Người dân Donetsk lo lắng về tương lai sau trưng cầu dân ý

(Kiến Thức) - Không có cảnh ăn mừng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý như ở Crimea, thay vào đó người dân Donetsk băn khoăn về tương lai bất định nơi đây.

Người dân Donetsk lo lắng về tương lai sau trưng cầu dân ý
Dường như, các con phố trung tâm của thành phố miền đông Ukraine này bao trùm bầu không khí ảm đạm và yên tĩnh đến “kỳ lạ”. Không có ăn mừng, không có những cuộc vui chơi thâu đêm suốt sáng tại đây sau ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự chủ khu vực (hôm 11/5). Đâu đó, các cư dân Donetsk chỉ cảm nhận được sự mập mờ về tương lai của họ cũng như một nỗi tức giận kéo dài đối với các lãnh đạo ở Kiev.
Trong khi đón cô con gái nhỏ từ trường họ trở về, cư dân Donetsk, anh Dmytro Boyko cho tờ AFP biết, nhiều người ở Donetsk đã “sợ hãi bởi những gì đã diễn ra và cả tương lai mờ mịt trước mắt họ”.
Đường phố Donetsk bình yên "kỳ lạ" sau cuộc trưng cầu dân ý 11/5.
 Đường phố Donetsk bình yên "kỳ lạ" sau cuộc trưng cầu dân ý 11/5.
“Chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra và cả về vấn đề ai sẽ lãnh đạo bọn tôi trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, chúng tôi cũng không thể đứng nhìn và không làm gì cả”, người tài xế 36 tuổi này nói.
Đồng thời, anh Boyko cũng đổ lỗi cho các lãnh đạo Kiev trước tình hình bất ổn gần đây ở đất nước mình, khiến Ukraine có nguy cơ rơi vào một cuộc nội chiến.
“Chính phủ mới đã quyết định sai lầm và đối xử với chúng tôi một cách tồi tệ. Đó là một sự xấu hổ bởi vì sau tất cả điều đó, mọi thứ leo thang nhanh chóng”, anh nói.
Khi được hỏi về cảm nhận trước cuộc trưng cầu dân ý ở địa phương hôm 11/5, anh Boyko bộc bạch: “Cuộc trưng cầu là cách duy nhất để chúng tôi thể hiện sự bất đồng với các giới chức trách Kiev”.
Theo kết quả chính thức của cuộc trưng cầu ở Donetsk với 4,7 triệu dân sinh sống hôm 11/5, gần 90% cử tri bỏ phiếu ủng hộ nền độc lập khu vực.
Dường như, cuộc trưng cầu này diễn ra một cách khá lộn xộn vì thiếu thốn về nhiều mặt. Đơn cử, ở thành phố cảng Mariupol với tổng số khoảng gần 500.000 dân, nhưng chỉ có 4 thùng bỏ phiếu ở đó.
Và câu hỏi lớn nhất bây giờ đối với những công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đó là họ sẽ quản lý chính quyền mới này ra sao. Ngoài vấn đề này, còn rất nhiều điều khác vẫn chưa được vạch ra.
“Tôi không thể nói chính xác những điều sẽ xảy đến trong tương lai, nhưng nó sẽ không có điều tồi tệ nào nữa. Tôi dám chắc 100% về điều đó”, giáo viên 50 tuổi Veronika nói.
Trong khi đó, một cựu nhân viên cứu hộ làm việc tại các mỏ than xin đề nghị giấu tên lại tỏ ra lạc quan hơn về vấn đề tương lai của Donetsk sau cuộc trưng cầu dân ý. “Tôi hy vọng sẽ có những chuyển biến tích cực hơn nữa trong thời gian tới”, người này cho hay.
Tuy nhiên, trên tất cả, ước vọng của người dân nơi đây là hướng về một cuộc sống yên bình. “Đối với tôi, tôi vẫn còn ở lại Ukraine, nhưng không ai biết chúng tôi sẽ đi về đâu vào ngày mai. Tôi sinh ra ở đất nước này. Con tôi, cháu tôi cũng sinh ra ở đây. Tôi chỉ muốn sống bình yên ở nơi này mà thôi”, bà Anna nói với tờ AFP.

Chi tiết về người đàn bà đẹp - quyền lực nhất Thái Lan

(Kiến Thức) - Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shiniwatra sở hữu một gương mặt... rất mỹ nhân.

Chi tiết về người đàn bà đẹp - quyền lực nhất Thái Lan
Nữ Thủ tướng của Thái Lan Yingluck Shinawatra sinh ngày 21 tháng 6 năm 1967 tại San Kamphaeng, Thái Lan. Bà là con út trong đại gia đình người Thái gốc Hoa gồm 9 anh chị em. Trong ảnh, số 2 là cựu Thủ tướng Thái Thaksin và số 8 là bà Yingluck hồi trẻ.
Nữ Thủ tướng của Thái Lan Yingluck Shinawatra sinh ngày 21 tháng 6 năm 1967 tại San Kamphaeng, Thái Lan. Bà là con út trong đại gia đình người Thái gốc Hoa gồm 9 anh chị em. Trong ảnh, số 2 là cựu Thủ tướng Thái Thaksin và số 8 là bà Yingluck hồi trẻ.
Ba chị em gái chụp ảnh cùng bố mẹ. Bà Yingluck đứng giữa.
Ba chị em gái chụp ảnh cùng bố mẹ. Bà Yingluck đứng giữa.

Trung Quốc xâm phạm vùng biển đảo Việt Nam, còn ngang ngược thách thức

(Kiến Thức) - Tuy tuyên bố 2 nước có thể giải quyết tranh chấp qua "đối thoại hòa bình", nhưng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao TQ lại ngang ngược cho rằng, khu vực đặt giàn khoan HD-981 là vùng hải phận của mình.

Trung Quốc xâm phạm vùng biển đảo Việt Nam, còn ngang ngược thách thức
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung quốc Trình Quốc Bình phát biểu vào ngày 8/5 cho biết, Việt Nam và Trung Quốc có thể giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình và sự kiện xảy ra hồi đầu tuần giữa 2 nước không phải là cuộc “đụng độ”.

Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng về phía tàu Việt Nam.
Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng về phía tàu Việt Nam.

Thế giới tưng bừng kỉ niệm 69 năm chiến thắng Phát xít

(Kiến Thức) - Một loạt các nước trên thế giới như Nga, Ukraine, Latvia hay Áo, Pháp tưng bừng tổ chức Lễ kỷ niệm lần thứ 69 quân Đồng minh chiến thắng Phát xít (9/5/1945-9/5/2014).

Thế giới tưng bừng kỉ niệm 69 năm chiến thắng Phát xít
Ngày hôm nay, nước Nga và một số nước khác trên thế giới long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Phát xít trong Chiến tranh Thế giới 2. Trong ảnh, Tổng thống Putin và các quan chức cấp cao của Nga tham dự lễ duyệt binh quy mô lớn ở Quảng trường Đỏ.
 Ngày hôm nay, nước Nga và một số nước khác trên thế giới long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Phát xít trong Chiến tranh Thế giới 2. Trong ảnh, Tổng thống Putin và các quan chức cấp cao của Nga tham dự lễ duyệt binh quy mô lớn ở Quảng trường Đỏ.
Năm nay, Nga huy động hơn 11.000 binh sĩ, 151 phương tiện quân sự, 69 máy bay chiến đấu và trực thăng tham gia sự kiện lớn này. Theo một số quan chức, sở dĩ họ cử 69 máy bay là để làm biểu tượng cho lần kỷ niệm này.

 Năm nay, Nga huy động hơn 11.000 binh sĩ, 151 phương tiện quân sự, 69 máy bay chiến đấu và trực thăng tham gia sự kiện lớn này. Theo một số quan chức, sở dĩ họ cử 69 máy bay là để làm biểu tượng cho lần kỷ niệm này.

Trong khi đó, ở công viên Gorky, khá nhiều cựu binh từng tham gia các trận chiến chống quân phát xít hồi Chiến tranh Thế giới 2 cũng tập trung khá đông. Họ mặc quân phục và đeo những huân, huy chương của nhà nước trao tặng.
 Trong khi đó, ở công viên Gorky, khá nhiều cựu binh từng tham gia các trận chiến chống quân phát xít hồi Chiến tranh Thế giới 2 cũng tập trung khá đông. Họ mặc quân phục và đeo những huân, huy chương của nhà nước trao tặng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.