhiều người.

"Cơn ác mộng" ở thành phố New York: COVID-19, biểu tình và chết chóc
Theo Daily Mail, số vụ giết người tăng vọt, sự hoành hành của dịch COVID-19 cùng các cuộc biểu tình của phong trào "Mạng sống người da màu cũng quan trọng" (BLM),...đang hủy hoại thành phố New York. Ảnh: Reuters.
 Theo Daily Mail, số vụ giết người tăng vọt, sự hoành hành của dịch COVID-19 cùng các cuộc biểu tình của phong trào "Mạng sống người da màu cũng quan trọng" (BLM),...đang hủy hoại thành phố New York. Ảnh: Reuters. 
Số liệu được Sở cảnh sát New York công bố cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, thành phố này xảy ra 176 vụ giết người, tăng 23% so với 143 vụ cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Reuters.
 Số liệu được Sở cảnh sát New York công bố cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020, thành phố này xảy ra 176 vụ giết người, tăng 23% so với 143 vụ cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Reuters. 
Số nạn nhân vụ xả súng tăng 51%, lên 616 người trong năm nay. Chỉ tính riêng trong tháng 6/2020, New York ghi nhận 250 vụ xả súng, so với con số 97 vào tháng 6/2019. Ảnh: Getty.
Số nạn nhân vụ xả súng tăng 51%, lên 616 người trong năm nay. Chỉ tính riêng trong tháng 6/2020, New York ghi nhận 250 vụ xả súng, so với con số 97 vào tháng 6/2019. Ảnh: Getty.  
Trước thực trạng hiện nay tại New York, nhiều người đổ lỗi cho Thị trưởng Bill de Blasio - người đã cắt 1 tỷ USD ngân sách chi tiêu của cảnh sát New York; chấm dứt chính sách kiểm tra đột xuất "stop-and-frisk",... Ảnh: Getty.
 Trước thực trạng hiện nay tại New York, nhiều người đổ lỗi cho Thị trưởng Bill de Blasio - người đã cắt 1 tỷ USD ngân sách chi tiêu của cảnh sát New York; chấm dứt chính sách kiểm tra đột xuất "stop-and-frisk",... Ảnh: Getty. 
Thị trưởng de Blasio cũng đã đưa ra các cải cách tư pháp hình sự, bao gồm những thay đổi cho phép hàng chục tội danh được bảo lãnh. Điều này có nghĩa là những đối tượng có hành vi bạo lực bị bắt giữ có thể được phóng thích trên đường phố. Ảnh: Getty.
Thị trưởng de Blasio cũng đã đưa ra các cải cách tư pháp hình sự, bao gồm những thay đổi cho phép hàng chục tội danh được bảo lãnh. Điều này có nghĩa là những đối tượng có hành vi bạo lực bị bắt giữ có thể được phóng thích trên đường phố. Ảnh: Getty.  
Trong khi đó, nhiều khu vực của Manhattan, bắt đầu trở nên giống với một "thị trấn ma" kể từ khi 500.000 cư dân thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có "tháo chạy" khỏi New York giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020. Được biết, bang New York là nơi có số người tử vong vì COVID-19 cao nhất nước Mỹ, với hơn 24.000 người chết. Ảnh: Getty.
 Trong khi đó, nhiều khu vực của Manhattan, bắt đầu trở nên giống với một "thị trấn ma" kể từ khi 500.000 cư dân thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có "tháo chạy" khỏi New York giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020. Được biết, bang New York là nơi có số người tử vong vì COVID-19 cao nhất nước Mỹ, với hơn 24.000 người chết. Ảnh: Getty. 
Đường phố từng tấp nập du khách nay trở nên trống vắng. Nhiều cửa hiệu, nhà hàng được gia cố cẩn thận để chống lại nạn cướp phá. Các khách sạn thì đóng cửa. Ảnh: Daily Mail.
 Đường phố từng tấp nập du khách nay trở nên trống vắng. Nhiều cửa hiệu, nhà hàng được gia cố cẩn thận để chống lại nạn cướp phá. Các khách sạn thì đóng cửa. Ảnh: Daily Mail. 
Khu vực nhà hát Broadway nằm trong bóng tối. Tàu điện ngầm, từng vận chuyển 750.000 hành khách mỗi ngày, giờ hầu hết đều vắng vẻ. Ảnh: Wikipedia.
Khu vực nhà hát Broadway nằm trong bóng tối. Tàu điện ngầm, từng vận chuyển 750.000 hành khách mỗi ngày, giờ hầu hết đều vắng vẻ. Ảnh: Wikipedia.  
Tại Quảng trường Thời đại, một vài người bán nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang, thay vì kính râm và túi xách hàng hiệu.
 Tại Quảng trường Thời đại, một vài người bán nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang, thay vì kính râm và túi xách hàng hiệu. 
"Đây là một cuộc khủng hoảng mà New York chưa từng phải đối mặt", Joel Kotkin, một người New York bản địa và đang sống ở California, nói với The Mail. Ảnh: Reuters.
"Đây là một cuộc khủng hoảng mà New York chưa từng phải đối mặt", Joel Kotkin, một người New York bản địa và đang sống ở California, nói với The Mail. Ảnh: Reuters.  
"Mọi thứ chúng tôi yêu thích ở New York - sự hối hả, nhộn nhịp, bận rộn và kỳ lạ - tất cả đã biến mất", một cư dân nói. Ảnh: Reuters.
 "Mọi thứ chúng tôi yêu thích ở New York - sự hối hả, nhộn nhịp, bận rộn và kỳ lạ - tất cả đã biến mất", một cư dân nói. Ảnh: Reuters. 
Nhưng không phải tất cả dự đoán cho tương lai của New York đều ảm đạm, đặc biệt là với những người lạc quan. Ảnh: Reuters.
 Nhưng không phải tất cả dự đoán cho tương lai của New York đều ảm đạm, đặc biệt là với những người lạc quan. Ảnh: Reuters. 
"Miễn là New York có thể duy trì thế mạnh tiềm năng, tôi cho rằng, thành phố sẽ phục hồi, chẳng hạn như về lĩnh vực kinh tế", chuyên gia quy hoạch đô thị Carl Weisbrod nhận định. Ảnh: Reuters.
 "Miễn là New York có thể duy trì thế mạnh tiềm năng, tôi cho rằng, thành phố sẽ phục hồi, chẳng hạn như về lĩnh vực kinh tế", chuyên gia quy hoạch đô thị Carl Weisbrod nhận định. Ảnh: Reuters. 

Ngày cuối tuần nhuốm máu ở New York, em bé 1 tuổi thiệt mạng

Cái chết của đứa trẻ đánh dấu thêm một ngày cuối tuần với bạo lực súng đạn ở thành phố New York, nơi số lượng các vụ xả súng vào tháng 6 và tháng 7 tăng mạnh.

Ngày cuối tuần nhuốm máu ở New York, em bé 1 tuổi thiệt mạng
Bữa tiệc ở Brooklyn vào tối chủ nhật (12/7) cũng giống như bao bữa tiệc ngoài trời khác ở thành phố New York trong đại dịch. Mọi người quây quần quanh một bếp nướng âm ỉ gần công viên vào một tối mùa hè ấm áp. Nhóm cũng bao gồm một cậu bé 1 tuổi đang ngồi bên trong xe đẩy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.